Phân tích kỹ thuật | 11/11/2022

Bollinger Bands – Chỉ báo kỹ thuật hiệu quả trong giao dịch đầu tư!

Bollinger Bands là chỉ báo kỹ thuật mà các nhà đầu tư “F0” nên tìm hiểu. Chỉ báo kỹ thuật này không phức tạp mà độ hiệu quả còn không kém phần các chỉ báo khác. Vậy Bollinger Bands là gì? Cách tích các thông số trong Bollinger Bands ra sao? Cách sử dụng chỉ báo sẽ có trong bài viết sau đây.

Bollinger Bands là gì?

Bollinger Bands là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được dựa trên 3 đường chính là đường SMA 20 ở giữa và hai dải trên dưới với độ lệch chuẩn là tích của 2 với độ lệch chuẩn 20 ngày so với đường trung bình SMA 20 chúng ta vừa nêu. 

Người phát minh ra chỉ báo Bollinger Bands này là John Bollinger – một nhà phân tích tài chính nổi tiếng trên thế giới những năm 80 thế kỷ trước. Ông là cha đẻ của Bollinger Bands và cũng lấy tên của mình – Bollinger để đặt tên cho chỉ báo trên.

Các nhà đầu tư thường sử dụng Bollinger Bands để xác định chuyển động của nến giá và từ đó đưa ra những phán đoán về xu hướng tiếp theo của nến giá dựa vào dải Bollinger Bands.

Thông số của Bollinger Bands có ý nghĩa gì?

Bollinger Band gồm có ba phần chính cấu tạo nên:

  • Dải trên: đại diện cho vùng giá cao nhất mà nến giá đạt được trong thời gian qua. Đây cũng được xem như đường kháng cự của nến giá. 
  • Dải dưới: dải này đại diện cho vùng giá thấp của nến giá đạt được trong ngắn hạn. Dải dưới cũng được xem là vùng hỗ trợ cho nến giá. 
  • SMA 20 (ở giữa): đường trung bình động này đại diện cho mức kháng cự nếu nến giá nằm dưới SMA20; ngược lại sẽ là hỗ trợ nếu nến giá nằm trên SMA20. SMA20 đại diện cho sự chuyển động nến giá trong ngắn hạn 20 phiên gần nhất.
Cấu tạo chỉ báo Bollinger Bands
Cấu tạo chỉ báo Bollinger Bands

Ý nghĩa của dải Bollinger Bands

Dải Bollinger Bands có hai trạng thái rõ rệt dễ dàng nhận biết nhất đó chính là thu hẹp và mở rộng. Chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa về hai trạng thái này của dải Bollinger Bands.

Dải Bollinger Bands siết chặt (thu hẹp)

Trong trường hợp này khi các nến giá của biểu đồ có xu hướng biến động nhỏ nhiều nến giá sẽ hình thành xu hướng mà các dải của Bollinger Bands sẽ co lại và hình thành “nút thắt cổ chai” – một thuật ngữ dễ bắt gặp trong phân tích Bollinger Bands trong đầu tư chứng khoán hay các hình thức đầu tư khác.Khi có hiện tượng trên xảy ra, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ có những phán đoán của riêng mình về xu hướng tiếp theo của nến giá.

Dải Bollinger Bands breakout

Breakout dải băng Bollinger là tín hiệu tuyệt vời để giao dịch. Trong các trường hợp nến giá phá vỡ dải băng trên, đây sẽ là cơ hội để nhà đầu tư đặt lệnh mua. Ngược lại, khi nến giá phá vỡ dải băng dưới, đây lại là tín hiệu để nhà đầu tư cắt lỗ. 

Trong một xu hướng di chuyển của nến giá, việc phá vỡ dải băng và tăng giá phải dựa vào quá trình tích lũy (thu hẹp như ở trên). Việc dải băng thu hẹp sẽ làm dễ xảy ra các tình huống breakout hơn.

Cách tính Bollinger Bands

Công thức tính các thông số dải băng Bollinger:

  • Dải trên = SMA20 + 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày
  • Dải dưới = SMA20 – 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày
  • SMA20 = Trung bình giá đóng cửa 20 phiên gần nhất

Ưu và nhược điểm của Bollinger Bands

Ưu điểm của dải băng Bollinger

  • Các thông số đơn giản dễ hiểu
  • Hiệu quả trong giai đoạn thị trường thị trường mạnh mẽ
  • Tín hiệu tăng giảm dễ nhận biết

Nhược điểm dải băng Bollinger

  • Các tín hiệu giao dịch có độ trễ nhất định
  • Chỉ báo không hoàn toàn chính xác 

Cách sử dụng Bollinger Bands trong giao dịch

Mua giá thấp và bán giá cao

Đây là chiến lược phổ biến nhất với chỉ báo kỹ thuật này. Khi nến giá chạm dải dưới Bollinger, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua với tỷ lệ thăm dò 10-15%. Đây là tín hiệu khá tin cậy đến từ chỉ báo, qua đó nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu với giá thấp.

Sau đó, khi nến giá tăng và chạm dải băng trên, nhà đầu tư nên đặt lệnh bán trên 80% cổ phiếu để chốt lời. Khả năng cao nến giá sẽ quay đầu điều chỉnh. Tùy vào khối lượng và tâm lý thị trường chung thì nến giá có thể tăng mạnh tiếp tục và phá vỡ dải băng trên.

Bollinger Band Squeeze

Bollinger Bands Squeeze - Nút thắt cổ chai
Bollinger Bands Squeeze – Nút thắt cổ chai

Chiến lược này còn có tên gọi dễ nhớ hơn là “nút thắt cổ chai”. Đây là hiện tượng khi hai dải của Bollinger ôm trọn phần chuyển động hẹp của nến giá; nến giá lúc này chỉ chuyển động trong phạm vi giá rất hẹp. Phần này được gọi là “nút thắt cổ chai”, khả năng cao sẽ có hướng giao dịch sau pha tích lũy này.

Sau khi nút thắt bị phá vỡ, nến giá có thể breakout dải trên và tăng mạnh; nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua cổ phiếu tại đây. Ngược lại, nếu nến giá giảm và breakout dải dưới, nhà đầu tư nên đặt lệnh bán cổ phiếu. Thường sau khi kết thúc nút thắt, chuyển động giá của nến dao động trong biên độ rất lớn.

Giao dịch theo xu hướng

Kết hợp Bollinger Bands cùng xu hướng sẽ là phương án tuyệt vời cho nhà đầu tư. Trong xu thế uptrend, thị trường tăng mạnh sẽ giúp phát huy triệt để hiệu quả của dải băng Bollinger. Khi nến giá chạm dải băng dưới trong xu hướng tăng, đây là điểm mua của nhà đầu tư.

Ngược lại trong xu hướng giảm, khi nến giá chạm dải băng trên là điểm bán hợp lý cho nhà đầu tư. Lúc này, dải băng trên đại diện cho vùng kháng cự của nến giá; nhà đầu tư có thể tận dụng trong xu hướng giảm giá để tối ưu lợi nhuận.

Kết hợp Bollinger Band với các mô hình đảo chiều

Bollinger Bands kết hợp các mô hình đảo chiều
Bollinger Bands kết hợp các mô hình đảo chiều

Mô hình Dark Cloud Cover (mây đen che phủ): là mô hình đảo chiều giảm với 2 cây nến. Cây nến đầu tiên là nến tăng tạo đỉnh và nến sau giảm (giá mở cửa có thể cao hơn hoặc thấp hơn nến đầu tiên, giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa nến thứ nhất, kèm với khối lượng giao dịch cao).

Khi xuất hiện mô hình này kết hợp với nến giá chạm dải dưới Bollinger nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán vì khả năng giá giảm cao khi xuất hiện mô hình đảo chiều này.

Mô hình nến Hammer: Là mô hình nến đảo chiều tăng gồm 2 nến. Nến 1 giảm mạnh với mức giá thấp nhất trong ngày. Nến 2 là giảm trong phiên nhưng về cuối phiên xuất hiện lực cầu với khối lượng giao dịch cao. Mô hình này thường xuất hiện vào cuối chu kỳ giảm. Khi xuất hiện mô hình nến hammer và nến giá chạm dải băng dưới Bollinger, đây sẽ là điểm mua hợp lý cho nhà đầu tư. 

Kết hợp Bollinger Band với chỉ báo RSI

Bollinger Bands kết hợp RSI
Bollinger Bands kết hợp RSI

Dải băng Bollinger cùng chỉ báo RSI sẽ là sự kết hợp lý tưởng cho nhà đầu tư. RSI là chỉ số sức mạnh tương đối, tính toán mức tỷ lệ tăng và giảm trong một khoảng thời gian. Chỉ báo này thể hiện mức quá mua và quá bán của cổ phiếu.

Khi RSI ở mức trên 70 (quá mua) và nến giá chạm dải trên của Bollinger, nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán ở đây vì khả năng cao sẽ đảo chiều giảm.

Khi RSI ở dưới mức 30 (quá bán) và nến giá chạm dải dưới của Bollinger, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu vì khả năng đảo chiều tăng khá cao. 

Kết luận

Bài viết trên đã làm rõ các vấn đề về Bollinger Bands cũng như cách sử dụng một cách hiệu quả. Kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác cùng dải băng Bollinger sẽ đưa ra quyết định tối ưu cho nhà đầu tư. Hãy thường xuyên cập nhật kiến thức trên DNSE nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan