Kiến thức tổng quan | 31/03/2022
Cổ đông chiến lược là gì? Quy định, điều kiện để trở thành cổ đông chiến lược
Cổ đông chiến lược là một phần quan trọng trong cơ cấu của doanh nghiệp. Họ có vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy hoạt động của công ty. Dù vậy, không phải tất cả mọi người đều hiểu rõ về loại hình cổ đông này. Vậy cổ đông chiến lược là gì? Làm thế nào để trở thành cổ đông chiến lược? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cổ đông chiến lược là gì?
Cổ đông chiến lược là những nhà đầu tư trong hoặc ngoài nước có năng lực tài chính tốt và có cam kết bằng văn bản rằng sẽ gắn bó lâu dài và hỗ trợ doanh nghiệp trong một số lĩnh vực. Chúng bao gồm:, chuyển giao công nghệ, huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân sự,…
Các quy định đối với cổ đông chiến lược là gì?
Dưới đây là một số quy định đối với cổ đông chiến lược:
- Chỉ có tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phiếu tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Thời gian tối thiểu để các nhà đầu tư này được nắm giữ cổ phần là 5 năm. Thời gian này tính từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu và bắt đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Một số trường hợp cổ đông chiến lược muốn chuyển nhượng số cổ phần của mình trước thời hạn. Lúc này, Đại hội đồng cổ đông sẽ họp để đưa ra quyết định. Nếu Đại hội đồng cổ đông chấp thuận thì cổ đông chiến lược mới được chuyển nhượng.
- Trường hợp thực hiện mua sau khi đấu giá, cần lưu ý về giá bán cổ phần. Giá bán không được cao hơn giá giá đấu thành công thấp nhất trong cuộc đấu giá công khai.
- Trường hợp thực hiện mua trước khi đấu giá thì mức giá cần thấp hơn mức khởi điểm được phê duyệt.
Điều kiện để trở thành cổ đông chiến lược là gì?
Điều kiện với cổ đông chiến lược quốc tế
- Cổ đông chiến lược nước ngoài cần là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính. Tổng giá trị tài sản của cổ đông chiến lược nước ngoài vào năm trước khi đăng ký làm cổ đông chiến lược cần tương đương 20 tỷ đô la Mỹ.
- Cổ đông chiến lược đã hoạt động trên thị trường quốc tế hơn 5 năm.
- Cổ đông cần đạt mức độ có khả năng cam kết tài chính mà đã được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế công nhận. Không chỉ vậy, các cổ đông chiến lược còn cần có khả năng thực hiện hoạt động bình thường ngay cả trong tình hình không thuận lợi.
- Cổ đông chiến lược đủ điều kiện sẽ chỉ làm cổ đông chiến lược, cổ đông lớn hoặc cổ đông sáng lập cho duy nhất bất cứ tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
- Yêu cầu bắt buộc có cam kết bằng văn bản đối với cổ đông chiến lược. Văn bản bao gồm hai nội dung chính. Một là cam kết hỗ trợ hoạt động ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa. Tuy nhiên không phải mọi lĩnh vực mà chỉ trong phạm vi quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 10/2011/TT-NHNN. Hai là cam kết sẽ gắn bó lâu dài với ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa.
Điều kiện với cổ đông chiến lược trong nước
Đối với các cổ đông chiến lược trong nước, có tất cả 9 điều kiện cần đảm bảo, bao gồm:
- Năng lực quản trị và kinh nghiệm của doanh nghiệp tốt.
- Tài sản tối thiểu trong vòng 5 năm trước khi thực hiện đăng ký tham gia làm cổ đông chiến lược từ 3 nghìn tỷ trở lên.
- Nguồn vốn góp đủ để thực hiện nghĩa cụ cổ đông chiến lược. Trong đó, vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi các khoản đầu tư dài hạn cần bằng số vốn phải góp như trong đăng ký tham gia cổ đông chiến lược.
- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) của năm liền kề trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược lần lượt là 15% và 1%. Trong ba năm liên tiếp trước khi trở thành cổ đông chiến lược, lợi nhuận ròng phải dương.
- Các tổ chức tín dụng không ghi nhận tình trạng nợ xấu của doanh nghiệp.
- Cổ đông chiến lược đủ điều kiện sẽ chỉ có thể làm cổ đông chiến lược. Cổ đông lớn hoặc cổ đông sáng lập cho duy nhất bất cứ tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
- Phải có văn bản cam kết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa.
- Cùng một số quy định khác, căn cứ theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư 10/2021/TT-NHNN.
Với các tổ chức tín dụng đăng ký tham gia cổ đông chiến lược
- Đảm bảo an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước bằng cách tuân thủ, duy trì các hạn chế.
- Trong năm liền trước năm đăng ký, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trên 10%. Cũng trong năm đó, tỷ lệ nợ xấu là dưới 2%.
- Trong thời gian đăng ký tham gia, không được tham gia mua cổ phần của các ngân hàng được góp vốn hoặc có cổ đông là ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa.
Lợi ích và hạn chế khi có cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp
Lợi ích
- Cổ đông chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, điều hành hệ thống. Bên cạnh đó, các rủi ro cũng được quản lý tốt hơn.
- Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội ứng dụng công nghệ tiên tiến, thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật trong quá trình hoạt động.
- Mang đến mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, phát triển ở đa dạng các mọi mặt như dịch vụ sản phẩm, ngân hàng, phát triển nguồn khách hàng…
Hạn chế
- Chủ doanh nghiệp bị hạn chế, không thể linh hoạt đưa ra các quyết định.
- Một số trường hợp, chủ doanh nghiệp sẽ mất quyền kiểm soát doanh nghiệp, dự án. Điều này gây ra một số rủi ro về tài chính và rủi ro trong kinh doanh.
- Bị hạn chế, phai nhòa về trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp.
- Cần thêm thời gian và công sức cho việc điều phối cũng như tham vấn các bên liên quan để đưa ra các quyết định.
Kết luận
Bài viết là chia sẻ của DNSE về cổ đông chiến lược. Mong rằng qua đây, các bạn đã hiểu cổ đông chiến lược là gì, cùng với đó là những điều kiện để trở thành cổ đông chiến lược. Để cập nhật thêm những kiến thức khác về tài chính – chứng khoán, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!