Kinh tế | 30/06/2023
Clawback là gì? Những điều về Clawback sẽ làm bạn bất ngờ
Clawback là một điều khoản trong hợp đồng lao động yêu cầu nhân viên phải trả lại một số tiền nhất định cho công ty trong một số trường hợp. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Clawback là gì qua bài viết sau đây.
Clawback là gì?
Khái niệm
Clawback hay còn gọi là sự thu hồi, đây là điều khoản hợp đồng yêu cầu người lao động phải hoàn trả cho chủ sở hữu lao động một số tiền và đôi khi kèm theo một mức phạt nhất định.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng những quy định thu hồi này với một số khoản tiền mang tính khuyến khích, chẳng hạn như tiền thưởng cho nhân viên hay chi phí đào tạo. Clawback thường được dùng để đối phó với những hành vi lợi dụng chính sách ưu đãi của công ty để trục lợi cá nhân.
Ví dụ, nếu nhân viên đã nhận được các khoản thưởng hoặc trợ cấp có liên quan đến hiệu suất hoặc thành tích của họ nhưng sau đó được phát hiện vi phạm và phải chịu trách nhiệm trong những hành động gây tổn hại cho công ty, công ty có thể yêu cầu nhân viên này trả lại các khoản tiền đó thông qua điều khoản Clawback.
Tính chất cơ bản của Clawback
- Clawback thường sẽ kèm theo một khoản phí phạt nhất định theo sự đồng ý của cả hai bên. Nhân viên sẽ phải trả khoản phí này nếu quy định thu hồi áp dụng.
- Điều khoản này thường sẽ nằm trong hợp đồng lao động của nhân viên giúp người quản trị có thể quản lý được những khoản tiền thưởng và các khoản tiền khuyến khích hay trợ cấp khác. Clawback giống như một sự bảo hiểm trong trường hợp mà doanh nghiệp cần giải quyết các gian lận.
- Điều khoản Clawback có thể tác động đến niềm tin của nhà đầu tư vào công ty. Cụ thể như việc các ngân hàng thêm những điều khoản thu hồi sau khủng hoảng để phòng trường hợp cho những sự cố trong tương lai.
Điều khoản Clawback hoạt động như thế nào
Để có thể hiểu thêm về cách hoạt động của Clawback, cùng tìm hiểu qua ví dụ ngay dưới đây:
Ví dụ, một doanh nghiệp có quy mô lớn được điều hành bởi CEO. Họ sẽ chịu trách nhiệm về sự thành công chung của một công ty và có thể đưa ra tất cả các quyết định của quản lý cấp cao nhất.
CEO sẽ dựa bào báo cáo hàng năm của công ty để đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty giữ cho công ty luôn có lãi. Chẳng hạn như nếu doanh thu của công ty tăng ít nhất 10% trong khoảng 2 năm tới thì CEO sẽ có thể được khoản tiền thưởng 200.000 USD.
Nhưng nếu sau khi hoàn thành kiểm toán công ty thấy có sự thay đổi rằng lợi nhuận đã thu được báo cáo quá mức và lợi nhuận thực thế là 9,5% chứ không phải 10%. Khi đó công ty có thể lấy lại được số tiền thưởng đã được trả trước đó cho CEO. Dựa vào điều khoản hoàn trả cụ thể, giám đốc điều hành cũng có thể bị trả tiền phạt do báo cáo tài chính ban đầu gửi còn nhiều sai sót.
Các khoản tiền có thể sẽ được áp dụng Clawback
Tuỳ từng công công ty sẽ có các quy định khác nhau về mức phạt hay đền bù trong trường hợp người lao động xin thôi việc trong một khoảng thời gian quy định hoặc vi phạm một số điều khoản trong hợp đồng lao động.
Một số khoản tiền mà người lao động có thể phải hoàn trả cho doanh nghiệp có thể là:
Chi phí bảo hiểm:
Khác với bảo hiểm xã hội được quy định trong luật, chỉ cần đóng theo thời gian người lao động làm việc, bảo hiểm sức khoẻ, tai nạn do công ty mua cho nhân viên trong thời gian làm việc thường được đóng theo năm. Nếu người lao động nghỉ việc trước thời gian hết hợp đồng bảo hiểm có thể bị yêu cầu tự trả tiền cho thời gian còn lại của bảo hiểm.
Cổ phiếu thưởng:
Đây là số cổ phiếu mà doanh nghiệp chia cho nhân viên làm việc lâu năm như một khoản thưởng. Khi thưởng cổ phiếu, các doanh nghiệp sẽ đi kèm với một bản thoả thuận, hạn chế việc chuyển nhượng cổ phiếu quá sớm hoặc chống lại việc nhân viên nhận cổ phiếu xong sẽ nghỉ việc ngay.
Chi phí đào tạo:
Đây là khoản clawback hay gặp nhất tại các doanh nghiệp trong nước. Nhiều công ty còn có chính sách hỗ trợ đào tạo chuyên môn hay học thạc sỹ cho nhân viên. Nhân viên khi đề xuất công ty trả tiền học sẽ được doanh nghiệp yêu cầu ký thoả thuận làm việc. Nếu nhân viên nghỉ việc quá sớm, khoản tiền học sẽ được yêu cầu hoàn trả cho công ty.
Thưởng doanh thu cho cấp quản lý:
Khoản thưởng này thường chỉ áp dụng cho người chịu trách nhiệm hoặc CEO. Phổ biến nhất là việc các CEO sẽ bị phạt tiền thưởng của mình nếu ban kiểm soát hoặc hội đồng quản trị phát hiện báo cáo tài chính của công ty sau khi soát xét bị giảm doanh thu. Như vậy CEO sẽ phải trả lại khoản tiền thưởng của công ty vì kết quả kinh doanh thực tế không đạt cam kết.
Trên đây là những thông tin về Clawback, mời các bạn tiếp tục theo dõi DNSE để có những kiến thức mới nhất về kinh tế, kinh doanh.