Chứng khoán | 31/12/2021

Chia tách cổ phiếu là gì? Doanh nghiệp được, mất gì khi chia tách?

Chia tách cổ phiếu khiến số lượng cổ phiếu của một doanh nghiệp tăng lên trong khi vốn điều lệ không đổi. Là một nhà đầu tư, liệu bạn đã hiểu tường tận về chia tách cổ phiếu là gì? Và vì sao doanh nghiệp phải thực hiện chia tách cổ phiếu?

Chia tách cổ phiếu là gì? 

Khái niệm về chia tách cổ phiếu
Khái niệm về chia tách cổ phiếu

Chia tách cổ phiếu trong tiếng Anh là Stock split. Chia tách cổ phiếu là hoạt động được các công ty phát hành cổ phiếu thực hiện. Qua việc tăng số lượng cổ phiếu và làm giảm mệnh giá cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ tách nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến khối lượng vốn của công ty. Giá trị thực tế vốn tham gia vẫn được phản ánh một cách hiệu quả.

Ví dụ về chia tách cổ phiếu: Năm 2021, công ty A cổ phần hóa và phát hành 1.000 cổ phiếu với mệnh giá 100 nghìn đồng/1cp. Năm 2022, công ty A quyết định chi tách cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1. Điều này nghĩa là nếu trước kia bạn nắm giữ 1 cổ phiếu thì hiện tại sẽ là 2 cổ phiếu và tổng cổ phiếu phát hành của công ty A hiện nay là 2.000 cổ phiếu. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của công ty cũng bị chia cắt còn 50 nghìn/ 1 cp. 

Các hình thức phân tách cổ phiếu

Để thực hiện việc phân tách cổ phiếu, doanh nghiệp sẽ sử dụng những hình thức khác nhau. Mỗi hình thức sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến giá cổ phiếu trên sàn, vốn và lợi ích của nhà đầu tư. Do đó, hiểu rõ bản chất của mỗi hình thức chia tách cực kỳ quan trọng. 

Hình thức 1: Chia cổ tức bằng cổ phiếu

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu được hiểu như thế nào? Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.”

Chia cổ tức bằng cổ phiếu là việc công ty sẽ phát hành thêm một số lượng cổ phiếu để trả cho cổ đông. Về cơ bản, hình thức này không làm thay đổi về tài chính của công ty, chỉ thay đổi về mặt bút toán và kế toán. 

Đặc điểm: 

  • Số lượng cổ phiếu tăng lên.
  • Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) sẽ giảm xuống. 
  • Việc này có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh giá của ngày giao dịch không hưởng quyền. 
  • Dòng tiền không thể vào doanh nghiệp. Bản chất của việc làm này là công ty làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành lên và không phát sinh bất cứ dòng tiền nào chảy vào doanh nghiệp. 
  • Vốn chủ sở hữu không đổi và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư không thay đổi. 
  • Nguồn chi cổ phiếu bằng cổ tức sẽ từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khác. 

Hình thức 2: Phát hành cho cổ đông hiện hữu

Là quyền mua cổ phiếu ưu tiên dành cho các cổ đông hiện hữu của công ty. Lúc này, những cổ đông đang nắm giữ cổ phần doanh nghiệp được mua cổ phiếu thường mới phát hành với giá ưu đãi (thường thấp hơn giá thị trường). Và quyền này thường chỉ có thời hạn ngắn từ 30 đến 45 ngày. 

Đặc điểm: 

  • Số lượng cổ phiếu tăng lên.
  • Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) sẽ giảm xuống. 
  • Việc này có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh giá của ngày giao dịch không hưởng quyền. 
  • Dòng tiền có chảy vào doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu mới, sẽ có nhà đầu tư bỏ tiền để sở hữu những cổ phiếu này. Điều này đồng nghĩa với dòng tiền từ công chúng chảy vào doanh nghiệp. 
  • Vốn chủ sở hữu tăng lên.
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư sẽ giảm xuống nếu không thực hiện quyền mua và không đổi nếu thực hiện. 
  • Có 4 hình thức phân tách phổ biến
    Có 4 hình thức phân tách phổ biến

Hình thức 3: Phát hành riêng lẻ

Phát hành cổ phiếu riêng lẻ là việc phát hành chứng khoán được bán trong một phạm vi người mua nhất định. Thông thường các đối tượng người mua thường là cổ đông chiến lược hoặc nhà đầu tư chuyên nghiệp. Việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ thường chịu sự điều chỉnh của Luật công ty. 

Đặc điểm: 

  • Số lượng cổ phiếu tăng lên.
  • Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) sẽ giảm xuống. 
  • Việc này không ảnh hưởng đến việc điều chỉnh giá của ngày giao dịch không hưởng quyền. 
  • Dòng tiền có chảy vào doanh nghiệp. 
  • Vốn chủ sở hữu tăng lên.
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư sẽ giảm xuống theo phần trăm. 

Hình thức 4: ESOP

Là việc doanh nghiệp phát hành một lượng cổ phiếu bán cho các thành viên trong HĐQT, ban giám đốc và nhân viên trong công ty. Mức giá bán rẻ hơn rất nhiều so với thị trường và được xem là phần thưởng dành cho cán bộ nhân viên. 

Đặc điểm: 

  • Số lượng cổ phiếu tăng lên.
  • Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) sẽ giảm xuống. 
  • Việc này không ảnh hưởng đến việc điều chỉnh giá của ngày giao dịch không hưởng quyền. 
  • Dòng tiền có vào doanh nghiệp nếu mua với giá ưu đãi. Và không có dòng tiền vào nếu mua với giá 0 đồng. 
  • Vốn chủ sở hữu không đổi nếu mua với giá 0 đồng, tăng nếu mua với giá ưu đãi. 
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư sẽ giảm xuống.  
  • Nguồn chi cổ phiếu bằng cổ tức sẽ từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khác. 

Mục đích của việc phân tách cổ phiếu là gì? 

Phân tách cổ phiếu giúp làm tăng số lượng và làm giảm mệnh giá cổ phiếu với tỷ lệ tương ứng. Do đó, giá cổ phiếu sẽ giảm tương ứng khiến các giao dịch trở nên dễ dàng hơn. Thông thường các công ty thường chia tác cổ phiếu với 3 mục đích sau: 

Chia tách cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị thực của cổ phiếu
Chia tách cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị thực của cổ phiếu
  • Muốn làm giảm giá cổ phiếu, tăng tính thanh khoản: Giả sử, giá cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường bị đẩy lên quá cao. Điều này sẽ khiến tính thanh khoản của cổ phiếu giảm sút, khó mua bán hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ tiến hành tách cổ phiếu để làm giảm giá, giúp nhiều nhà đầu tư phổ thông tiếp cận dễ hơn. 
  • Thúc đẩy giá cổ phiếu: Khi tách cổ phiếu, số lượng cổ phiếu tăng lên, và mệnh giá giảm đi. Về cơ bản thì tỷ lệ phần trăm sở hữu của các nhà đầu tư là không đổi. Tuy nhiên, sau khi tách, cổ phiếu sẽ có tính thanh khoản cao hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư. Cùng với đó, doanh nghiệp giữ lại phần lợi nhuận để tiếp tục mở rộng kinh doanh. Điều này góp phần thúc đẩy việc tăng giá cổ phiếu, mang lại lợi nhuận hấp dẫn hơn. 
  • Thu hút nhà đầu tư phổ thông: Cổ phiếu giá cao sẽ hạn chế số lượng cổ đông nắm giữ. Khi chia tách, số lượng cổ phiếu sẽ tăng và giá của nó sẽ giảm. Điều này giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ thuận lợi mua bán và sở hữu cổ phiếu hơn. 

Giải đáp 1001 thắc mắc về chia tách cổ phiếu

Phân tách cổ phiếu là một hoạt động đặc biệt, tác động trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư. Vì vậy, luôn có rất nhiều thắc mắc xoay quanh chủ đề này. Sau đây, DNSE sẽ giải đáp một số thắc mắc phổ biến mà hầu như nhà đầu tư nào cũng gặp phải. 

Phân tách cổ phiếu giúp tài sản của nhà đầu tư nắm giữ cao hơn? 

Đây là suy nghĩ hoàn toàn SAI. Bởi phân tách chỉ làm tăng số lượng cổ phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ, còn giá trị tài sản vẫn không đổi. Cụ thể như sau: vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sau khi chia tách cổ phiếu không đổi, số lượng cổ phiếu tăng lên thì mệnh giá cổ phiếu sẽ giảm đi. Như vậy, trước khi phân tác bạn nắm giữ bao nhiêu tài sản doanh nghiệp, thì sau phân tác vẫn sẽ giữ nguyên. 

Ví dụ: Ban đầu bạn có 1 tờ 500 nghìn. Sau đó bạn vào ngân hàng đổi 500 nghìn này thành các mệnh giá 100 nghìn và nhận được 5 tờ. Như vậy, trước và sau khi đổi bạn vẫn có 500 nghìn. Điều khác biệt là trước bạn có 1 tờ, sau bạn có 5 tờ. 

Phân tách cổ phiếu khiến vốn hóa doanh nghiệp tăng lên? 

Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp KHÔNG tăng sau khi tách cổ phiếu. Bạn có thể hiểu đơn giản, nếu vốn hóa doanh nghiệp tăng sau khi chia tách cổ phiếu. Vậy thì doanh nghiệp nào cũng thường xuyên làm điều này để tăng vốn mà không cần kinh doanh, sản xuất. 

Nhìn chung, chia tách cổ phiếu là hoạt động khá đặc biệt trong mỗi doanh nghiệp. Việc chia tách có thể tác động trực tiếp đến quyền lợi và lợi nhuận của nhà đầu tư. Vì vậy, bạn cần nắm các kiến thức về nó để đầu tư an toàn và sáng suốt. Hy vọng những thông tin về chia tách cổ phiếu là gì ở trên có thể giúp bạn hiểu rõ hoạt động này. Và đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức bổ ích nhé. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Thị Hậu

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan