Chứng khoán | 22/10/2022
Cháy tài khoản chứng khoán là gì? Cần làm gì khi bị cháy tài khoản?
Cháy tài khoản là nỗi sợ lớn nhất khi nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. Vậy cháy tài khoản chứng khoán là gì? Nguyên nhân và cách giải quyết khi gặp phải trường hợp đó là như thế nào? Hãy cùng DNSE làm sáng tỏ qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Cháy tài khoản chứng khoán là gì?
Margin hay giao dịch ký quỹ thường được các nhà đầu tư sử dụng để vay tiền từ các công ty chứng khoán. Đây là một dạng đòn bẩy tài chính. Theo đó, nhà đầu tư có thể dùng tiền mua cổ phiếu, sau đó dùng chính số cổ phiếu đã mua được để thế chấp nhằm mục đích vay thêm tiền từ các công ty chứng khoán. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư tối ưu hóa nguồn vốn nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận.
Cháy tài khoản chứng khoán là khi nhà đầu tư bị thua lỗ và mất hết toàn bộ số tiền đã đầu tư. Đây là một thuật ngữ do các nhà đầu tư Việt Nam đặt ra.
Khi nào bị cháy tài khoản chứng khoán?
Call Margin còn được gọi là “lệnh gọi ký quỹ”. Đây là tình huống công ty chứng khoán yêu cầu khách hàng nộp tiền hoặc tăng số lượng chứng khoán thế chấp để giữ tỷ lệ cho vay margin ở mức an toàn. Nếu bị Call Margin quá nhiều lần thì nhà đầu tư sẽ có nguy cơ bị cháy tài khoản. Ngoài ra, việc cháy tài khoản còn diễn ra khi tỷ lệ “giá trị tài sản ròng / giá trị chứng khoán” thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì do công ty chứng khoán quy định.
Nguyên nhân dẫn đến cháy tài khoản chứng khoán
Gồng lỗ
Sau khi giao dịch được thực hiện, giá đã đi ngược lại với kỳ vọng của nhà giao dịch, nhưng thay vì cắt lỗ, nhiều nhà giao dịch lại cố chấp giữ lệnh với hy vọng điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Nếu may mắn, giá có thể sẽ đi theo đúng hướng bạn muốn. Tuy nhiên, ngược lại, bạn sẽ gặp nguy cơ bị cháy tài khoản bất cứ lúc nào.
Tiếp tục nhồi lệnh
Con người có bản năng không chấp nhận sai lầm của mình, không chấp nhận thiệt hại của mình, và các nhà đầu tư cũng vậy. Khi thực hiện gồng lỗ sau khi thấy giá có hiện tượng đi ngược, nhiều nhà đầu tư còn tiếp tục nhồi lệnh để trung bình giá.
Thật ra, việc trung bình giá xuống đúng lúc sẽ giúp nhà đầu tư nhanh hoà vốn hơn. Tuy nhiên, hành động này sẽ làm trình trạng đầu tư xấu đi nhanh hơn nếui bạn lựa chọn sai thời điểm để trung bình giá. Tức là trung bình giá xong thì giá vẫn cứ giảm nữa. Điều này sẽ khiến tài khoản của bạn cháy nhanh hơn bao giờ hết!
Giao dịch khối lượng quá lớn
Tuy sở hữu tài khoản nhỏ nhưng bạn lại thích giao dịch với khối lượng lớn. Một lẽ đương nhiên là bạn sẽ thắng lớn nếu thị trường đi theo đúng hướng mà bạn phân tích. Tuy nhiên, nếu thị trường biến động quá nhanh, tài khoản của bạn sẽ không còn là một đốm lửa nhỏ nữa. Lúc này, tài khoản của bạn sẽ như một đám cháy được đổ thêm dầu.
Làm gì khi bị cháy tài khoản?
Hãy biết chấp nhận thua lỗ
Cũng giống như một người chơi bạc, với tâm lý càng thua càng muốn gỡ, bạn không những không lấy lại được tiền mà còn mất nhiều hơn. Ngoài ra, việc mất tiền liên tục sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái tiêu cực và mất tập trung. Và sau đó, bạn lại tiếp tục đưa ra những quyết định tồi tệ. Vì vậy, khi tài khoản của bạn bị cháy, hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để chấp nhận sự thật.
Tìm hiểu nguyên nhân
Cháy tài khoản là điều mà hầu như trader kinh nghiệm nào cũng phải trải qua nên không có gì phải sợ. Sau khi bị ngã, điều quan trọng nhất là bạn phải có đủ tỉnh táo để tìm ra nguyên nhân khiến mình bị ngã. Hãy ghi lại tất cả những lý do khiến bạn bị cháy tài khoản và nhắc nhở bản thân không được phạm phải sai lầm này trong những lần giao dịch tiếp theo.
Hồi phục tinh thần
Trong lúc tuyệt vọng, tốt nhất là bạn hãy tạm rời xa thị trường một thời gian. Hãy làm điều gì đó để tạm thời quên đi lần thất bại đó. Chẳng hạn như dành tặng cho bản thân một chuyến đi ngắn ngày, tham gia một câu lạc bộ thể thao, hoặc đơn giản là đi xem phim,…
Đây là cách điều tiết và cân bằng lại cảm xúc của bạn. Sau tất cả, bạn đã trở lại và biết cách biến nỗi đau thành sức mạnh. Bạn đã học các quy tắc của trò chơi và bây giờ bạn đã sẵn sàng tham gia thị trường theo các quy tắc đó.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ khái niệm cháy tài khoản chứng khoán là gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được các nguyên nhân cũng như cách giải quyết khi gặp phải tình huống trên.