Kinh tế | 06/01/2023

Bơm tiền là gì? Vai trò của hoạt động bơm tiền đối với nền kinh tế

Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng, nhà nước sẽ thực hiện chính sách bơm tiền. Vậy bơm tiền là gì? Đối với nền kinh tế, hoạt động bơm tiền có ý nghĩa như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về chính sách này nhé!

Bơm tiền là gì?
Bơm tiền là gì?

Bơm tiền là gì?

Bơm tiền là hoạt động mà Ngân hàng trung ương cung cấp thêm tiền vào thị trường làm cho lượng tiền lưu hành tăng. Chính sách này được nhà nước áp dụng khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Khi nhà nước thực hiện chính sách bơm tiền, cung tiền sẽ tăng lên kéo theo lãi suất giảm. Chính vì vậy, người dân có thể vay tiền ở ngân hàng một cách dễ dàng hơn, kích thích những khoản vay cá nhân và vay doanh nghiệp. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Để mở rộng cung tiền, ngân hàng trung ương thường sử dụng 3 biện pháp sau:

  • Mua chứng khoán trên thị trường mở
  • Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
  • Giảm mức lãi suất chiết khấu.

Ngân hàng Trung ương cũng có thể thực hiện đồng thời cả ba biện pháp trên.

Mục đích của hoạt động bơm tiền

Mục đích của hoạt động bơm tiền
Mục đích của hoạt động bơm tiền

Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách bơm tiền. Chính sách điều chỉnh lượng cung tiền đối với nền kinh tế có tác động tích cực tới lãi suất và tổng cầu. Từ đó, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư, tăng sản lượng chung, tăng GDP.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp

Khi nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất để đáp ứng cầu thị trường tăng. Kéo theo đó là tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, khi nguồn cung tiền tăng cũng đồng nghĩa với tỷ lệ lạm phát sẽ phát sinh.

Ổn định mức giá trên thị trường

Thực hiện biện pháp bơm tiền tạo điều kiện ổn định giá cả trong nền kinh tế vĩ mô, loại bỏ biến động về giá. Các mục tiêu phát triển kinh tế cũng sẽ được nhà nước hoạch định hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, mức giá ổn định sẽ hình thành nên môi trường đầu tư ổn định và an toàn. Điều này đóng vai trò trong việc thu hút nhiều nhà đầu tư và nguồn vốn vào nền kinh tế. Tạo điều kiện, tiền đề cho nền kinh tế phát triển.

Kiểm soát lạm phát

Bơm tiền và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi mức giá tăng cao nhưng giá trị đồng tiền giảm, ngân hàng nhà nước sẽ sử dụng các công cụ nhằm ổn định giá hàng hóa và giá trị đồng tiền. Từ đó, tình trạng lạm phát cũng được kiểm soát hiệu quả.

Vai trò của hoạt động bơm tiền đối với nền kinh tế

Hoạt động bơm tiền đóng vai trò quan trọng đối với việc điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Thông qua chính sách bơm tiền, chính phủ và ngân hàng nhà nước có thể kiểm soát được hệ thống tiền tệ. Để từ đó, thực hiện những mục tiêu như kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định mức giá trên thị trường, ổn định sức mua của thị trường. Bên cạnh đó còn đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

Bơm tiền cũng chính là công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát hoạt động của toàn bộ Ngân Hàng thương mại và các Tổ chức tín dụng trên toàn quốc. 

Một số công cụ được dùng cho hoạt động bơm tiền

Những công cụ thường được sử dụng cho hoạt động bơm tiền
Những công cụ thường được sử dụng cho hoạt động bơm tiền

Lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất mà Ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay với những khoản vay đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường. Khi lãi suất chiết khấu được điều chỉnh, ngân hàng thương mại có thể điều chỉnh lượng tiền cho vay theo hướng phù hợp. Kéo theo đó là nguồn cung tiền cũng thay đổi theo.

Hạn mức tín dụng

Là công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Công vụ này nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến nền kinh tế của tổ chức tín dụng. Khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh về hạn mức tín dụng tăng, nguồn cung tiền cũng sẽ tăng.

Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc

Các ngân hàng thương mại luôn phải đảm bảo lượng tiền mặt dự trữ tối thiểu. Ngân hàng Trung ương sẽ đưa ra một tỷ lệ cụ thể cho khoản tiền dự trữ này. Đây được gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Khi Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cung tiền sẽ tăng. Từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn một cách dễ dàng hơn. 

Tỷ giá hối đoái

Hiểu một cách đơn giản, tỷ giá hối đoái là là giá trị đồng tiền của một nước được thể hiện bằng đồng tiền của một nước khác. Xét về bản chất, tỷ giá hối đoái không ảnh hưởng tới sự thay đổi lượng cung tiền. Nhưng để tăng cung tiền ngoại tệ, Ngân hàng nhà nước sẽ giảm tỷ giá hối đoái bằng cách mua vào những giấy tờ có giá của những Ngân hàng thương mại trên thị trường mở bằng ngoại tệ.

Nghiệp vụ thị trường mở

Là một công cụ của chính sách tiền tệ có liên quan đến việc mua bán các giấy tờ có giá nhằm mục đích kiểm soát lượng tiền cung ứng. Nếu ngân hàng nhà nước mua chứng khoán ở trên thị trường mở, các Ngân hàng thương mại sẽ có thêm khoản tiền dự trữ. Từ đó, lượng tiền được bơm cho nền kinh tế cũng sẽ tăng theo. 

Tái cấp vốn

Là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Khi tái cấp vốn, Ngân hàng nhà nước cũng gia tăng lượng tiền được bơm cho nền kinh tế.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan