Phân tích kỹ thuật | 18/08/2022

Break out là gì? Tín hiệu nhận biết thị trường break out

Break out là trường hợp giá vượt qua mức hỗ trợ hoặc kháng cự để hình thành một xu hướng mới. Đây là một tín hiệu quan trọng trong đầu tư và giao dịch. Vậy hãy cùng tìm hiểu break out là gì và cách nhận biết chúng nhé.

break out là gì
Break out là gì?

Break out là gì?

Break out còn được gọi là phá vỡ mức giá hay phá vỡ giá. Giống như tên gọi, đây là hiện tượng giá vượt qua mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự gần nhất. Break out thường xảy ra sau một sóng tăng hoặc giảm, khi đồ thị giá đang đi ngang trong một khoảng xác định.

ví dụ về break out
Ví dụ về một cây nến break out

Một phiên break out sẽ đáng tin cậy hơn nếu đi kèm với nó là khối lượng giao dịch tăng đột biến. Khi đường giá tiến sát đến ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, cả hai phe mua và bán sẽ có động thái mãnh liệt. Phe mua muốn đường giá phá vỡ sẽ liên tục mua vào, ngược lại, phe bán cho rằng giá đã đạt đỉnh sẽ bán ra. Kết phiên, nếu đường giá nằm trên mức kháng cự tức là đã break out thành công. Điều này cho thấy phe mua đã áp đảo hoàn toàn phe bán, và xu hướng sẽ đổi thành xu hướng tăng.

Chính vì trong phiên break out, hai phe mua bán cạnh tranh rất quyết liệt nên thanh khoản mới được đẩy lên cao. Vì vậy, nếu break out không đi kèm thanh khoản cao, chứng tỏ ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đấy không quá quan trọng đối với nhà đầu tư. Lúc này đường giá có thể tiếp tục xu hướng đi ngang.

Các loại break out trên thị trường chứng khoán

Break out trong ngày

Break out trong ngày, hay intraday break out là sự phá vỡ giá xảy ra trong một phiên. Trader có thể sử dụng khung đồ thị ngắn ngày (ví dụ, khung 4h) để xác định điểm cao nhất và thấp nhất trong phiên. Đây chính là mức hỗ trợ và kháng cự của đường giá. Thường thì break out trong ngày phù hợp với những ai ưa thích giao dịch ngắn hạn.

Break out tại đường hỗ trợ – kháng cự

Đây là loại break out thường thấy nhất trên thị trường. Nếu đường giá phá vỡ mức kháng cự, nó cho một tín hiệu giá đảo chiều tăng. Còn nếu đường giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, nó có thể dẫn đến một đợt sóng giảm giá. Tuy nhiên, trong một số trường hợp giá vượt qua hỗ trợ kháng cự nhưng lại không đi theo hướng kỳ vọng mà nó sẽ có xu hướng trở lại mức kháng cự. Đây gọi là phá vỡ giả, nếu đầu tư theo hướng này sẽ dẫn đến thua lỗ.

Break out thật

Đây là các tín hiệu phá vỡ hội tụ đầy đủ các yếu tố của một break out. Đường giá sau khi phá vỡ ngưỡng hỗ trợ/kháng cự, sẽ tiếp tục đi lên hoặc đi xuống, cho đến khi gặp ngưỡng hỗ trợ/kháng cự tiếp theo. Break out thật là cơ hội kiếm lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư.

Break out giả

Phá vỡ giả là hiện tượng đường giá đã đi qua ngưỡng hỗ trợ/kháng cự nhưng lại quay đầu đi ngược lại. Tuy phá vỡ giả có gây nguy cơ thua lỗ cho nhà đầu tư, nhưng bạn vẫn có thể tận dụng tín hiệu này để tạo ra lợi nhuận. Nếu nhận thấy tín hiệu phá vỡ có thể là giả, bạn nên giao dịch ngược lại với hướng phá vỡ.

ví dụ về break out thật và giả
Ví dụ về break out thật và giả

Các tín hiệu nhận biết cổ phiếu biết cổ phiếu break out thành công

Áp dụng giá đóng cửa và ngưỡng lọc

Để được tính là phá vỡ thành công, đường giá đóng cửa phải nằm trên ngưỡng kháng cự. Giá đóng cửa là giá đóng nến ngày, giờ, tuần, tùy thuộc vào khung thời gian của bạn. Lưu ý, nếu chỉ có chân nến nằm ngoài ngưỡng hỗ trợ/kháng cự, nhiều khả năng đây là phá vỡ giả. 

Ngoài ra, tiêu chí ngưỡng lọc cũng rất quan trọng. Đó là mức độ xuyên qua ngưỡng kháng cự/hỗ trợ của thân nến. Bạn nên đặt ra một ngưỡng lọc nhất định để chắc chắn về độ tin cậy của cây nến break out. Ngưỡng này có thể là 50% chiều dài thân nến.

Tính thanh khoản

Thanh khoản của cố phiếu thể hiện ở khối lượng giao dịch trong một phiên. Khối lượng giao dịch càng cao, thanh khoản càng lớn. Một phiên break out thật sự sẽ cần đi kèm với thanh khoản cao. Vì khối lượng tiền giao dịch lớn cho thấy đang có lực đỡ đủ vững để giá không bị giảm trở lại

Xác nhận từ các chỉ báo kỹ thuật

Bạn có thể sử dụng kèm các chỉ báo kỹ thuật khác để tăng thêm phần chắc chắn. Một vài chỉ báo thông dụng bao gồm RSI, đường trendlines. Ngoài ra, các mẫu hình giá (như mẫu hình đầu và vai, các mẫu hình nến v.v.) cũng đáng để tham khảo. Nếu như những chỉ báo này đều thiên về khả năng giá sẽ đảo chiều, thì break out sẽ có độ chính xác cao hơn.

Chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả

Mô hình break out sẽ có 3 giai đoạn: Set-up, break out và retest. Để giao dịch hiệu quả, bạn cần xây dựng chiến lược dựa trên các giai đoạn này

Cách giao dịch với break out
Cách giao dịch với break out

Trong giai đoạn Set up:

  • Trước khi break, giá cổ phiếu sẽ có một giai đoạn đi ngang (sideway). Bạn nên xác định xu hướng của giá trước khi vào sidewa (xu hướng tăng hay giảm). 
  • Bạn cũng cần xác định đường hỗ trợ và kháng cự, để xem khi nào giá sẽ bị phá vỡ.

Trong giai đoạn Break out:

  • Nên đợi đến hết phiên giao dịch để xác định đây có phải là break out thật hay không. 
  • Bạn có thể kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật, mô hình nến,…như đã nêu trên. 
  • Để tăng thêm phần chắc chắn, bạn có thể đợi một vài hôm để đường giá quay lại retest.

Trong giai đoạn Xác nhận:

  • Khi đường giá test thành công, có thể khẳng định giá đã break out. Lúc này, ngưỡng kháng cự cũ thành ngưỡng hỗ trợ mới. 
  • Nếu như bạn bắt đầu giao dịch ở giai đoạn này, bạn nên đặt ngưỡng chốt lãi cụ thể. Cổ phiếu không thể tăng mãi, đường giá khi gặp kháng cự tiếp theo có thể quay đầu giảm giá. 
  • Chấp nhận cắt lỗ nếu giao dịch thất bại. Lưu ý rằng khả năng bạn giao dịch thất bại hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc này cách tốt nhất để bảo toàn vốn là nên cắt lỗ càng sớm càng tốt.

Xem thêm:

Kết luận

Trong bài viết này, DNSE đã giải thích khái niệm break out là gì. Đây là tín hiệu thường xuất hiện trên thị trường tài chính, nên bạn cần hiểu rõ và biết cách phân biệt các loại phá vỡ. Hi vọng bài viết hữu ích này sẽ tăng thêm kiến thức giao dịch cho bạn, giúp bạn có thêm kĩ năng mới trong quá trình đầu tư của mình.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan