Phân tích kỹ thuật | 13/01/2025

Cách sử dụng các chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch thực tế

Chỉ báo kỹ thuật là một công cụ hỗ trợ cho nhà đầu tư, giúp giảm thiểu thời gian tính toán cũng như hạn chế những sai sót trong quá trình đầu tư. Bài viết sau đây sẽ nói về cách sử dụng các chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch thực tế.

Chỉ báo kỹ thuật là gì?

Tìm hiểu về chỉ báo kỹ thuật
Tìm hiểu về chỉ báo kỹ thuật

Chỉ báo kỹ thuật là công cụ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để dự đoán xu hướng giá của tài sản dựa trên dữ liệu lịch sử về giá và khối lượng giao dịch. Các chỉ báo này được biểu diễn dưới dạng đồ thị hoặc biểu tượng giúp nhà đầu tư dễ dàng hình dung và phân tích dữ liệu.

Chỉ báo kỹ thuật có tác dụng gì?

Khi nhắc tới chỉ báo kỹ thuật, người ta thường nhắc tới ba công dụng sau:

  • Xác định xu hướng: Sử dụng các chỉ báo xu hướng để xác định xu hướng giá hiện tại. Nên kết hợp nhiều chỉ báo để tăng độ tin cậy của kết quả.
  • Xác định điểm mua bán: Sử dụng các chỉ báo dao động để xác định các vùng đảo chiều tiềm năng của xu hướng, từ đó xác định điểm mua bán tiềm năng. 
  • Quản lý rủi ro: Sử dụng các chỉ báo để xác định các điểm hỗ trợ, kháng cự của cổ phiếu hay của các tài sản sinh lãi khác, từ đó có kế hoạch trước với từng kịch bản của thị trường.

Có các loại chỉ báo kỹ thuật nào?

Có hai loại chỉ báo kỹ thuật chính, bao gồm:

  • Chỉ báo xu hướng: Phân tích xu hướng giá hiện tại và dự đoán xu hướng tương lai. Ví dụ: Đường trung bình động (MA), Đường xu hướng (Trendline)…
  • Chỉ báo động lượng: Đo lường cường độ của xu hướng hiện tại để xác định điểm mua bán tiềm năng. Ví dụ: RSI, Stochastic Oscillator,…

Cách xác định xu hướng bằng phương pháp PTKT

Phân tích kỹ thuật là phương pháp dự đoán xu hướng giá của tài sản dựa trên dữ liệu lịch sử về giá và khối lượng giao dịch. Có nhiều cách để sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định xu hướng, bao gồm:

1. Đường xu hướng

Hình minh họa đường xu hướng
Hình minh họa đường xu hướng

Đường xu hướng gồm hai đường: đường xu hướng đỉnh và đường xu hướng đáy. Các đường này được vẽ bằng cách nối các điểm đỉnh và đáy trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đường xu hướng đi lên, có nghĩa là giá cổ phiếu hoặc tài sản đang tăng. 

Ngược lại, nếu đường xu hướng đi xuống, tài sản đang trong xu hướng giảm. Nếu đường xu hướng đi ngang, điều này cho thấy giá cổ phiếu hoặc tài sản không thay đổi nhiều, và nhà đầu tư cần chú ý để theo dõi các biến động tiếp theo.

2. Đường trung bình động (MA)

Hình minh họa đường trung bình động MA
Hình minh họa đường trung bình động MA

MA là đường trung bình của giá trong một khoảng thời gian nhất định.

MA dài hạn (ví dụ MA 200) thường được sử dụng để xác định xu hướng dài hạn, MA ngắn hạn (ví dụ MA 50) được sử dụng để xác định xu hướng ngắn hạn.

Khi giá cắt lên trên MA, đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng giá đang hình thành. Khi giá cắt xuống dưới MA, đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm giá đang hình thành.

Cách tìm điểm đảo chiều theo PTKT

Điểm đảo chiều trong xu hướng có thể được nhận biết qua các chỉ báo động lượng. Khi các chỉ báo này cho thấy xu hướng đang yếu dần, nghĩa là cổ phiếu hoặc hợp đồng phái sinh có thể chuẩn bị thay đổi hướng, tạo ra những điểm đảo chiều tiềm năng.

1. Chỉ báo MACD

Hình minh họa Chỉ báo MACD
Hình minh họa Chỉ báo MACD

MACD bao gồm hai đường MACD và đường xu hướng. Khi MACD cắt lên trên đường xu hướng, đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng giá đang hình thành. Khi MACD cắt xuống dưới đường xu hướng, đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm giá đang hình thành.

Ngoài ra, khi MACD Histogram màu xanh đậm, đồng nghĩa với việc động lực tăng điểm đang chiếm ưu thế và khi chuyển sang màu xanh nhạt tức động lực tăng điểm đang suy yếu. Tương tự với động lực giảm điểm nhưng sẽ được biểu thị dưới màu đỏ đậm và đỏ nhạt.

2. Chỉ báo RSI

Hình minh họa chỉ số RSI
Hình minh họa chỉ số RSI

RSI là chỉ báo đo lường mức độ mạnh yếu của cổ phiếu hoặc phái sinh so với bản thân nó trong quá khứ..

Khi RSI > 70, đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang quá mua và có thể xảy ra điều chỉnh giảm giá.

 Khi RSI < 30, đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang quá bán và có thể xảy ra đợt phục hồi giá.

3. Chỉ báo Bollinger Bands

Hình minh họa chỉ báo Bollinger Bands
Hình minh họa chỉ báo Bollinger Band

Bollinger Bands là công cụ đo biến động giá, gồm dải trên, dải dưới và dải giữa (SMA20). Khi giá chạm dải dưới và tăng lại, cổ phiếu có thể chuyển sang xu hướng tăng. Nếu giá chạm dải trên và suy yếu, có thể quay lại xu hướng giảm.

Khi giá chạm dải trên và duy trì gần đó lâu, xu hướng tăng mạnh. Ngược lại, giá chạm dải dưới và duy trì gần đó lâu, báo hiệu xu hướng giảm mạnh.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan