Phân tích kỹ thuật | 08/02/2023

Bullish là gì? Giao dịch trong thị trường Bullish như thế nào cho hiệu quả?

Bullish là một trong những khái niệm quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải nắm rõ. Vận dụng đúng trạng thái Bullish sẽ giúp bạn thu về những khoản lợi nhuận lớn một cách an toàn và hiệu quả.

Bullish là gì?

Bullish là gì?
Bullish là gì?

Bullish là một khái niệm được dùng để miêu tả xu hướng đi lên hoặc đang phát triển mạnh của thị trường tại một thời điểm nào đó. 

Khi Bullish xảy ra, giá cả của các loại tài sản sẽ có trạng thái tăng nhanh hơn so với giá cũ. Đồng thời hiện tượng này cũng kéo dài trong một  thời gian nhất định. Các giao dịch cũng được thực hiện với khối lượng lớn trong thời điểm này.

Thuật ngữ này có nguồn gốc từ cách nói ẩn dụ cho trạng thái của nạn nhân khi bị tấn công bới bò tót (Bull). Khi đó, mục tiêu sẽ có xu hướng bị húc từ dưới mà bay lên cao.

Ngược lại với Bullish, chúng ta có thuật ngữ “Bearish” – khi mô tả trạng thái tấn công của gấu (Bear) với những cú tát từ trên cao xuống. 

Bearish
Bearish

Bullish ngắn hạn

Khái niệm Bullish ngắn hạn thường được dùng để miêu tả trạng thái tăng giá của thị trường trong khoảng thời gian ngắn. Trạng thái này có thể diễn ra trong vài phút, vài giờ hoặc vài ngày.

Thị trường này chỉ diễn ra trong một vài giờ hoặc có thể vài ngày. Vì thế chúng ta không thể vội vàng đưa ra kết luận đây có phải một đoạn tăng giá ở trong xu hướng tăng chung dài hạn hay không. Đã nhiều trường hợp cho thấy, chúng cũng có thể chỉ là một đoạn điều chỉnh tăng ở trong một xu hướng giảm dài hạn.

Bằng cách phân tích biểu đồ và hành động giá thì các nhà đầu tư có thể dự đoán được một thị trường Bullish ngắn hạn. Đôi khi, những nhà đầu tư quá kỳ vọng vào thị trường này nên đã phần nào ảnh hưởng đến giá của tài sản theo hướng tích cực hơn.

Bullish dài hạn

Ngược lại với ngắn hạn, Bullish dài hạn mô tả trạng thái giá cả tăng trong một khoảng thời gian dài. Khoảng thời gian đó có thể là vài tuần, vài tháng hay vài năm. 

Trong thời điểm này, sự biến động của thị trường về giá có thể vẫn sẽ diễn ra. Nhưng nhìn chung, kết quả của xu hướng vẫn tăng theo thời gian. 

Đây là thời điểm được nhiều nhà đầu tư mong đợi vì nó mang lại rất nhiều lợi ích. Việc tăng giá sẽ thúc đẩy việc có nhiều người mua hơn. Thị trường sôi động sẽ giúp tính thanh khoản cũng biến đổi cao hơn. Từ đó giá cả càng được đẩy lên mạnh mẽ hơn.

Dấu hiệu nhận biết một thị trường Bullish

Nhà đầu tư cần lưu ý những đặc điểm nhận biết sau để xác định chính xác một thị trường có đang Bullish hay không:

  • Nhu cầu mua vào sẽ lớn hơn với nhu cầu bán ra. 

Trong thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư rất hay tham gia vào thời điểm diễn ra Bullish. Khi đó mọi người sẽ đến với chứng khoán với tâm lý mua thấp, bán cao khi giá cả liên tục tăng theo thời gian. Qua đó nhanh chóng kiếm được lợi nhuận một cách dễ dàng. Tuy nhiên, do đặc điểm không phụ thuộc vào sự tăng hay giảm giá cả ở thị trường ngoại hối. Nhu cầu này có thể sẽ không thay đổi bởi bạn hoàn toàn có thể thu về lợi nhuận ở cả 2 chiều.

  • Thị trường có dấu hiệu Bullish sẽ luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm công chúng

Các tin tức về tài chính, cơ hội, các bản tin cập nhật giá sẽ được các phương tiện truyền thông thông báo liên tục.

Các giai đoạn của thị trường Bullish

Có một quy luật mà các nhà đầu tư cần nhớ rõ: Mọi xu hướng đều phải trải qua 03 giai đoạn là bắt đầu, thịnh vượng, suy thoái. Và Bullish cũng không nằm ngoài quy luật trên.

  • Giai đoạn bắt đầu. Thông thường, thời điểm bắt đầu của Bullish thường xảy ra vào điểm cuối của giai đoạn Bearish. Những biến động về giá bắt đầu xuất hiện. Sẽ có các đợt tăng nhẹ trong quãng thời gian ngắn. Tuy nhiên, do vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi  tác động của Bearish nên mức giá sẽ không thể tăng quá cao. Đây là thời điểm tích lũy tiềm lực cho giai đoạn sau đó. 
  • Giai đoạn thịnh vượng. Khi đã tích lũy đủ tiềm lực và lực mua cũng đủ mạnh để kéo cán cân cung cầu thì mức giá sẽ được tăng trưởng mạnh mẽ. Ở giai đoạn này, mức độ tăng sẽ nhiều hơn và thời gian tăng cũng sẽ kéo dài lâu hơn. Tuy nhiên cần lưu ý, việc tăng giá cần được duy trì ở mức độ vừa phải nếu muốn kéo dài giai đoạn thịnh. Nếu con số được đẩy lên quá mạnh, bullish sẽ tồn tại trong một thời gian rất ngắn.
  • Giai đoạn suy thoái. Đây là thời điểm tốc độ tăng giá giá bắt đầu chậm lại và giảm dần đều. Khi lực bán tăng mạnh thì cũng là lúc mức giá sẽ bị kéo xuống. Thị trường sẽ đảo chiều sang một xu hướng mới tại thời điểm này. Một đợt Bullish sẽ chính thức kết thúc ở cuối của thời kỳ suy thoái của nó. 

Chiến lược giao dịch hiệu quả trong thị trường Bullish

Sau khi hiểu rõ về cách nhận biết được Bullish một cách chính xác và kịp thời, nhà đầu tư cần tiến hành xây dựng cho mình chiến lược phù hợp nhằm tận dụng tối đa lợi thế của cơ hội này mang lại.

Thực hiện lệnh mua (Entry)

Hãy chú ý các đợt giá điều chỉnh giá giảm vừa kết thúc, ngay lập tức vào lệnh Buy để “bắt đáy”. 

Để có thể làm được điều này một cách chính xác, nhà đầu tư có thể sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật như đường trung bình động, đường xu hướng trendline, các tín hiệu của mô hình nến đảo chiều tăng như Bullish Reversal Pin bar, Morning Star,…

Đặt lệnh dừng lỗ (Stoploss)

Lệnh dừng lỗ (Stoploss)
Lệnh dừng lỗ (Stoploss)

Các phương pháp phân tích kỹ thuật khác nhau sẽ có khoản đặt lệnh dừng lỗ khác nhau. 

Nếu đặt lệnh bằng đường trung bình cộng thì lệnh dừng lỗ sẽ được đặt  bên dưới đường chỉ báo MA.

Tương tự nếu bạn sử dụng đường xu hướng trendline, thì lệnh sẽ được đặt phía dưới đường trendline. 

Đặt lệnh chốt lời (Takeprofit)

ệnh chốt lời (Takeprofit)
Lệnh chốt lời (Takeprofit)

Lệnh chốt lời thường được đặt  thị trường bullish đang ở những thời điểm đầu của giai đoạn suy thoái. Tức là khi giá thị trường đang bắt đầu đảo chiều, thì nhà đầu tư nên cân nhắc chốt lời để có thể tối đa lợi nhuận thu về. Trong trường hợp lợi nhuận đã đạt được mục tiêu đề ra lúc đầu, bạn cũng nên cân nhắc chốt lời để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.

Hạn chế tâm lý FOMO

FOMO (Fear of missing out) hay sợ bỏ lỡ cơ hội. Những người cuốn vào tâm lý FOMO thường là những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. FOMO xuất hiện khi thị trường bắt đầu tăng giá, các nhà đầu tư bị chi phối và dễ đưa ra quyết định sai lầm.

Hiệu ứng FOMO
Hiệu ứng FOMO

Trên thực tế có rất nhiều công ty đầu tư chứng khoán lợi dụng tâm lý FOMO của nhà đầu tư để kéo giá cổ phiếu lên cao, khi đó giá cổ phiếu tăng mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng mua lớn và khi cổ phiếu đạt đỉnh, chúng sẽ tới giai đoạn suy thoái, lúc này các nhà đầu tư trở tay không kịp.

Vì vậy, muốn thành công trong đầu tư tài chính, các nhà đầu tư buộc phải lập cho mình kế hoạch tránh tâm lý FOMO. Khi nhận ra mình đang có dấu hiệu của tâm lý này thì tốt nhất nên tạm dừng giao dịch. Đặc biệt là khi mà thị trường biến động mạnh.

Chờ một Pullback về phía chỉ báo

Khi xuất hiện Bullish hãy ưu tiên lệnh Long thay vì lệnh Short. Khi vượt qua tâm lý FOMO các nhà đầu tư hãy vận dụng toàn bộ kiến thức của mình để tìm ra vùng giá backtest để tiếp tục giao dịch.

Biết điểm dừng khi thị trường Bullish

Đối với các nhà đầu tư, quyết định quan trọng nhất là biết điểm dừng của mình, không nên quá ham lợi nhuận mà mang về nhiều rủi ro vì thị trường tài chính vô cùng nguy hiểm, chúng ta không thể đoán trước được bất kỳ điều gì.

Để tránh được những rủi ro không mong muốn, hãy cố gắng đặt ra mức lợi nhuận mà mình mong muốn và dừng lại ở đó, tránh khỏi sự cám dỗ của thị trường.

Các khái niệm quan trọng về Bullish:

Bullish Engulfing

Bullish Engulfing hay còn được gọi là mô hình nến đảo chiều
Bullish Engulfing hay còn được gọi là mô hình nến đảo chiều

Bullish Engulfing hay còn được gọi là mô hình nến đảo chiều. Chúng có hình dạng giống cây nến tăng dài và mạnh, thường xuất hiện sau khi cây nến đỏ giảm trước đó. Bullish Engulfing xuất hiện nhằm chỉ sự đảo chiều trong quan hệ mua bán trên thị thị trường, cho thấy bên bán đang giảm dần và phe mua đang mua mạnh.

Các dấu hiệu nhận biết:

  • Nến xanh đang tăng giá và bao trùm toàn bộ phần nến đỏ.
  • Bắt đầu xuất hiện ở cuối xu hướng giảm của thị trường.

Tín hiệu đảo chiều ngày một gia tăng khi cây nến đỏ là cây doji.

 Bullish Kicking

Bullish Kicking hay còn gọi là nến đẩy giá tăng
Bullish Kicking hay còn gọi là nến đẩy giá tăng

Bullish Kicking hay còn gọi là nến đẩy giá tăng, giúp nhà đầu tư biết được bên bán đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, thị trường tài chính không bao giờ dễ nắm bắt. Kết quả có thể thay đổi liên tục và lợi thế thị trường có khả năng rơi về phe mua bất cứ lúc nào.

Cách nhận biết:

  • Xu hướng giảm là xu hướng đặc trưng của thị trường
  • Marubozu đen xuất hiện vào ngày đầu tiên
  • Marubozu trắng xuất hiện vào ngày thứ hai
  • Xuất hiện khoảng cách giữa Marubozu trắng và Marubozu đen.

Bullish Piercing Line

Bullish Piercing Line
Bullish Piercing Line

Nến này ám chỉ sự xuất hiện từ giảm sang tăng của thị trường, thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm nào đó có một cây nến giảm và một cây nến tăng.

Bullish Piercing Line là cây nến thứ 2 với chiều dài bằng ½ cây nến thứ nhất. Nếu nến Bullish Piercing Line ngắn có thấy dấu hiệu không nên nên đầu tư vì thị trường đang lưỡng lự chứ chưa chắc đã là Bullish Piercing Line.

Cách nhận biết:

  • Khi thị trường có xu hướng giảm
  • Khoảng cách giữa nên giảm và nến tăng không xa.

Bullish Counterattack Line

Bullish Counterattack Line
Bullish Counterattack Line

Nến này thể hiện sự đảo chiều tại đáy nhưng ở mức độ bình thường. Ngoài ra nó còn ám chỉ sự phản công tăng nhưng có thể bị đảo ngược bất cứ lúc nào.

Nến Bullish Counterattack Line là nến dài, tùy thuộc nến xung quanh mà nó mang ý nghĩa khác nhau.

Các dấu hiệu nhận biết:

  • Thường xuất hiện trong xu hướng giảm.
  • Nến giảm là nến đầu tiên.
  • Nến thứ 2 phải tạo khoảng trống khi mở cửa.
  • Nến thứ 2 là nến tăng và đóng cửa bằng nến thứ nhất.

Lời kết

Chiến lược Bullish mang lại sự lạc quan cho các nhà đầu tư. Việc xác định nhằm đưa ra các quyết định khôn ngoan sẽ giúp các trader mang lại khoản sinh lời tốt nhất. Chúc các bạn có một ngày giao dịch hiệu quả.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan