Phân tích kỹ thuật | 04/01/2023

Chạy giá trong phân tích kỹ thuật là gì? Ví dụ về chạy giá

Chạy giá trong phân tích kỹ thuật là một loạt những biến động về giá liên tiếp xảy ra cùng một hướng quan sát được trong chứng khoán, lĩnh vực hoặc chỉ số cụ thể. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của hiện tượng chạy giá này nhé!

Chạy giá trong phân tích kỹ thuật là gì
Chạy giá trong phân tích kỹ thuật là gì

Chạy giá trong phân tích kỹ thuật là gì?

Chạy giá là một loạt những biến động về giá liên tiếp xảy ra cùng một hướng quan sát được trong chứng khoán, lĩnh vực hoặc chỉ số cụ thể. Nếu như giá cổ phiếu tăng mỗi ngày ở 5 phiên giao dịch liên tiếp, giá cổ phiếu lúc này được cho là đang nằm trong giai đoạn chạy giá tăng hay giai đoạn tăng giá. Thông thường, nhà đầu tư sẽ dễ tìm kiếm cơ hội sinh lời trong thị trường xu hướng giá tăng.

Đặc điểm của chạy giá

  • Hiện tượng chạy giá thường được hình thành trong xu hướng tăng hoặc giảm giá kéo dài. Nếu như giá cổ phiếu tăng mỗi ngày trong 5 phiên giao dịch liên tiếp thì lúc này cổ phiếu được xem như đang giai đoạn chạy giá tăng hay còn được gọi là giai đoạn tăng giá. Ngược lại, chạy giá giảm là hiện tượng giá chứng khoán giảm ở những ngày giao dịch liên tiếp.
  • Chạy giá thường xuất hiện theo một trình tự nhất định. Ví dụ như chạy giá giảm xuất hiện ngay sau giai đoạn giá tăng. Thông thường, nhà giao dịch sẽ phân tích biểu đồ giá để nhận dạng tín hiệu giá tăng hoặc giảm.
  • Khối lượng giao dịch sau mỗi biến động giá như chỉ báo sức mạnh của lần chạy giá đó. Chính vì vậy, khi quan sát chạy giá, nhà đầu tư cần quan tâm tới cả khối lượng giao dịch. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác liên quan đến biến động giá như các chỉ báo kỹ thuật và các mô hình biểu đồ giá khác cũng cần được quan tâm.      
  • Không có một khung thời gian cụ thể nào để xác định hiện tượng chạy giá. Tuy nhiên, hầu hết nhà giao dịch sẽ xem ba phiên giao dịch tăng giá liên tiếp trở lên là một lần chạy giá.  

Ví dụ thực tế về chạy giá

Ví dụ thực tế về hiện tượng chạy giá
Ví dụ thực tế về hiện tượng chạy giá

Biểu đồ trên là ví dụ điển hình về hiện tượng chạy giá của quỹ hoán đổi danh mục SPDR S&P 500 ETF (SPY). Cổ phiếu SPY đã trải qua đợt tăng giá liên tiếp từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 02/2017. Sau mô hình 3 chàng lính trắng xuất hiện, giá cổ phiếu tiếp tục tăng trong 3 tuần tiếp theo. Đợt chạy giá này gồm 6 phiên giao dịch có giá dịch chuyển liên tiếp cao hơn.

Hiện tượng chạy giá và mô hình 3 chàng lính trắng

Hiện tượng chạy giá và mô hình 3 chàng lính trắng
Hiện tượng chạy giá và mô hình 3 chàng lính trắng

Một trong những mô hình hữu ích được các nhà đầu tư áp dụng khi phân tích các lần chạy giá là mô hình 3 chàng lính trắng. Đây là mô hình nến tăng giá, thường được sử dụng để dự đoán sự đảo chiều của xu hướng giảm giá.

Mô hình nến 3 chàng lính trắng thường xảy ra sau một xu hướng giảm giá. Tuy nhiên, đôi khi mô hình này cũng xuất hiện trong một xu hướng tăng giá. Dù xuất hiện vị trí nào, mô hình nến này vẫn là tín hiệu cho sự tăng giá sau đó.

Mô hình 3 chàng lính trắng gồm có 3 chân nến dài liên tiếp. Trong đó, giá mở cửa mỗi nến ngang với giá đóng cửa của nến trước đó. Giá đóng cửa mỗi nến cao hơn so với giá đóng cửa của nến trước đó. Chân nến trong mô hình này thường có bóng nến ngắn, lý tưởng nhất là không có bóng nến.

Ngoài mô hình nến 3 chàng lính trắng, nhà đầu tư cũng có thể áp dụng mô hình nến Bullish Engulfing khi phân tích các lần chạy giá. Mô hình này gồm có 2 nến, nến thứ nhất là cây nến giảm màu đỏ. Cây nến thứ hai màu xanh và có độ dài thân nến bao phủ toàn bộ cây nến thứ nhất.

Trên đây là thông tin chi tiết về hiện tượng chạy giá trong phân tích kỹ thuật. Hy vọng qua những thông tin về hiện tượng chạy giá mà DNSE chia sẻ ở bài viết mang tới cho quý độc giả nhiều thông tin bổ ích!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan