Tài sản số | 28/11/2021
Blockchain là gì? Ứng dụng của Blockchain với ngành tài chính?
Trong thời đại chuyển đổi số, câu hỏi blockchain là gì đã không còn xa lạ đối với các lập trình viên và người yêu thích kỹ thuật số. Đa số nhà đầu tư biết đến blockchain qua hệ thống tiền điện tử Bitcoin. Ngày nay, blockchain đã thể hiện được sự đa nhiệm tuyệt vời của mình đối với ngành tài chính và kế toán. Đây cũng chính là trợ thủ đắc lực giúp lưu trữ thông tin tối ưu nhất mà con người đã tạo ra. Vậy, blockchain là gì? Có ý nghĩa như thế nào đối với ngành tài chính?
Blockchain là gì?
Blockchain là cơ sở dữ liệu phân cấp có chức năng lưu trữ các thông tin, được liên kết với nhau bằng mã hóa ở trong chuỗi khối. Thời gian khởi tạo được lưu trữ bên trong mỗi khối thông tin và được liên kết trước đó. Công nghệ này được ra đời nhằm phòng chống việc thay đổi dữ liệu bất hợp lý.
Với hệ thống chịu lỗi byzantine (bài toán trong khoa học máy tính về đường truyền tin cậy, bộ xử lý lỗi trong một hệ phân tán), blockchain là phương án tốt nhất đối với những việc như: Ghi lại những sự kiện, xử lý giao dịch, hồ sơ, công chứng và xác minh danh tính. Điều này giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro khi dữ liệu bị thay đổi khi giao dịch toàn cầu.
Thông tin trên blockchain không thể bị thay đổi trừ khi có sự đồng thuận của các nút hệ thống. Cho dù một phần của hệ thống bị sụp đổ, các nút khác vẫn sẽ hoạt động để bảo vệ thông tin.
Ưu điểm và nhược điểm của blockchain là gì?
Việc tạo ra một công nghệ toàn năng ở thời điểm hiện tại là không thể. Vì thế, blockchain cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm của blockchain là gì?
Blockchain giống như một cuốn sổ tay ghi chép lại toàn bộ giao dịch xảy ra trong hệ thống. Những ưu điểm của blockchain bao gồm:
- Độ chính xác của chuỗi: Blockchain được hoạt động bởi hệ thống hàng nghìn máy tính. Điều này loại bỏ hầu hết sự tham gia của con người trong quá trình xác minh giao dịch. Do đó thông tin sẽ chính xác hơn và hiếm khi xảy ra sai số thủ công.
- Giảm chi phí trong giao dịch: Blockchain loại bỏ hoàn toàn nhu cầu xác minh của bên trung gian thứ 3. Do đó, các chi phí liên quan đến công chứng, xác minh giao dịch sẽ được loại bỏ.
Ví dụ: Khi giao dịch tiền điện tử Bitcoin được vận hành bởi hệ thống blockchain, nhà đầu tư sẽ không phải mất phí cho bên môi giới giao dịch.
- Phân quyền: Khi có bất kỳ sự thay đổi nào được thêm vào blockchain, mọi máy tính vận hành sẽ đều được cập nhật blockchain để phản ánh sự thay đổi. Điều này giải quyết các vấn đề về giả mạo thông tin.
- Giao dịch nhanh chóng: Trong khi các kênh đầu tư tài chính phải mất một thời gian nhất định để hoàn tất giao dịch. Thì các giao dịch ở kênh đầu tư trong hệ thống blockchain dường như được thực hiện ngay lập tức. Điều này đặc biệt hữu ích với những giao dịch đa quốc gia.
- Giao dịch an toàn: Với các thông tin giao dịch được liên kết bên trong chuỗi khối được mã hóa vô cùng phức tạp. Điều này giúp bảo vệ các thông tin giao dịch tránh khỏi những thay đổi không rõ ràng.
Nhược điểm của blockchain là gì?
Bên cạnh những ưu điểm, blockchain cũng có những nhược điểm cần được kể đến:
- Chi phí công nghệ: Để phát triển và vận hành blockchain thì cần phải có các hệ thống máy tính làm việc 24/24. Hiển nhiên, chi phí dành cho hệ thống này là không hề nhỏ.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường: Khi các hệ thống máy tính hoạt động 24/24, nguồn năng lượng và nhiên liệu máy tính bị bào mòn một cách đáng kể. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của blockchain.
Ứng dụng trong ngành tài chính của blockchain là gì?
Đối với ngành tài chính, blockchain có những ý nghĩa nhất định bởi những ưu điểm và nhược điểm của nó.
- Giao dịch xuyên biên giới: Với tốc độ giao dịch gần như là tức thì, trong khi giao dịch quốc tế theo kiểu truyền thống mất rất nhiều thời gian. Do đó, Blockchain chính là công nghệ mà các ngân hàng trên thế giới cần nghĩ đến.
- Nền tảng tài trợ thương mại: Trong lĩnh vực tài chính, blockchain còn có nền tảng hỗ trợ thương mại. Đã có nhiều ngân hàng sử dụng blockchain để tạo nên những hợp đồng thông minh. Đồng thời tăng hiệu quả tài trợ và mở ra nhiều cơ hội mang lại doanh thu mới.
- Thanh toán bù trừ: Khả năng ghi lại chính xác dữ liệu của blockchain có thể thay thế thủ tục thanh toán và thanh toán bù trừ hiện nay. Nếu có thể áp dụng, các giao dịch sẽ được tối ưu về thời gian và công sức.
- Xác minh danh tính kỹ thuật số: Với ID hỗ trợ blockchain, các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể dễ dàng xác minh thông tin. Khi thông tin khách hàng được bảo vệ bởi blockchain, sự tin tưởng của người sử dụng đối với ngân hàng sẽ tăng đáng kể.
- Báo cáo tín dụng: Việc báo cáo tín dụng bằng máy chủ truyền thống hoàn toàn có thể xảy ra vụ việc vi phạm dữ liệu. Báo cáo tín dụng dựa trên máy chủ blockchain sẽ an toàn hơn rất nhiều.
Blockchain có chức năng liên kết các thông tin được mã hóa bên trong chuỗi khối nhằm tránh việc bị thay đổi dữ liệu bất hợp lý. Với những ưu điểm nhất định, blockchain có thể được ứng dụng vào ngành tài chính một cách tối ưu nhất. Hy vọng bài viết hôm nay giúp các bạn giải đáp được câu hỏi blockchain là gì và ứng dụng như thế nào. Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của DNSE để có thêm kiến thức về thị trường tài chính nhé!