Chứng khoán | 24/12/2024

Bong bóng dotcom – Hậu quả của việc đầu tư thiếu lý trí

Đây là giai đoạn bùng nổ của cổ phiếu công nghệ tại Mỹ cuối năm 1990, nhưng sự sụp đổ sau đó đã gây thiệt hại lớn, để lại bài học quý giá cho nhà đầu tư.

Bong bóng dotcom là gì?
Bong bóng dotcom là gì?

Bong bóng dotcom là gì?

Dotcom là tên gọi chung của các công ty công nghệ. Họ sử dụng internet nền tảng hoạt động chính phục vụ cho kinh doanh. Dotcom bắt nguồn từ phần đuôi (.com) của website các công ty này.

Xảy ra vào những năm 1990, khi thị trường chứng khoán tăng vọt. Chỉ số NASDAQ, dẫn đầu bởi các công ty công nghệ, đã tăng từ dưới 1.000 lên hơn 5.000 điểm trong giai đoạn 1995-2000.

Bong bóng dotcom xảy ra khi các công ty công nghệ bị định giá cao hơn giá trị thực, khiến nhà đầu tư và hộ gia đình đổ xô mua cổ phiếu, đẩy giá lên mức đỉnh liên tục. Lãi suất thấp tại Mỹ thời điểm đó càng thúc đẩy việc vay vốn để đầu tư. Tuy nhiên, giá trị thực của các công ty này không đáp ứng kỳ vọng, dẫn đến sự sụp đổ và khủng hoảng thị trường.

Lãi suất tiền gửi giai đoạn 1990s ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi giai đoạn 1990s ở mức thấp

Tuy nhiên, do đây chỉ là phán đoán thiếu căn cứ của nhà đầu tư nên khủng hoảng đã xảy ra sau đó. Từ năm 2001, những bong bóng được thổi phồng lên đã bắt đầu vỡ. Thị trường gấu (bear market) cũng được mở ra từ đây.

Bong bóng dotcom trong những năm 1990 tại Mỹ

Nguyên nhân sự hình thành bong bóng

Nó được hình thành từ việc đầu cơ theo xu hướng cùng sự thất bại của các công ty dotcom trong việc tạo ra lợi nhuận. 

Những năm 1990 là thời kỳ của phát triển vượt bậc của công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Nhưng chính việc thương mại hóa Internet đã khiến tốc độ tăng trưởng vốn lớn hơn bao giờ hết. Mặc dù các công ty mang tiêu chuẩn công nghệ cao, chẳng hạn như Intel, Cisco và Oracle, luôn cố gắng thúc đẩy tăng trưởng tự nhiên trong lĩnh vực công nghệ, nhưng chính các công ty dotcom mới nổi đã đẩy mạnh sự tăng trưởng trong thị trường chứng khoán từ năm 1995.

Các công ty dotcom trở thành tâm điểm thị trường
Các công ty dotcom trở thành tâm điểm thị trường

Các nhà đầu tư đổ tiền vào các công ty khởi nghiệp Internet với hy vọng họ sẽ có lãi. Nhiều nhà đầu tư và nhà đầu tư mạo hiểm đã từ bỏ cách tiếp cận thận trọng vì sợ không theo kịp thị trường. Họ tin rằng với việc internet ngày càng phổ biến thì các công ty này sẽ phất lên nhanh chóng. Nếu không nhanh chân thì họ sẽ để lỡ món hời. Hiệu ứng FOMO khiến họ bỏ qua mọi nguyên tắc của bản thân. 

Với việc thị trường vốn đổ tiền vào lĩnh vực này, các công ty khởi nghiệp cũng trong cuộc chạy đua để nhanh chóng trở nên lớn mạnh. Dù vậy, họ không có bất kỳ một công nghệ độc quyền nào. Phần lớn tiền của họ đều dành cho các hoạt động marketing để nâng cao thương hiệu.

Sự phát triển ngày càng lớn của bong bóng dotcom

Bong bóng hình thành trong 5 năm tiếp theo được nuôi dưỡng bởi tiền rẻ, việc huy động vốn dễ dàng, niềm tin quá mức của thị trường cùng tâm lý đầu cơ thuần túy. Các nhà đầu tư mạo hiểm sốt sắng tìm kiếm món hời bằng việc đầu tư vào bất kỳ công ty nào có “.com” đằng sau. Định giá dựa trên thu nhập và lợi nhuận đã hoàn toàn được bỏ qua vào thời điểm này.

Các công ty chưa có được nguồn lợi ổn định hay thậm chỉ là một sản phẩm hoàn chỉnh đã vội vàng gia nhập thị trường với các đợt IPO. Thay vì phát triển giá trị cốt lõi, họ đổ tiền vào các hoạt động động quảng bá. Điều này khiến cho hình ảnh công ty được đánh bóng và họ được lòng tin từ nhà đầu tư. Một số công ty mới thành lập đã chi tới 90% ngân sách cho quảng cáo. Sau đó, giá cổ phiếu của họ tăng gấp ba hoặc bốn lần chỉ trong một ngày. Điều này đã tạo ra một cơn sốt lớn cho các nhà đầu tư.

Trong giai đoạn này, các chỉ số chứng khoán Mỹ cũng chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc. Chỉ số NASDAQ đạt đỉnh chưa từng có trong giai đoạn những năm 2000. Kéo theo đó là đà tăng của chỉ số S&P 500. P/E trung bình của thị trường trong thời điểm này đạt mức cao kỷ lục. Con số này phản ánh kỳ vọng quá lớn của nhà đầu tư đối với thị trường, vượt quá cả giá trị thực tế.

Chỉ số NASDAQ giai đoạn 1995 - 2000
Chỉ số NASDAQ giai đoạn 1995 – 2000

Bong bóng vỡ 

Bong bóng dotcom vỡ gây ra hậu quả nghiêm trọng
Bong bóng dotcom vỡ gây ra hậu quả nghiêm trọng

Chỉ số Nasdaq đạt đỉnh vào 10/03/2000, ở mức 5.048 – gần gấp đôi so với năm trước đó. Tuy nhiên, nó không thể duy trì con số này quá lâu. Vào ngày 20/3/2000, Barron’s – một tổ chức tài chính có tiếng đã lên tiếng phản ánh thực tế tệ hại của các công ty dotcom. Họ chỉ ra rằng 51/207 cổ phiếu công nghệ sẽ sớm cạn vốn trong 12 tháng tới. Ngoài ra, ¾ số công ty này đang phải gồng gánh khoản lỗ lớn và hoàn toàn không có khả năng sinh lời trong thời gian tới.

Điều này đã mở ra cơn hoảng loạn của toàn thị trường. Giá cổ phiếu các công ty công nghệ bị giảm sút nghiêm trọng. Vốn đầu tư bắt đầu cạn kiệt, mạch máu tiền tệ của các công ty dotcom cũng tắc nghẽn. Các doanh nghiệp với vốn hóa hàng trăm triệu đô la trở nên vô giá trị trong vài tháng. Vào cuối năm 2001, phần lớn các công ty dotcom được niêm yết đều phá sản. Cùng với đó, hàng nghìn tỷ đô la vốn đầu tư cũng bốc hơi.

Ngay sau đó, chỉ số NASDAQ cũng từ bỏ thời hoàng kim của mình. Chỉ số này giảm từ đỉnh 5.048,62 điểm vào ngày 10/3/2000 xuống chỉ còn 1.139,90 điểm vào ngày 4/10/2002. Mức giảm này tương ứng với 76,81% giá trị ban đầu. Ngay cả cổ phiếu được coi là blue-chip của các công ty như Cisco, Intel cũng mất hơn 80% giá trị. Phải mất 15 năm, đến ngày 24/04/2014, chỉ số NASDAQ mới trở về giai đoạn 1995 – 2000.

Sự sụt giảm nghiêm trọng của chỉ số NASDAQ sau bong bóng
Sự sụt giảm nghiêm trọng của chỉ số NASDAQ sau bong bóng

Bong bóng cuối cùng đã vỡ. Nó khiến nhiều nhà đầu tư phải đối mặt với sự thua lỗ nặng. Cùng với đó là sự sụp đổ của nhiều công ty internet. Các công ty nổi tiếng còn sống sót sau đó bao gồm Amazon, eBay và Priceline.

Mức tăng trưởng và suy giảm đột ngột của cổ phiếu Amazon trong giai đoạn 2000s
Mức tăng trưởng và suy giảm đột ngột của cổ phiếu Amazon trong giai đoạn 2000s

Sự kiện bong bóng Dotcom là một bài học cho các nhà đầu tư khi quyết định xuống tiền.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan