Chứng khoán | 21/12/2021
Cách tính lãi/lỗ chứng khoán phái sinh cho người mới bắt đầu
Cách tính lãi/ lỗ chứng khoán phái sinh là một trong những điều cơ bản mà nhà đầu tư phái sinh cần nắm rõ. Thị trường phái sinh đang ngày càng trở nên sôi động ở thị trường Việt Nam. Thu hút được đông đảo những nhà đầu tư ưa mạo hiểu và muốn xoay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nhà đầu tư tìm đến thị trường phái sinh khi vẫn chưa nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là lý do khiến hầu hết các nhà đầu tư chứng khoán phái sinh thu lỗ rất đậm.
Những thông tin cơ bản về chứng khoán phái sinh
Cũng như chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh cũng có những khái niệm và đặc tính riêng. Việc hiểu rõ được bản chất sẽ giúp nhà đầu tư tự tin hơn trong giao dịch phái sinh.
Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là những công cụ tài chính. Việc định giá dựa trên giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh bao gồm những loại hàng hóa như: Nông sản, kim loại,… Hoặc các công cụ tài chính như: Cổ phiếu, trái phiếu,…
Có 4 loại chứng khoán phái sinh chính:
- Hợp đồng Kỳ hạn (HĐKH): Hai bên tham gia mua/ bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Với mức giá được xác định trước tại ngày thực hiện giao dịch. Giao dịch dựa trên thỏa thuận pháp lý của 2 bên.
- Hợp đồng Tương lai (HĐTL): Là loại hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa và niêm yết. Hợp đồng này được giao dịch tại thị trường tập trung tức Sở Giao dịch Chứng khoán.
- Hợp đồng Quyền chọn (HĐQC): Khi giao dịch, một bên có quyền yêu cầu bên kia phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở. Mức giá được xác định tại hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm nhất định trong tương lai. Giao dịch dựa trên thỏa thuận pháp lý giữa 2 bên.
- Hợp đồng Hoán đổi (HĐHĐ): Là thỏa thuận pháp lý mà hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền trong tương lai theo một phương thức đã định sẵn.
Chứng khoán phái sinh Việt Nam
Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Bởi lẽ, những nguyên tắc giao dịch của HĐTL có nhiều sự tương đồng với giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở. Việc này đáp ứng được tiêu chí đơn giản và dễ dàng tiếp cận với công chúng đầu tư.
Sản phẩm hợp đồng tương lai cơ bản ở Việt Nam là HĐTL trên chỉ số VN30 (Hợp đồng tương lai chỉ số VN30) và HĐTL trên trái phiếu Chính phủ. Những loại hợp đồng khác sẽ được áp dụng trong tương lai vào thời điểm thích hợp.
Cách tính lãi – lỗ chứng khoán phái sinh
Tại Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Do đó DNSE sẽ giới thiệu đến các bạn cách tính lãi/lỗ hợp hợp đồng tương lai chỉ số VN30.
Cách tính lãi – lỗ chứng khoán phái sinh vị thế cuối ngày
Lãi – lỗ được xác định trên cơ sở chênh lệch giá thanh toán cuối ngày với giá bình quân gia quyền theo số lượng của mỗi loại vị thế. Sau đó được bù trừ ròng để xác định nghĩa vụ thanh toán cuối cùng của nhà đầu tư.
Công thức: VM cuối ngày = (DSPt -VWAP) x số hợp đồng x hệ số
Trong đó:
- DSPt: Chênh lệch giá thanh toán cuối ngày.
- VWAP: Giá bình quân gia quyền theo số lượng.
- Ở vị thế Long: VWAP = giá bình quân gia quyền mua.
- Ở vị thế short: VWAP = giá bình quân gia quyền bán.
- Số hợp đồng: (+) là Long, (-) là Short.
- Nếu không phát sinh giao dịch: VWAP = DSPt – 1
Ví dụ về cách tính lãi – lỗ chứng khoán phái sinh vị thế cuối ngày
Ví dụ về mở vị thế mua:
Trong phiên giao dịch phái sinh, A mở 6 vị thế mua HĐTL VN30F1902 giá 900. Sau đó tiếp tục mở thêm 2 vị thế mua với giá 920,000. Vậy, giá bình quân gia quyền mua = (6 x 900 + 2 x 920) / 8 = 905,000.
Cuối phiên, giả sử A vẫn giữ nguyên vị thế mua đến hết phiên và giá DSP = 920. Vậy, VM = (920-905) x 8 x 100,000 = 12,000,000. Khi đó, tài khoản của A lãi 12,000,000đ
Ví dụ về mở cả vị thế mua và vị thế bán:
Trong phiên giao dịch phái sinh, B mở 3 vị thế mua HĐTL VN30F1902 giá 920. Sau đó tiếp tục mở thêm 2 vị thế mua với giá 930.
Vậy giá bình quân gia quyền mua: (3×920+2×930)/5 = 924.
Tiếp đến, B mở tiếp 2 vị thế bán với giá 925.
Cuối ngày, B vẫn giữ nguyên trạng thái tài khoản đến hết phiên và giá DPS = 930. Vậy ta tính được lãi – lỗ như sau:
VM = (930 – 924) x 5 x 100,000 + (930 – 925) x (-2) x 100,000 = 2,000,000.
Khi đó, tài khoản của B lãi 2,000,000đ.
Tại Việt Nam, tuy chứng khoán phái sinh là một kênh đầu tư còn mới lạ nhưng đã thu hút được nhiều nhà đầu tư. Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh đầu tiên và đang được phổ biến trong giới đầu tư. Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về chứng khoán phái sinh và cách tính lãi – lỗ chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.