Chứng khoán | 31/12/2021
Chứng quyền có bảo đảm là gì? Giao dịch chứng quyền thế nào?
Chứng quyền có đảm bảo (covered warrant) hiện đang là sản phẩm tài chính đang nhận được được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán bởi các yếu tố như chi phí đầu tư thấp, khoản lỗ tối đa được cố định ngay từ đầu, trong khi lợi nhuận mang lại có thể gấp nhiều lần so với giao dịch chứng khoán cơ sở. Vậy, chứng quyền có bảo đảm là gì, giao dịch như thế nào và bị ảnh hưởng ra sao?
Chứng quyền có bảo đảm là gì?
Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant – CW) là một loại chứng khoán có tài sản được đảm bảo và phát hành bởi công ty chứng khoán. Chứng quyền được niêm yết trên sàn giao dịch HSX, nhà đầu tư có thể mua chứng quyền một cách đơn giản như chứng khoán cơ sở.
Chứng quyền có 2 phân loại chính là chứng quyền mua và chứng quyền bán. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán chỉ được phát hành chứng quyền mua theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, sản phẩm này không bị giới hạn bởi tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài,… tất cả những điều đó tạo ra một sức hút rất lớn của sản phẩm này đối với cả tổ chức phát hành là các công ty chứng khoán, và người chơi là các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao trên thị trường.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, chứng quyền có đảm bảo cũng tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro do tính chất đòn bẩy cao của sản phẩm này. Do vậy trước khi giao dịch, nhà đầu tư cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sản phẩm để quản trị rủi ro danh mục và hạn chế được những thua lỗ không mong muốn.
Hiểu một cách đơn giản, chứng quyền là một sản phẩm tài chính cho phép nhà đầu tư QUYỀN được mua/ bán một mã chứng khoán cơ sở trong tương lai với một mức giá xác định trước trong hiện tại.
Để làm được việc đó, nhà đầu tư cần thanh toán cho tổ chức phát hành một mức phí, ở đây gọi là giá của chứng quyền.
Những thông tin cơ bản về chứng quyền
Thời hạn của chứng quyền
Chứng quyền có kỳ hạn từ 3 tháng đến 24 tháng theo quy định của pháp luật. Thông thường, các công ty chứng khoán trong đợt phát hành đầu tiên sẽ tập trung vào kỳ hạn 3 tháng sau đó là 6 tháng.
Cách đọc mã chứng quyền
Thuật ngữ | Ý nghĩa | Ví dụ chứng quyền CACB2101 |
C | Chứng quyền | |
ACB | Mã cổ phiếu mà chứng quyền phụ thuộc vào (Có thể là cổ phiếu hoặc ETF) | |
2101 | 21 là năm phát hành (2021) 01 là số thứ tự CW được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cấp. | |
Tỷ lệ chuyển đổi | Số lượng chứng quyền nhà đầu tư cần có để thực hiện mua 1 chứng khoán cơ sở | 4:1 |
Giá thực hiện | Mức giá nhà đầu tư thực hiện quyền mua chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn. | 31,400đ |
Tổ chức phát hành | Công ty chứng khoán phát hành chứng quyền. | MBS |
Ngày giao dịch đầu tiên | Ngày đầu tiên chứng quyền được phép giao dịch trên sàn chứng khoán | 07/10/2021 |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày giao dịch trước 2 ngày so với ngày đáo hạn chứng quyền có đảm bảo | 19/01/2022 |
Ngày đáo hạn | Ngày cuối cùng người sở hữu chứng quyền được thực hiện quyền | 21/01/2000 |
Các trạng thái của chứng quyền mua
Chứng quyền mua bao gồm 3 loại trạng thái: Lãi, lỗ và hòa vốn.
Tại thời điểm đáo hạn, nếu CW:
- Đang ở trạng thái lãi: Nhà đầu tư sẽ nhận được tiền lãi chênh lệch.
- Đang ở trạng thái hòa vốn và lỗ: Nhà đầu tư sẽ không nhận được tiền thanh toán chênh lệch.
Giao dịch chứng quyền có bảo đảm như thế nào?
Để giao dịch chứng quyền, nhà đầu tư cần nắm được những thông tin cơ bản sau:
- Mua/bán chứng quyền: Nhà đầu tư có thể mua, bán chứng quyền trên thị trường sơ cấp (Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành) hoặc mua trên thị trường thứ cấp (Mua trên sàn giao dịch chứng khoán cơ sở).
- Tài khoản giao dịch: Nhà đầu tư có thể sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở để mua, bán chứng quyền.
- Thời gian giao dịch: Tương tự thời gian giao dịch cổ phiếu trên sàn HOSE với khối lượng giao dịch tối thiểu là 10CW.
Ví dụ về giao dịch chứng quyền:
Ngày 24/11/2021, A mua 1,000 chứng quyền trên cổ phiếu ACB (giá hiện tại của ACB là 35,000đ) với các thông số như sau:
- Tỷ lệ chuyển đổi: 2:1
- Thời hạn chứng quyền: 6 tháng
- Giá thực hiện: 35,000đ
- Giá CW: 2,600đ
Vậy A đã đầu tư số tiền 1,000 x 2,600đ = 2,600,000đ để mua 1000 CW ACB.
