Phân tích kỹ thuật | 07/11/2022
Cách lọc cổ phiếu là gì? Tổng hợp 6 cách lọc cổ phiếu NHẤT ĐỊNH bạn nên biết!
Làm thế nào để tìm kiếm được các mã cổ phiếu tiềm năng và có thể đem lại lợi nhuận lớn cho bản thân? – Đây chính là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư thắc mắc và tìm kiếm câu trả lời. Vậy thay vì phải lựa chọn mã cổ phiếu theo phương pháp thủ công phức tạp và nhiều bước, hãy để DNSE mang đến cho bạn những cách lọc cổ phiếu chất lượng để đầu tư ngay thôi nào!
Lọc cổ phiếu là gì?
Lọc cổ phiếu là một phương thức được các nhà đầu tư sử dụng để tìm kiếm các cổ phiếu tiềm năng thông qua các công cụ chọn lọc thủ công hoặc các phần mềm lọc cổ phiếu.
Việc sàng lọc thế này sẽ giúp cho những nhà đầu tư tìm kiếm được những mà cổ phiếu có tiềm năng, đáp ứng các tiêu chí mà mình đề ra và mang đến đến lợi ích cao nhất.
Hơn thế, đối với mỗi nhà đầu tư, việc lọc cổ phiếu là một bước khởi đầu cực kỳ quan trọng trong quá trình đầu tư. Chưa kể, nếu nắm rõ cách lọc cổ phiếu cũng giúp nhà đầu tư trở nên chuyên nghiệp hơn và đảm bảo sự hiệu quả của quá trình đầu tư.
Các tiêu chí cần thiết trong cách lọc cổ phiếu
Trước khi đặt niềm tin và mua một mã cổ phiếu bất kỳ, nhà đầu tư cần phải có những đánh giá chi tiết và kỹ càng trước các thông tin của nhà phát hành (công ty phát hành) như:
- Thông tin công bố có minh bạch không?
- Báo cáo kinh doanh trong thời gian gần nhất
- Các chỉ số kinh tế quan trọng
- ……………….
Thế nhưng, rất khó để nhận biết cổ phiếu mình muốn đầu tư có tiềm năng hay không nếu chỉ dựa vào các thông tin kể trên. Chính vì thế, các bạn có thể dựa trên các tiêu chí mà DNSE tổng hợp được để xem mã cổ phiếu đó có nên đầu tư không nhé.
Tiêu chí số 1: (Tổng số nợ vay/ Số tài sản ngắn hạn) > 1,1
Trước khi đầu tư cổ phiếu, các bạn hãy ưu tiên việc kiểm tra tổng số nợ vay của doanh nghiệp phát hành. Nếu số nợ thấp, điều này cho thấy doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định và hạn chế được một phần rủi ro khi thị trường biến động.
Tiêu chí số 2: Chỉ số thanh toán hiện hành > 1,5
Chỉ số thanh toán hiện hành thể hiện khả năng doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngắn hạn (thường xét dưới 1 năm). Cách tính chỉ số thanh toán hiện hành như sau:
Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
Nếu chỉ số này càng nhỏ thì doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn và ngược lại!
Tiêu chí số 3: Chỉ số EPS tăng trưởng dương trong 5 năm gần nhất
Nếu chỉ số EPS của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu có tăng trưởng dương trong 5 năm gần nhất thì đây là một cổ phiếu có tiềm năng đầu tư lâu dài.
Xem thêm: Chỉ số EPS là gì?
Tiêu chí số 4: Chỉ số P/E < 9
Sử dụng chỉ số P/E là một trong những cách lọc cổ phiếu thường được nhiều nhà đầu tư sử dụng nhất.
Trong trường hợp chỉ số P/E < 9, lúc này, mức thu nhập ròng trên giá cổ phiếu đang cao và cổ phiếu có tính thanh khoản cực kỳ tốt.
Lưu ý, tiêu chí này chỉ mang tính chất tham khảo vì sẽ có những trường hợp đặc biệt làm cho chỉ số P/E thấp nhưng doanh nghiệp lại đang có hoạt động không tốt!
>>>Tìm hiểu thêm về các trường hợp này tại: Chỉ số P/E là gì? Tính P/E & ý nghĩa của P/E trong chứng khoán
Tiêu chí số 5: Chỉ số P/B < 1.2
Nếu chỉ số P/E bị tác động bởi những yếu tố bất ngờ thì các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số P/B để lọc cổ phiếu tiềm năng.
Lúc này, Chỉ số P/B sẽ được sử dụng để so sánh giá trị hiện tại với BVPS của cổ phiếu đó.
>>>>Xem thêm: BVPS là gì? Ý nghĩa quan trọng của BVPS nhà đầu tư cần biết!
Tiêu chí số 6: Cổ tức được chi trả đều đặn
Kể cả nếu bạn chọn được một mã cổ phiếu tốt và có tiềm năng thì cũng phải đợi khá nhiều thời gian để tăng giá. Do đó, nếu chọn được một doanh nghiệp chi trả cổ tức đều đặn cũng giúp các bạn có thêm thu nhập trong lúc chờ đợi!
Những cách lọc cổ phiếu chất lượng mà nhà đầu tư nên biết
Cách lọc cổ phiếu bằng phương pháp CANSLIM
Phương pháp Canslim là một phương pháp được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng. Phương pháp này được sáng tạo bởi William O’Neil dựa theo 7 tiêu chí của một cổ phiếu tiềm năng là:
- C – Current Earnings: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu hiện tại.
- A – Annual Earnings: Thu nhập hằng năm.
- N – New Products (Management hoặc Price Highs): Sản phẩm, dịch vụ hay mức giá mới
- S – Supply & Demand: Cung và cầu
- L – Leader or Laggard: Cổ phiếu dẫn đầu
- I – Institutional Ownership: Quyền sở hữu của tổ chức (Các cổ phiếu được nắm giữ bởi các tổ chức tài trợ sẽ được ưu tiên cao hơn)
- M – Market Direction: Điều kiện của thị trường.
Cách lọc cổ phiếu theo ngành
Với các lọc cổ phiếu theo ngành, nhà đầu tư sẽ dựa trên các tiêu chí trong nhóm ngành đó để lọc ra được những mã cổ phiếu tốt. Phương pháp này sẽ giúp nhà đầu tư thu nhỏ phạm vi chọn lựa, phân tích đơn giản hơn và tiết kiếm rất nhiều thời gian.
Các tiêu chí để chọn lựa cổ phiếu theo ngành đó là:
- Nhóm ngành có tình hình kinh doanh và hoạt động tốt.
- Chỉ số ngành trên bảng giá chứng khoán.
- Lựa chọn cổ phiếu giá trị hoặc tăng trưởng tùy thuộc vào chiến lược đầu tư.
Cách lọc cổ phiếu theo giá trị
Lọc cổ phiếu theo giá trị là một phương pháp khá dễ thực hiện nên được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng. Chưa kể, cách lọc này dựa vào các giá trị so sánh thực tế của cổ phiếu với thị trường rồi mới quyết định. Các yếu tố thường được sử dụng trong cách lọc cổ phiếu theo giá trị:
- Vốn hóa thị trường.
- Chỉ số ROA
- Chỉ số ROE
- Chỉ số P/E
- Chỉ số P/B
- Tỷ suất lợi tức
Cách lọc cổ phiếu theo giá
Phương pháp chọn lựa cổ phiếu theo giá là phương pháp dựa trên mức giá của cổ phiếu trong thời gian trước đó rồi phân tích trên biểu đồ và đưa ra đánh giá thích hợp.
Lưu ý nhỏ với các nhà đầu tư muốn sử dụng phương pháp này: Cần phải sử dụng các chỉ số liên quan đến giá để phân tích mức độ đáp ứng của cổ phiếu đó đối với các tiêu chí của mình đưa ra.
Chính vì thế, khi sử dụng cách lọc cổ phiếu theo giá, nhà đầu tư cần phải thu thập đầy đủ dữ liệu về giá cổ phiếu sau đó lọc với các tiêu chí bản thân mong muốn. Cuối cùng là nhân định xu hướng giá cổ phiếu và phân tích nguyên nhân đã khiến cổ phiếu tăng hoặc giảm.
Cách lọc cổ phiếu tăng trưởng
Trước hết, cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ cao (cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường).
Cổ phiếu tăng trưởng thường là cổ phiếu không được chia cổ tức vì doanh nghiệp phát hành thường dùng tất cả số thu nhập đem đi tái đầu tư cho các hoạt động kinh doanh thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Thế nhưng, các nhà đầu tư cũng nên lưu ý là loại cổ phiếu này cũng khá rủi ro vì phải đánh giá xem công ty có hoạt động thực sự tốt hay không.
Các tiêu chí lọc cổ phiếu tăng trưởng:
- Giá trị vốn hóa lớn hơn 500 tỷ đồng.
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 4 quý gần nhất > 25%.
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận quý gần nhất > 25%.
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu quý gần nhất > 20%.
- Chỉ số ROE > 15%
- Chỉ số ROA < 20%
Ngoài các tiêu chí trên, nhà đầu tư cũng phải để ý đến một vài chỉ tiêu khác như chu kỳ tăng trưởng của cổ phiếu, dòng tiền mạnh hay yếu, tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu,….
Cách lọc cổ phiếu theo chỉ số định giá
Cách lọc cổ phiếu theo chỉ định giá là một phương pháp phù hợp với những nhà đầu tư muốn lọc một nhóm cổ phiếu có số lượng nhỏ.
Cách lọc này cũng thường được dùng khi nhà đầu tư muốn định giá cổ phiếu và so sánh các mã cổ phiếu khác nhau trong cùng một ngành.
Một vài phương pháp lọc cổ phiếu theo chỉ định số giá thường được sử dụng đó là:
- Phương pháp định giá PE
- Phương pháp định giá PB
Cách lọc cổ phiếu thủ công bằng Excel
Đơn giản hơn cả, các nhà đầu tư có thể lọc thủ công cổ phiếu bằng phần mềm Excel. Để thực hiện cách lọc này, các nhà đầu tư chỉ cần thực hiện các bước đơn giản sau:
- Bước 1: Tạo 1 file Excel cá nhân sau đó chia các mã theo ngành hoặc giá
- Bước 2: Nhập các tiêu chí của bộ lọc vào file
- Bước 3: Đánh giá cổ phiếu dựa trên các kết quả thu được.
Những lưu ý mà nhà đầu tư cần chú ý khi lọc cổ phiếu
Hiển nhiên, việc sử dụng các cách lọc cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư tối ưu thời gian và chọn lựa ra được những cổ phiếu tiềm năng. Thế nhưng, hầu hết tất cả các cách lọc này đều có các phân tích cá nhân. Do đó, cách lọc này có thể đúng với người này nhưng lại sai với người khác.
Thêm vào đó, một vài yếu tố khá quan trọng cũng thường bị các nhà đầu tư bỏ qua như tổng nợ/vốn chủ sở hữu, vốn hóa, P/E khi lọc cổ phiếu.
Chính vì thế, sau khi lọc cổ phiếu, các nhà đầu tư nên tiến hành định giá của cổ phiếu ngay lập tức và chọn lựa thời điểm mua bán phù hợp.
Trên đây là tất cả những kiến thức và thông tin được DNSE tổng hợp về cách lọc cổ phiếu tốt nhất dành cho các nhà đầu tư.
Hy vọng, những thông tin này sẽ mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho các nhà đầu tư và quý vị độc giả. Xin trân trọng cảm ơn!