Chứng khoán | 25/10/2022

CHỨNG QUYỀN BÁN LÀ GÌ VÀ CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA NÓ NHƯ THẾ NÀO?

Chứng quyền là sản phẩm tài chính đối với nhiều nhà đầu tư vẫn còn rất xa lạ. Trong chứng quyền có chứng quyền bán và chứng quyền mua. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về chứng quyền bán. Vậy chứng quyền bán là gì ? Cách thức mà nó hoạt động ra sao ? Tại sao các công ty lại phải sử dụng chứng quyền bán ? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây cùng DNSE nhé !

Chứng quyền bán - Cách thức hoạt động
Chứng quyền bán – Cách thức hoạt động

Chứng quyền bán là gì?

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu khái niệm về chứng quyền:

Chứng quyền (Warrants) là một sản phẩm phái sinh giữa công ty đại chúng và nhà đầu tư. Chứng quyền sẽ cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở (cổ phiếu) cho tổ chức phát hành chứng quyền đó tại mức giá đã được thỏa thuận trước của hai bên. 

Mức giá đã được ấn định tại thời điểm lúc giao dịch hoặc trước một thời điểm, hoặc người giao dịch có thể nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện (mua hoặc bán) và giá chứng khoán cơ sở (cổ phiếu) tại thời điểm thực hiện (mua hoặc bán) chứng quyền.

Chứng quyền bán (Put Warrants) là loại chứng khoán mà người sở hữu có quyền, không phải nghĩa vụ được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở (cổ phiếu) theo mức giá bán cụ thể vào một thời điểm đã được định trước.

Chứng quyền bán là gì ?
Chứng quyền bán là gì ?

Chứng quyền bán hoạt động như thế nào?

Tất cả chứng quyền bán đều có ngày đáo hạn, nhà đầu tư sẽ thực hiện để gia hạn chứng quyền bán. Nếu nhà đầu tư không thực hiện trước thời điểm đáo hạn của chứng quyền bán thì sau ngày hết hạn, chứng quyền này sẽ trở nên vô giá trị. 

Giá thực hiện của chứng quyền bán là giá mà bạn đã mua chứng quyền bán này. Nhà đầu tư có thể bán chứng quyền với mức giá thực hiện này. 

Chứng quyền bán giúp người sở hữu có quyền bán cổ phiếu trước ngày hết hạn với giá thị trường. Nếu giá cổ phiếu cơ sở thấp hơn giá thực hiện, họ sẽ có lời. Ngược lại, nếu giá cơ sở cao hơn giá thực hiện họ sẽ lỗ. 

VD: Bạn mua chứng quyền bán CHPG với giá thực hiện 1000đ khi giá cổ phiếu là 20.000đ/cổ phiếu. Bạn có quyền bán cổ phiếu HPG mọi lúc với giá 20.000đ. Nếu giá cổ phiếu lên cao hơn 21.000đ/cổ phiếu. Bạn sẽ lỗ 1000đ/chứng quyền hoặc bạn có quyền không bán số cổ phiếu đó. 

Xem thêm các thông tin về chứng quyền tại:

Tại sao các công ty lại sử dụng chứng quyền bán?

Các công ty phát hành sử dụng chứng quyền bán vì khả năng thu hút lợi nhuận lớn. Bằng cách bán các chứng quyền bán cho nhà đầu tư, công ty đã giảm thiểu rủi ro cho họ. Khi bán chứng quyền là hành động sẽ làm tăng giá cổ phiếu trong tương lai. Khi doanh nghiệp bán chứng quyền bán, công ty đã hứa hẹn với nhà đầu tư sẽ mua lại chứng khoán đó với mức giá đã được đặt trước giữa hai bên. 

Phân biệt giữa chứng quyền bán và quyền chọn bán

Với quyền chọn bán, nhà đầu tư sẽ thực hiện giao dịch trên sàn. Đối với người sở hữu chứng quyền bán, họ chỉ có thể bán cho công ty phát hành chứng quyền. 

Thời hạn của chứng quyền bán có thể kéo dài lên đến 15 năm. Còn đối với quyền chọn bán phần lớn sẽ hết hạn sau 12 tháng. 

Ưu điểm của chứng quyền bán

Ưu nhược điểm của chứng quyền bán
Ưu nhược điểm của chứng quyền bán

Ưu điểm lớn nhất của chứng quyền bán là hạn chế các khoản thua lỗ, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Khi cổ phiếu của công ty phát hành chứng quyền có thanh khoản kém, điều này thường xảy ra với một số công ty nhỏ. Những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu không thể bán trong một khoảng thời gian khi những thông tin tiêu cực xảy đến.

Chứng quyền bán đa phần là một khoản đầu tư lớn của nhà đầu tư, vậy nên việc sử dụng chứng quyền bán sẽ phù hợp hơn là thị trường quyền chọn với quy mô nhỏ.

Nhược điểm của chứng quyền bán

Nhược điểm của chứng quyền bán là được phát hành bởi cùng một tổ chức phát hành cổ phiếu. Vì vậy, nếu cổ phiếu giảm điểm, công ty phát hành sẽ không thực hiện chứng quyền bán cho người sở hữu. 

So với quyền chọn bán thì khi giá cổ phiếu giảm sẽ được thực hiện giao dịch trên sàn đã niêm yết quyền chọn đó. Khác với việc giao dịch với tổ chức phát hành như chứng quyền bán.

Kết luận

Khi nhà đầu tư mua chứng quyền bán của công ty, họ sẽ không yêu cầu tài sản thế chấp quá phức tạp. Một số tài sản như tài sản cố định nhà máy, thiết bị sẽ khiến chứng quyền bán an toàn hơn. Hãy thường xuyên cập nhật kiến thức đầu tư trên DNSE nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan