Doanh nghiệp | 06/04/2024

Chỉ số PEG là gì? Cách tra cứu và tính PEG cho nhà đầu tư

Chỉ số PEG – yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư khám phá giá trị thực sự của cổ phiếu là gì? Tại sao nhiều chuyên gia tài chính tin rằng PEG cung cấp một góc nhìn toàn diện hơn, giúp đánh giá tiềm năng tăng trưởng mà tỷ lệ P/E thông thường không thể hiện đủ? Hãy cùng DNSE tìm hiểu chỉ số này có thể nâng cao chiến lược đầu tư của bạn trong bài viết sau đây.

Những điều cần biết về chỉ số PEG
Những điều cần biết về chỉ số PEG

Chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG( Price/Earnings to Growth) là một công cụ phân tích tài chính được sử dụng để đánh giá giá trị của một số cổ phiếu. Nó kết hợp giá trị P/E (Price/Earnings) và tốc độ tăng trưởng thu nhập của công ty đó.

Công thức tính PEG

Tỷ lệ PEG: Được tính bằng cách chia tỷ lệ P/E cho tốc độ tăng trưởng thu nhập.  Công thực cụ thể như sau:

Trong đó :

  • P/E (Price to Earnings ratio): đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earnings per Share).

Đồng thời P/E thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư về việc cổ phiếu đó sẽ tăng trưởng trong tương lai và là thước đo thời gian hoàn vốn đầu tư (tương đối).

  • G: Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (EPS Growth Rate) được tính theo kết quả dự phóng EPS (forward EPS)

PEG thể hiện sự so sánh P/E với giả định tăng trưởng (G) của doanh nghiệp trong tương lai sẽ giúp bạn xác định được mức độ khả thi của chỉ số P/E. Bởi vì điều cần nhớ khi mua cổ phiếu là kỳ vọng vào giá trị tương lai chứ không phải là kết quả quá khứ, tốc độ tăng trưởng tương lai mới là yếu tố quyết định đến chỉ số PEG.

PEG được đánh giá là một chỉ số quan trọng, giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu đang bị định giá thấp bên cạnh các chỉ số như P/E và P/B.

Đánh giá chỉ số PEG

  • PEG =1: Giá cổ phiếu bằng giá trị thực.

Thị trường đang phản ánh giá cổ phiếu tương đồng với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của nó.

  • PEG > 1: Cổ phiếu đang bị định giá quá cao

Thị trường đang trả cho cổ phiếu mức thị giá cao hơn khả năng tăng trưởng mà doanh nghiệp đó có thể đạt được và nhà đầu tư đang có kỳ vọng quá mức vào cổ phiếu này. Điều này thường diễn ra với các công ty ngành nghề có lợi thế cạnh tranh cao và hoặc ngành có tính đầu cơ cao hoặc ngành nghề có tính chu kỳ.

  • PEG < 1:  Cổ phiếu đang bị định giá thấp

Thị trường đang trả cho cổ phiếu mức thị giá thấp hơn khả năng tăng trưởng doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai.  Điều này thể hiện hà đầu tư không kỳ vọng vào mức tăng trưởng của công ty trong tương lai tương xứng với các số liệu báo cáo hiện tại hoặc công ty chưa được sự chú ý đúng mức của thị trường.

Khi nào PEG có giá trị âm?

Nếu PEG âm thường chúng ta nên sử dụng phương pháp khác để định giá doanh nghiệp

  • P/E âm  tức là doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ và lúc này chỉ số không có ý nghĩa về định giá và kinh tế. Bạn sử dụng phương pháp khác để định giá doanh nghiệp
  • G âm: Nhà đầu tư dự đoán mức tăng trưởng trong tương lai sẽ thấp hơn mức tăng trưởng của hiện tại và quá khứ.

Điều này có thể xảy ra bởi các nguyên nhân như môi trường kinh doanh trở khó khăn và cạnh tranh hơn, công ty chưa có sự ổn định trong vận hành và kinh doanh,..

Cách tra cứu và tính PEG cho nhà đầu tư

Chỉ số P/E có thể tính chính xác vì dựa trên dữ liệu quá khự Trái lại, tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G) được tính theo kết quả dự phóng EPS -kết quả ở tương lai , tức là sẽ không có cách nào giúp bạn tính ra được con số tuyệt đối với một điều chưa xảy ra khi đến ban lãnh đạo công ty cũng chỉ phóng đoạn và đưa ra con số kế hoạch kinh doanh

  • Bạn có thể dùng các công thức tốc độ tăng trưởng trung bình (AAGR) hay tăng trưởng kép (CAGR) để điều chỉnh các mức dự phóng tăng trưởng hợp lý
  • Bạn cũng có thể lấy con số tăng trưởng dự phóng của trung bình ngành trên báo chí và điều chỉnh lại hợp lý với vị thế cạnh tranh của công ty bạn đang phân tích.
  • Bạn cũng có thể lấy kế hoạch kinh doanh công bố của doanh nghiệp (dựa vào lợi nhuận sau thuế, số cổ phiếu phát hành thêm,..) là căn cứ dự phóng EPS. Nhưng cần cẩn thận đánh giá tính khả thi các con số doanh kế hoạch nghiệp vì nhiều doanh nghiệp không đạt được chỉ tiêu kế hoạch và nhằm mục đích làm đẹp báo cáo.

Lưu ý khi tính chỉ số PEG

  • Tránh xa các công ty bất ổn nên tập trung vào các doanh nghiệp có tính ổn định và dự đoán được.
  • Tránh xa cổ phiếu các công ty có chỉ số G quá cao vì nó thường tiềm ẩn rủi ro vì việc duy trì kéo dài tốc độ tăng trưởng đó thường rất khó. Nó thường xảy đến với một số ngành nghề bùng nổ trong 1 giai đoạn nhất định và ít ý nghĩa để dự báo.
  • Đánh giá tăng trưởng trung bình lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn 3-5 năm chứ không chỉ trong một giai đoạn quá ngắn nhằm tránh các biến động ngắn hạn.
  • Với các doanh nghiệp tiện ích năng lượng có tốc độ tăng trưởng thấp khiến PEG >1  nhưng có dòng tiền mặt cao thường trả cổ tức đều đặn, chỉ số PEG được mở rộng để đánh giá  bao hàm lợi thế đó

Các cách tra cứu PEG cho nhà đầu tư mới

Hầu hết các trang thông tin (hoặc có thể update trong Amibroker)  đều có dữ liệu chỉ số P/E, EPS. Nhà đầu tư có thể lấy trên các trang này hoặc báo cáo của các nguồn dữ liệu đáng tin cậy, ví dụ trang dữ liệu của cafef.vn

Hãy nhớ PEG là một chỉ số mang tính ước tính và nên sử dụng kèm theo các chỉ số tài chính khác để có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Ánh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan