Kinh tế | 20/04/2024

Chế độ bản vị vàng là gì? Sụp Đổ của Bản Vị Vàng

Chế độ bản vị vàng, một tiêu chuẩn tài chính quốc tế từng chi phối nền kinh tế toàn cầu, dựa trên việc sử dụng vàng làm cơ sở cho cung ứng tiền tệ và định giá tỷ giá hối đoái.

Chế độ bản vị vàng là gì?

Bản vị vàng (hay Gold Standard) là một hệ thống tiền tệ, trong đó giá trị của tiền tệ một quốc gia được định giá dựa trên một lượng vàng nhất định.

Trong chế độ này, các quốc gia cam kết hoán đổi tiền giấy của mình lấy vàng theo tỷ lệ cố định đã được thỏa thuận.

Mỗi quốc gia đặt ra một mức giá cố định cho vàng và duy trì việc mua bán vàng theo mức giá này. Giá cố định này sau đó sẽ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị của tiền tệ quốc gia, đảm bảo tính ổn định và dễ dự đoán cho nền kinh tế.

Đặc điểm của chế độ bản vị vàng

  • Chính phủ cam kết với người dân có thể quy đổi tiền sang vàng hoặc ngược lại bất cứ khi nào. 
  • Nhờ có chế độ bản vị vàng, các nước không thể tùy tiện in thêm tiền giấy. Điều này giúp giá trị của đồng tiền được ổn định, hạn chế tối đa lạm phát.
  • Người dân ngày càng tin tưởng đồng tiền hơn, sẵn sàng đổi vàng lấy tiền. Khi người dân sử dụng tiền sẽ giúp thúc đẩy mua bán trao đổi hàng hóa, kích thích tăng trưởng kinh tế. 
Vàng là sự đảm bảo để in tiền tệ
Vàng là sự đảm bảo để in tiền tệ

Ưu nhược điểm của bản vị vàng

Ưu điểm: 

  • Chế độ bản vị vàng giúp ổn định giá trị của tiền tệ vì giá trị của vàng tương đối ít biến động.
  • Vàng được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, dễ dàng trở thành phương tiện để trao đổi. 
  • Các quốc gia tham gia vào chế độ bản vị vàng buộc phải tuân thủ các quy tắc tài chính chặt chẽ để duy trì tỷ giá hối đoái cố định với vàng. Điều này giúp hạn chế lạm phát, bảo vệ sức mua của người tiêu dùng.
  • Hệ thống này tạo điều kiện cho giao dịch toàn cầu mà không lo ngại về rủi ro tỷ giá, nhờ vào việc các quốc gia sử dụng tiền tệ có giá trị bằng vàng.

Nhược điểm: 

  • Số lượng vàng có hạn nên bị thiếu hụt nguồn cung. Hàng hóa ngày càng tăng giá theo sự phát triển của nền kinh tế cộng thêm nạn đầu cơ tích trữ vàng. Điều này khiến Chính phủ phải nâng giá vàng lên để đáp ứng nhu cầu giao dịch. 
  • Khả năng mở rộng tiền tệ bị giới hạn bởi lượng vàng, làm hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế.
  • Chế độ bản vị vàng không đủ khả năng để đối phó với suy thoái hoặc giảm phát lớn. Sự cứng ngắc của vàng sẽ khiến nền kinh tế trở nên kém linh hoạt, không tạo ra nguồn cung tiền tệ và chính sách tài khóa. 

Lịch sử và sự sụp đổ của bản vị vàng

Mối quan hệ giữa các quốc gia và sự sụp đổ của chế độ 
Mối quan hệ giữa các quốc gia và sự sụp đổ của chế độ

Trong hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 1 và 2

  • Năm 1821, Vương quốc Anh tiên phong sử dụng chế độ bản vị vàng và lan rộng ra các nước châu Âu. Mỹ được cho là quốc gia sử dụng chế độ bản vị muộn nhất. 
  • Năm 1874, chế độ này trở nên phổ biến và hưng thịnh trên toàn quốc, giá vàng luôn được giữ ở mức ổn định. Các nước áp dụng bản vị vàng đã phối hợp giao thương với nhau rất tốt. 
  • Năm 1914 – 1944: Sau khi trải qua chiến tranh thế giới lần 1 và lần 2, các quốc gia rất cần tiền mặt để khôi phục nền kinh tế. Trong khi vàng càng ngày càng hiếm, lượng tiền in ra không ra không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Mặc dù thời kỳ này bản vị vàng chưa bị phá bỏ nhưng dần suy thoái, không còn phù hợp nữa. 

Sau chiến tranh thế giới thứ 2

  • Cả hai thế chiến Mỹ là nước là được hưởng lợi nhiều nhất. Lúc này Mỹ đã chiếm đến ¾ trữ lượng vàng toàn cầu, ¼ còn lại chia đều cho thế giới. Sau chiến tranh, châu Âu gần như không còn lại gì. Lúc này Mỹ có rất nhiều vàng nên đã được phép in rất nhiều tiền đô la. Vì vậy, Mỹ đã cho các nước châu Âu vay tiền để phục hồi kinh tế sau chiến tranh. 
  • Năm 1944: Các cường quốc phe chính yếu gồm Mỹ, Anh, Pháp đã họp lại để đưa ra một hệ thống tiền tệ mới Bretton Woods “bản vị Đô la”. Các đồng tiền trên thế giới sẽ được bảo trợ bởi đô la và đô la sẽ được bảo trợ bởi vàng. Lúc này, đồng USD được neo theo vàng với giá trị 35 USD = 1 ounce. 
  • Do nhu cầu về đồng USD này càng tăng, Mỹ đã in rất nhiều tiền và không có tỷ lệ vàng dự trữ được thiết lập. Sự in tiền vô tội vạ như vậy đã khiến châu Âu cảm thấy không ổn. Vậy nên, nhiều nước châu Âu đã bán đô la để mua lại vàng. Mỹ đã phải đổi 50% lượng vàng hiện có và số tiền gửi về Mỹ để đổi sang vàng gấp 12 lần số vàng Mỹ hiện có. 
  • Năm 1971: Tổng thống Mỹ Nixon đã bãi bỏ Bản vị vàng khỏi đồng đô la. Điều này đồng nghĩa giá trị cố định của đồng đô la bị gỡ bỏ, cho phép nó thả nổi trên thị trường. Hệ quả ngay lập tức khiến đồng USD bị mất giá. 
  • Năm 1973: Bản vị vàng chính thức sụp đổ trên toàn thế giới.

Tiền pháp định – Sự thay thế cho bản vị vàng

Tiền pháp định là gì?

Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều bỏ bản vị vàng và thay thế bằng tiền pháp định.

Tiền pháp định (Fiat) là loại tiền tệ do chính phủ một quốc gia phát hành và không được bảo chứng bởi bất kỳ hàng hóa vật lý nào như vàng hay bạc.

Không có giá trị nội tại, tiền pháp định vẫn có thể đảm bảo vai trò là phương tiện thanh toán chính thức, được chấp nhận trong mọi giao dịch kinh tế và xã hội trong phạm vi quốc gia đó. Sự ổn định và giá trị của tiền pháp định phụ thuộc vào chính sách kinh tế, quản lý tiền tệ của ngân hàng trung ương, và sự ổn định chính trị của quốc gia phát hành.

Tiền pháp định của mỗi quốc gia
Tiền pháp định của mỗi quốc gia

Ví dụ: Đô la Mỹ (USD), Euro (EUR), và Việt Nam Đồng (VND) là các ví dụ của tiền pháp định. Giá trị của những đồng tiền này không dựa trên tài sản vật lý như vàng hay bạc mà phụ thuộc vào sự hỗ trợ và bảo đảm của chính phủ các quốc gia phát hành.

Ưu và nhược điểm của tiền pháp định

Ưu điểm:

  • Tính ổn định và kiểm soát: Tiền pháp định cho phép nhà nước và ngân hàng trung ương điều chỉnh nguồn cung tiền một cách linh hoạt, giúp quản lý nền kinh tế hiệu quả hơn.
  • Chi phí phát hành thấp: Phát hành tiền pháp định ít tốn kém hơn so với việc duy trì dự trữ vàng hoặc kim loại quý.
  • Thuận tiện cho giao thương quốc tế: Do sự chấp nhận rộng rãi, tiền pháp định làm cho các giao dịch quốc tế trở nên thuận lợi hơn.
  • Không phụ thuộc vào dự trữ vàng: Điều này giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên hạn chế và biến động giá của vàng.

Nhược điểm:

  • Nguy cơ lạm phát: Việc in tiền không giới hạn có thể dẫn đến lạm phát, làm giảm giá trị tiền tệ.
  • Giá trị tiềm ẩn bị tổn hại: Việc tăng nguồn cung tiền có thể làm suy yếu giá trị tiền tệ và gây ra bất ổn kinh tế.
  • Sự phụ thuộc vào Chính phủ: Sự ổn định và niềm tin vào tiền pháp định phụ thuộc lớn vào sự ổn định và uy tín của chính phủ.
  • Thiếu minh bạch và ảnh hưởng con người: Do kiểm soát chủ yếu nằm ở nhà nước, tiền pháp định có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định chính trị, thiếu minh bạch và công bằng.

Những yếu tố này cần được cân nhắc cẩn thận để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Thị Hậu

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan