Chứng khoán | 31/12/2021
Cách đọc biểu đồ thanh trong chứng khoán
Biểu đồ thanh là loại đồ thị không quá phổ biến trong giới đầu tư chứng khoán. Tuy không được sử dụng rộng rãi như đồ thị nến Nhật, biểu đồ thanh vẫn có chỗ đứng của mình trong lòng những nhà đầu tư ở các nước phương tây. Bar chart đã xuất hiện từ lâu, xuyên suốt theo sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới cho đến ngày nay. Vậy, biểu đồ thanh là gì và sử dụng như thế nào? Hãy cùng DNSE theo dõi bài viết hôm nay nhé.
Biểu đồ thanh là gì?
Biểu đồ thanh hay còn gọi là bar chart. Đây là loại đồ thị thể hiện giá cả cổ phiếu và điểm số thị trường theo dạng thanh trên trục thời gian tương ứng.
Ví dụ: Thanh giá trên trục thời gian theo ngày sẽ thể hiện biên độ dao động của giá theo từng ngày.
Cấu tạo của thanh giá trên bar chart
Cấu tạo của thanh giá giúp người sử dụng dễ dàng thấy được các mức giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất trong phiên. Thanh màu xanh thể hiện mức giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Thanh đỏ thể hiện mức giá đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa.
- Giá mở cửa: Mức giá đầu tiên được giao dịch trong phiên được thể hiện qua thanh ngang nằm bên trái của thanh dọc.
- Giá đóng cửa: Mức giá cuối cùng được giao dịch trong phiên được thể hiện qua thanh ngang nằm bên phải của thanh dọc.
- Giá thấp nhất: Mức giá thấp nhất được giao dịch trong phiên, nó được thể hiện qua phần dưới cùng của mỗi thanh.
- Giá cao nhất: Mức giá cao nhất được giao dịch trong phiên, nó được thể hiện qua phần trên cùng của mỗi thanh.
- Biên độ dao động: Khi mức giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa tức giá trong phiên giao dịch tăng. Ngược lại, mức giá mở cửa cao hơn mức giá đóng cửa tức giá trong phiên giao dịch giảm.
Nhà đầu tư nên sử dụng biểu đồ thanh như thế nào?
Tùy theo chiến lược giao dịch của mỗi nhà đầu tư, phương pháp phân tích biểu đồ thanh cũng sẽ khác nhau. Mỗi phong cách giao dịch sẽ chọn cho mình trục thời gian phù hợp, đảm bảo tính hợp lý và độc chính xác cao.
- Nhà giao dịch trong ngày: Đối với những trader kiếm sống bằng giao dịch hằng ngày, trục thời gian lý tưởng sẽ là: 1 phút, 3 phút và 15 phút. Họ có thể sử dụng những công cụ phân tích kỹ thuật như Fibonacci kết hợp với khối lượng giao dịch để mở vị thế mua và bán và một số công cụ khác.
- Nhà giao dịch ngắn hạn: Đối với nhà đầu cơ hoặc đầu tư ngắn hạn, biểu đồ 1 ngày sẽ rất lý tưởng để theo dõi diễn biến giá cả thị trường. Tùy vào diễn biến thị trường, xác suất chính xác của các phương pháp sẽ khác nhau.
- Nhà giao dịch trung hạn và dài hạn: Biểu đồ tuần hoặc tháng sẽ là thời gian lý tưởng của nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Đối với đầu tư dài hạn, nhà đầu tư sẽ tin vào phân tích cơ bản về tiềm năng của doanh nghiệp (TA) hơn là PTKT (FA).
Kết luận
Biểu đồ thanh giúp nhà đầu tư dễ dàng nhận thấy được biên độ dao động của giá cả thị trường. Từ đó, họ áp dụng những phương pháp phân tích TA và FA phù hợp để tối ưu vị thế giao dịch của bản thân. Tùy theo trục thời gian và phương pháp phân tích, độ chính xác khi sử dụng biểu đồ sẽ khác nhau. Do đó, khi sử dụng biểu đồ chứng khoán nói chung và biểu đồ thanh nói riêng, hãy tìm cho mình một phong cách và chiến lược đầu tư phù hợp nhé. Hy vọng bài viết hôm nay giúp các bạn biết được cách đọc biểu đồ thanh và cách sử dụng tối ưu nhất. Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của DNSE để biết thêm nhiều kiến thức thú vị nhé.