Sau 5 tháng, giả sử giá CW trên thị trường là 3,500đ. A có thể chốt lời tại thời điểm này trên Sở Giao dịch Chứng khoán với số tiền lời là:
1000 x (3,500 – 2,600) = 900,000đ.
Vào ngày đáo hạn, Giả sử A giữ số chứng quyền đến ngày đáo hạn và giá cổ phiếu ACB đang là 60,000đ. Tổ chức phát hành sẽ thanh toán cho A số tiền:
1000 / 5 x (60,000 – 35,000) = 5,000,000đ.
Mức sinh lời của A là: 5,000,000 – 900,000 = 4,100,000đ.
Những yếu tố tác động đến chứng quyền có bảo đảm mà nhà đầu tư cần quan tâm
Khi giao dịch chứng quyền trên thị trường, nhà đầu tư cần quan tâm đến những yếu tố sau:
- Thời gian đáo hạn: Thời gian đáo hạn của chứng quyền càng dài thì giá trị của CW càng cao.
- Lãi suất: Sự tăng hoặc giảm của lãi suất sẽ tác động đến giá CW.
- Tổ chức phát hành: là một công ty chứng khoán được UBCKNN cấp phép cung cấp sản phẩm chứng quyền có đảm bảo cho nhà đầu tư
- Loại chứng quyền: hiện tại các tổ chức phát hành trên thị trường Việt Nam chỉ được phép cung cấp sản phẩm chứng quyền MUA – cho phép nhà đầu tư kiếm lời theo chiều tăng của chứng khoán cơ sở
- Chứng khoán cơ sở: là mã cổ phiếu mà giá chứng quyền sẽ được phụ thuộc vào đó. Sự biến động của giá chứng khoán cơ sở càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận càng lớn.
- Giá chứng quyền (giá quyền chọn): là mức giá nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu chứng quyền
- Giá thực hiện: Mức giá nhà đầu tư sẽ thực hiện mua chứng khoán cơ sở vào ngày chứng quyền đáo hạn. Mức giá này sẽ được xác định ngay từ thời điểm mua chứng quyền và sẽ không thay đổi trong thời gian tồn tại
- Giá thanh toán: mức giá xác định khoản tiền nhà đầu tư được thanh toán vào thời điểm đáo hạn (tính bằng bình quân giá chứng khoán cơ sở trong 5 phiên giao dịch ngay trước ngày đáo hạn). Đây là căn cứ để quyết định lãi/ lỗ của nhà đầu tư sở hữu chứng quyền
- Tỷ lệ chuyển đổi: số lượng chứng quyền nhà đầu tư cần sở hữu để thực hiện quyền mua 1 chứng khoán cơ sở.
Ví dụ:- Tỷ lệ 1:1: Nhà đầu tư sở hữu 1 chứng quyền sẽ có quyền mua 1 chứng khoán cơ sở tại ngày đáo hạn
- Tỷ lệ 2:1: Nhà đầu tư sở hữu 2 chứng quyền sẽ có quyền mua 1 chứng khoán cơ sở tại ngày đáo hạn.
Ví dụ về việc tính lãi/ lô của chứng quyền có đảm bảo
Hãy cùng lấy một ví dụ đơn giản để hiểu về cách tính lãi/ lỗ của chứng quyền có đảm bảo:
Một nhà đầu tư đang sở hữu 32.000.000 đ, và muốn đầu tư vào cổ phiếu AFC bằng 2 phương án:
- Phương án 1: Mua 2.000 cổ phiếu AFC đang giao dịch trên thị trường với mức giá 16.000 đ/cp
- Phương án 2: Mua 16.000 chứng quyền AFC đang được bán với giá 2.000 đ/cp, tỷ lệ chuyển đổi 1:1, giá thực hiện 18.000đ/cp
Nhìn vào ví dụ trên có thể thấy đòn bẩy tài chính cao là một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của sản phẩm tài chính này, nhưng đồng thời nó cũng là con dao 2 lưỡi khiến vốn đầu tư ban đầu của nhà đầu tư bị bào mòn đi nhanh chóng. Vì vậy, sản phẩm này sẽ không phù hợp với những nhà đầu tư yêu thích sự ổn định và có khẩu vị rủi ro thấp.
Chứng quyền có bảo đảm là loại tài sản phụ thuộc vào chứng khoán cơ sở. Khi giao dịch, nhà đầu tư sẽ được hưởng số tiền lãi chênh lệch khi giá chứng khoán phụ thuộc và giá CW tăng. Với sự tiện lợi trong giao dịch và khả năng sinh lời hấp dẫn, chứng quyền đang trở thành sự lựa chọn tốt của nhà đầu tư. Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu được những thông tin cần thiết về chứng quyền. Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của DNSE để biết thêm nhiều thông tin đầu tư bổ ích nhé.