Tự do tài chính | 30/12/2021
5 bước lập mục tiêu đầu tư cá nhân hữu hiệu nhất
Xác lập mục tiêu đầu tư là bước quan trọng nhất dẫn đến thành công. Khi có mục tiêu rõ ràng, chúng ta sẽ biết bản thân nên làm gì để đạt được nó. Vậy làm thế nào để xác lập mục tiêu cho cá nhân khi đi đầu tư? Mục tiêu thế nào là phù hợp? Làm thế nào để đạt được mục tiêu đó? Trong bài viết dưới đây, DNSE sẽ bật mí cho bạn những kiến thức về chủ đề này. Cùng với đó là những hướng dẫn giúp bạn cách xác lập mục tiêu đầu tư cá nhân hữu hiệu nhất.
Mục tiêu đầu tư cá nhân là gì?
Mục tiêu đầu tư cá nhân là đích đến mà nhà đầu tư đã đặt ra trước và trong khi đầu tư. Sau đó, họ sẽ thực hiện các hành động để cố gắng đạt được nó.
Mối nhà đầu tư sẽ có những mục tiêu cụ thể khác nhau, trong ngắn và dài hạn. Nhưng nhìn chung đích đến đều là lợi nhuận.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, bạn cần phải xác lập một hệ thống kế hoạch cụ thể. Sau đó dựa vào nỗ lực và kiến thức của bản thân để thực hiện nó.
Mục tiêu đầu tư dài hạn
Đầu tư dài hạn là hình thức bỏ tiền vào các kênh như chứng khoán, bất động sản, vàng,… Và thời gian của chiến dịch đầu tư này thường dài hơn 3 năm. Mục đích chính của nó là sinh lời và mang đến lợi nhuận siêu hấp dẫn trong tương lai. Kênh đầu tư dài hạn thường khá an toàn, không mất nhiều thời gian quan sát thị trường.
Mục tiêu đầu tư ngắn hạn
Đầu tư ngắn hạn phù hợp với nhà đầu tư thích hoạt động sôi nổi trên thị trường. Mục tiêu hướng đến là sinh lời trong thời gian ngắn dưới 1 năm, thậm chí là 1 đến 2 tháng. Qua đó tận dụng tối đa lãi suất kép để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc đầu tư ngắn hạn thường có nhiều rủi ro hơn dài hạn. Vì thế, nhà đầu tư cũng cần lưu ý hơn khi bỏ tiền vào đây.
Về cơ bản, mục tiêu chung của đầu tư cá nhân đều là tối đa hóa lợi nhuận. Dù dưới bất kỳ hình thức nào thì lợi nhuận cũng là mục tiêu hàng đầu.
5 bước xác định mục tiêu đầu tư cho người mới bắt đầu
Bằng cách trả lời những câu hỏi, bạn sẽ có thể đặt mục tiêu đầu tư phù hợp nhất cho mình. Cụ thể, những câu hỏi bạn cần giải đáp như sau:
- Tình hình tài chính hiện nay của bạn thế nào?
- Bạn sử dụng bao nhiêu tiền để đầu tư?
- Bạn dự định đầu tư trong bao lâu?
- Kế hoạch sử dụng vốn như thế nào?
- Bạn muốn đạt được gì sau tất cả?
Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính trước khi xác định mục tiêu đầu tư
Ở bước này, bạn cần liệt kê ra tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu mỗi tháng. Thu nhập bao gồm các khoản lương, thưởng, thu nhập ngoài (nếu có). Chi tiêu gồm các khoản phải chi cố định mỗi tháng như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, ăn uống. Thêm một khoản cho các chi tiết không thiết yếu. Qua đó, bạn sẽ đánh giá được năng lực tài chính cá nhân hiện nay của mình ở mức độ nào. Cùng với đó, bạn sẽ biết được số tiền bạn có thể chi ra để đầu tư là bao nhiêu. Nhờ vậy bạn sẽ biết mình nên bỏ tiền vào kênh đầu tư vào, phân bố chúng ra sao.
Khi đã vạch ra tình hình tài chính hiện tại của cá nhân, ban cũng đừng quên thắt chặt các khoản chi tiêu không cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thêm một khoản kha khá để đầu tư đấy.
Bước 2: Sử dụng bao nhiêu tiền để đầu tư
Sau khi hoàn thành bước 1, bạn đã tính toán được số tiền dư ra mỗi tháng của mình. Như vậy, với số tiền bạn đang có nhờ vào tiết kiệm/ vay mượn/ xin bố mẹ. Bạn sẽ bỏ ra bao nhiêu để đầu tư. Xác định nguồn vốn ban đầu là bao nhiêu sẽ giúp bạn có thể lựa chọn một kênh đầu tư phù hợp. Cùng với đó, bạn sẽ có phương án sử dụng tiền đầu tư hợp lý. Ví dụ, bạn có 100 triệu đồng, bạn sẽ đầu tư vào những kênh yêu cầu ít vốn như chứng khoán. Nhưng nếu bạn có 300 đến 500 triệu, bạn có thể cân nhắc đến những kênh đầu tư cao cấp hơn như bất động sản.
Bước 3: Đặt ra thời gian đầu tư
Bạn cần phải đặt ra ngay từ đầu sẽ tham gia đầu tư trong bao lâu. Trong khoảng thời gian này bạn sẽ kiếm được bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Như vậy, bạn sẽ có kế hoạch sử dụng hợp lý nhất. Và tiến độ đầu tư của bạn sẽ luôn được đảm bảo. Cùng với đó, khoảng thời gian đầu tư nhất định giúp bạn đánh giá được kết quả của mình. Từ đó xác định được lỗ lãi chính xác với tình hình thực tế và không bị mơ hồ tài chính giữa lỗ và lãi khi đầu tư.
Bước 4: Kế hoạch sử dụng vốn
Sau khi đã hoạch định được các yếu tố tài chính và thời gian. Bạn cần lên kế hoạch sử dụng vốn ngay lập tức. Quy tắc đầu tiên của bước này là đa dạng hóa danh mục đầu tư. Hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình để tìm kiếm thêm lợi nhuận cũng như giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư. Một kế hoạch sử dụng vốn hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu hay không. Vì vậy, hãy dành thời gian lên kế hoạch sử dụng vốn thông minh, phù hợp với mình nhé.
Bước 5: Mục tiêu cuối cùng
Bốn bước trên của bạn đều nhắm tới một mục tiêu cuối cùng. Bạn cần phải xác định từ trước mục tiêu đầu tư của mình là gì. Đặc biệt, mục tiêu này phải phù hợp với tình hình tài chính của bạn. Như vậy bạn sẽ không bị nản chí trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên. đừng đặt mục tiêu quá thấp nhé. Điều này sẽ khiến bạn không phát huy được toàn bộ năng lực của mình.
Những lưu ý giúp bạn dễ dàng đạt mục tiêu đầu tư hơn
Đầu tư là lĩnh vực luôn tồn tại song song cả cơ hội và rủi ro. Bởi vậy, trong quá trình thực hiện mục tiêu đã đề ra, việc gặp phải biến cố là điều khó tránh khỏi. Vậy nên làm thế nào để bạn dễ dàng đạt mục tiêu hơn? Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây:
- Chuẩn bị tâm lý chấp nhận rủi ro: Việc sẵn sàng chấp nhận rủi ro sẽ giúp bạn thoải mái hơn trước biến động của thị trường. Ngay cả khi bị thua lỗ, bạn cùng có thể vui vẻ tìm kiếm cơ hội mới thay vì mãi ôm tiếc nuối vì thương vụ đầu tư đã qua.
- Kiên định với thị trường: Thị trường luôn luôn biến động từng ngày, từng giờ. Vì vậy, là một nhà đầu tư, bạn cần phải kiên định với các quyết định của mình. Đặc biệt với những người lựa chọn đầu tư dài hạn. Những biến động nhỏ trên thị trường sẽ khó ảnh hưởng đến kết quả của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục thay đổi và đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác. Kết quả đầu tư sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Trong bài viết trên, DNSE đã bật mí cho bạn 5 bước xác lập mục tiêu đầu tư hiệu quả. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn thiết lập được những mục tiêu phù hợp với mình. Hãy luôn luôn nỗ lực đạt được mục tiêu đó nhé.