Chứng khoán | 09/12/2022
Bán ròng – mua ròng là gì? Tác động của việc bán ròng – mua ròng lên thị trường chứng khoán
Bán ròng – mua ròng là gì? Bán ròng là việc nhà đầu tư khối ngoại bán ra số lượng cổ phiếu nhiều hơn số lượng mua vào. Mua ròng là việc nhà đầu tư ngoại khối mua vào số lượng cổ phiếu nhiều hơn số lượng bán ra. Vậy mua ròng – bán ròng có tác động thế nào đến thị trường chứng khoán?
Bán ròng – mua ròng là gì?
Bán ròng và mua ròng là hai thuật ngữ vô cùng quen thuộc ở thị trường chứng khoán. Thuật ngữ này thường xuyên xuất hiện tại các bài viết tổng kết sau phiên giao dịch chứng khoán. Bán ròng – mua ròng được xem là một trong những chỉ báo về xu hướng thị trường.
Định nghĩa về bán ròng
Bán ròng đề cập đến tình trạng nhà đầu tư khối ngoại bán ra số lượng cổ phiếu nhiều hơn so với số lượng mua vào. Khi khối ngoại bán ròng mạnh, tâm lý chung của nhà đầu tư thường tiêu cực. Và lúc này, nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán ra mạnh làm thị trường giảm điểm.
Mua ròng là gì?
Mua ròng là việc nhà đầu tư khối ngoại mua vào số lượng cổ phiếu nhiều hơn so với số lượng bán ra. Trái ngược với bán ròng, khi khối ngoại mua ròng mạnh, tâm lý của nhà đầu tư tích cực hơn. Vì nhà đầu tư ở vị thế mua ròng sẽ được hưởng lợi khi giá của tài sản tăng lên.
Đặc trưng nổi bật của mua ròng và bán ròng
Đặc trưng của mua ròng
- Thông thường, vị thế mua ròng được thực hiện bởi các nhà đầu tư muốn giá tăng.
- Nhà đầu tư có vị thế mua ròng khi họ mua và nắm giữ chứng khoán trong dài hạn.
- Vị thế mua ròng có thể xảy ra trên nhiều khoản đầu tư. Bởi vì để đạt được mục tiêu của danh mục đầu tư, các quỹ tương hỗ thường chọn đảm nhận cả hai vị thế mua và bán. Chính vì vậy, vị thế mua ròng thường được tính bằng cách trừ giá trị thị trường của vị thế bán khỏi giá trị thị trường của vị thế mua.
- Trong một danh mục đầu tư vị thế mua ròng, giá trị thị trường vị thế mua lớn hơn bán.
- Một số quỹ tương hỗ sẽ bị hạn chế bán khống. Điều đó có nghĩa là 100% chứng khoán được mua và nắm giữ cho vị thế mua ròng hoàn toàn.
Bán ròng có đặc trưng nổi bật gì?
- Vị thế bán ròng được thực hiện bởi các nhà đầu tư mong muốn giá giảm.
- Nhà đầu tư có vị thế bán ròng khi họ có vị thế bán nhiều hơn vị thế mua trong một danh mục đầu tư nhất định.
- Ngụ ý của vị thế bán ròng là một nhà đầu tư có thể nắm giữ tài sản trong dài hạn. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn là ở vị thế bán. Đối với trường hợp này, mặc dù nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu và tin tưởng vào giá trị của những cổ phiếu đó trong dài hạn tuy nhiên vẫn muốn ở vị thế bán ròng cổ phiếu.
- Khi giá của tài sản cơ sở giảm, các nhà đầu tư sẽ có lợi ích từ vị thế bán ròng. Ngược lại, nếu giá của tài sản cơ sở tăng, vị thế bán ròng sẽ làm mất tiền.
Tác động của việc bán ròng – mua ròng có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán
Ảnh hưởng của bán ròng đối với thị trường chứng khoán
Bán ròng được xem là một tín hiệu không tốt đối với thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì khi tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tăng, tâm lý của các nhà đầu tư khác cũng bị ảnh hưởng. Điều đó tạo ra tâm lý nhà đầu tư đang rút vốn và ngần ngại không dám đầu tư tiếp. Từ đó, thị trường chứng khoán trong nước sẽ bị tăng trưởng chậm.
Tác động của việc mua ròng đến thị trường chứng khoán
- Thông thường, hoạt động mua ròng sẽ diễn ra khi có sự tình hình chứng khoán của một quốc gia có những dấu hiệu tích cực. Bởi vì những nhà đầu tư nước ngoài thấy tình hình chứng khoán lạc quan và có nhiều tiềm năng sinh lời, họ sẽ rót vốn để đầu tư vào cổ phiếu.
- Tỷ lệ mua ròng tăng mạnh đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán tăng trưởng và phát triển nhanh. Do đó, khối lượng giao dịch cũng nhờ đó tăng lên đáng kể. Đây được xem là một tín hiệu tích cực đối với thị trường chứng khoán trong nước.