Kiến thức tổng quan | 21/11/2022
Các loại phí phát sinh khi vay tiền ngân hàng nào mà bạn nên biết?
Vay vốn khởi nghiệp kinh doanh ngày càng trở thành nhu cầu của rất nhiều người. Hầu hết khi có nhu cầu này, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến vay tiền tại ngân hàng – một địa chỉ vay an toàn, uy tín. Vậy bạn đã biết đến các loại phí vay tiền ngân hàng chưa? Nếu chưa thì hãy cùng nhau tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Vay tiền ngân hàng có mất phí hay không?
Làm thủ tục vay liệu có mất phí gì không? Phải đóng khoản gì? Bao nhiêu? Đây chính là ba câu hỏi mà được khách hàng khi vay tại đây hỏi nhiều nhất.
Tùy vào từng hình thức sản phẩm, dịch vụ vay mà có thể mất phí hoặc không mất phí.
Vay không thế chấp tài sản
Vay tín chấp là hình thức vay không cần thế chấp tài sản mà dựa vào sự uy tín của người vay hoặc bảo lãnh từ bên thứ ba. Thông thường thì khách hàng vay tín chấp sẽ không phải thanh toán bất kỳ một khoản phí nào trong suốt quá trình làm thủ tục, hồ sơ. Nếu khách hàng trả đúng hạn trong quá trình thanh toán thì cũng sẽ không bị mất các khoản phí phát trả chậm.
Một số sản phẩm vay tín chấp có thể kể đến: Vay tín chấp theo lương, vay tín chấp theo hóa đơn điện nước, vay tín chấp theo bảo hiểm nhân thọ,..
Vay thế chấp tài sản
Vay thế chấp là hình thức vay cần thế chấp tài sản hữu hình đang sở hữu và là cơ sở đảm bảo cho khoản vay của mình. Tùy vào từng ngân hàng sẽ quy định từng mức phí cụ thể nhưng nhìn chung đều là các khoản như bảo hiểm tài sản thế chấp, phí định giá tài sản đảm bảo,…
Một số sản phẩm vay thế chấp có thể kể đến: Vay mua nhà đất, vay mua chung cư, vay mua ô tô,…
Các loại phí khi vay tiền ngân hàng
Nhóm phí khách hàng nộp cho cơ quan nhà nước
Phí công chứng hợp đồng đảm bảo
Phí công chứng đảm bảo là loại phí khách hàng sẽ phải đóng trực tiếp cho Phòng/ Văn phòng công chứng quận/huyện đang sinh sống khi công chứng hợp đồng thế chấp tài sản không ghi giá trị do Phòng công chứng xác định mức thu dựa trên giá trị tài sản.
Đây là loại phí bắt buộc đối với vay thế chấp tại ngân hàng.
Mức phí cụ thể như sau:
Giá trị tài sản, hợp đồng | Mức phí |
Dưới 50 triệu đồng | 50.000 VNĐ |
Từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng | 100.000 VNĐ |
Từ 100 triệu đến dưới 1 tỷ đồng | 0.1% giá trị tài sản, hợp đồng |
Từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng | 1 triệu + 0.06% phần giá trị tài sản, hợp đồng |
Từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng | 2.2 triệu đồng + 0.05% giá trị tài sản, hợp đồng |
Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng | 3.2 triệu đồng +0.04% giá trị tài sản, hợp đồng |
Từ 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | 5.2 triệu đồng + 0.03% giá trị tài sản, hợp đồng |
Trên 100 tỷ đồng | 32.2 triệu đồng + 0.02% giá trị tài sản, hợp đồng |
Phí đăng ký, xóa đăng ký biện pháp (hoặc giao dịch) đảm bảo
Sau khi công chứng xong, bạn sẽ cần đăng ký giao dịch đảm bảo tại Phòng tài nguyên của Ủy ban nhân dân địa phương. Khoản phí này sẽ có sự khác nhau giữa từng địa phương.
Thông thường, mức phí đăng ký đảm bảo rơi vào khoảng 80.000 VNĐ/ hồ sơ và mức phí xóa đăng ký biện pháp đảm bảo rơi vào khoảng 20.000 VNĐ/ hồ sơ.
Các loại phí khách hàng phải nộp cho ngân hàng
Phí trả nợ trước hạn
Cùng với phí phạt chậm trả, phí trả nợ trước hạn là loại phí mà khách hàng nên biết khi vay tín dụng. Trong đó, phí trả nợ trước hạn được áp dụng khi khách hàng có nhu cầu thanh toán một phần hoặc toàn bộ trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng vay.
Hiện mức phí phạt rơi vào khoảng 1-5% dựa trên tổng số tiền trả trước hoặc dư nợ gốc hiện có và thời hạn khoản vay thanh toán đã thanh toán. Thông thường, từ năm thứ 5 trở đi, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng miễn phí khoản này.
Ví dụ: Khách hàng sử dụng gói vay tiêu dùng tín chấp cá nhân tại VPBank với thời hạn 12 tháng. Tuy nhiên, khách hàng muốn tất toán sớm, nên sẽ chịu thêm một khoản phí trả nợ là 1% x số tiền trả nợ trước hạn.
Phí cam kết rút vốn
Phí cam kết rút vốn thường được áp dụng cho các khoản có hạn mức tín dụng chưa sử dụng hoặc các khoản vay chưa xử lý. Khoản phí này có hiệu lực từ thời điểm thỏa thuận đến ngày giải ngân lần đầu.
Các ngân hàng thu mức phí cam kết rút vốn theo hai cách sau:
- Cách 1: Ngân hàng thu phí cam kết ngay từ lần đầu giải ngân.
- Cách 2: Ngân hàng thu phí cam kết nếu khách hàng không làm đúng như thỏa thuận
Mức phí cam kết rút vốn thường dao động từ 0.1% – 0.4% ứng với số tiền tối thiểu từ 50.000 VNĐ -1.500.000 đồng.
Phí thẩm định giá tài sản đảm bảo
Thẩm định giá tài sản đảm bảo là việc cần thiết trong vay thế chấp, đây là căn cứ là ngân hàng sẽ xem xét hạn mức cho vay. Các ngân hàng có thể tự thanh lập một phòng thẩm định tài sản hoặc liên kết với các công ty thẩm định chuyên nghiệp để thẩm định tài sản và thu phí đối với từng khách hàng.
Mức phí thẩm định chung của các ngân hàng cụ thể như sau:
Giá trị tài sản thẩm định | Mức phí |
Dưới 500 triệu đồng | 1 – 2 triệu đồng |
Từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng | 0.45% giá trị tài sản |
Từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng | 0.35% giá trị tài sản |
Từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng | 0.30% giá trị tài sản |
Từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng | 0.25% giá trị tài sản |
Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng | 0.20% giá trị tài sản |
Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng | 0.17% giá trị tài sản |
Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng | 0.15% giá trị tài sản |
Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng | 0.12% giá trị tài sản |
Trên 50 tỷ đồng | 0.11% giá trị tài sản |
Một vài loại chi phí khác mà khách hàng có thể phải nộp
Bảo hiểm tài sản thế chấp
Đây là loại phí dành cho các tài sản bảo đảm khoản vay của khách hàng như máy móc thiết bị, ô tô, nhà, chung cư,…
Bảo hiểm tử kỳ cho người vay
Bảo hiểm tử kỳ cho người vay là khoản phí mà ngân hàng áp dụng cho một số đối tượng khách hàng vay vốn với mục đích đề phòng rủi ro trong trường hợp khách hàng đột ngột qua đời và chưa trả hết nợ cho ngân hàng.
Lời kết
Khi vay tại ngân hàng hay tổ chức tài chính nào, bạn nên tìm hiểu các loại phí vay được đề ra trước đó. Điều này sẽ giúp bạn ước chừng xem gói vay của ngân hàng đó có phù hợp với tình hình tài chính bản thân không. Và trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến các loại phí vay tiền ngân hàng, mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Hãy theo dõi DNSE để cập nhật thêm các kiến thức mới nhé!