Quản trị danh mục | 16/11/2022
Cổ phiếu tăng trưởng là gì? Phương pháp lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng đơn giản
Cổ phiếu tăng trưởng là loại cổ phiếu có tiềm năng tạo ra lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, đi kèm với lợi nhuận đầy hứa hẹn là những rủi ro thua lỗ nhanh chóng. Trong bài viết này, hãy cùng DNSE tìm hiểu loại cổ phiếu này là gì và làm sao để chọn được đúng nhé!
Cổ phiếu tăng trưởng là gì?
Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của các công ty có tiềm năng sinh lời lớn cho nhà đầu tư. Đây là những doanh nghiệp có mức tăng trưởng nổi bật trên thị trường.
Khi mua loại cổ phiếu này, nhà đầu tư thường không được trả cổ tức. Nguyên nhân là vì doanh nghiệp thường tái đầu tư hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. Vì vậy, nhà đầu tư chỉ có thể kiếm lời từ chênh lệch khi giao dịch cổ phiếu.
Một số lĩnh vực với nhiều doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu này là công nghệ máy tính, công nghệ sinh học,…
Cổ phiếu tăng trưởng có những đặc điểm gì?
- Cổ tức: cổ phiếu tăng trưởng thường không có cổ tức. Doanh nghiệp lựa chọn sử dụng doanh thu để nghiên cứu sản phẩm, phát triển doanh nghiệp, mở rộng quy mô.
- Tỷ suất lợi nhuận: những cổ phiếu này thường có tỷ suất lợi nhuận cao. Khi các công ty có kết quả kinh doanh tốt, nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếu trong một khoảng thời gian. Điều này góp phần đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn, mang lại lợi nhuận lớn.
- Tỷ lệ giá trên thu nhập: tỷ lệ P/E của cổ phiếu càng cao, tiềm năng sinh lợi khi đầu tư càng lớn.
- Lợi nhuận trên vốn sở hữu: chỉ số ROE phản ánh hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Những công ty sở hữu cổ phiếu này thường có chỉ số ROE cao và tăng dần theo thời gian.
- Mức vay nợ: Những công ty có loại cổ phiếu này nên có mức nợ tương đương với các đối thủ cùng ngành. Hơn nữa, trong lịch sử hoạt động, công ty cũng đảm bảo được khả năng kiểm soát khoản nợ của mình.
- Lĩnh vực hoạt động: cổ phiếu này thường đến từ những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp trẻ. Đây là nhóm ngành nhiều đột phá, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và lợi nhuận cao. Doanh nghiệp sở hữu những sản phẩm độc đáo, đi trước đối thủ của mình.
Những điểm mạnh và điểm yếu của cổ phiếu tăng trưởng
Ưu điểm
- Nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu này có thể bán ra với mức giá cao trên thị trường.
- Mức lợi nhuận nhà đầu tư có thể thu về là rất lớn. Nếu lựa chọn đúng thời điểm, mức lãi có thể lên đến 5 hoặc 10 lần ban đầu.
Nhược điểm
- Đây có thể là một khoản đầu tư rủi ro. Giá cổ phiếu có thể sụt giảm nhanh chóng khi doanh nghiệp gặp phải khủng hoảng.
- Việc nhận định sai cổ phiếu cũng dễ khiến nhà đầu tư phải chịu thua lỗ nặng nề.
Phương pháp chọn lựa cổ phiếu tăng trưởng
Để lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng tốt, nhà đầu tư có thể áp dụng phương pháp CANSLIM:
- C (Current Quarterly Earning Per Share): Yếu tố đầu tiên nhà đầu tư cần xem xét là chỉ số EPS hay lãi ròng trên mỗi cổ phần trong một thời kỳ nhất định. Cổ phiếu tăng trưởng thường có EPS tăng lên khoảng 25% qua các giai đoạn.
- A (Annual Earning Rate): Doanh nghiệp cần có lãi liên tục trong ít nhất 3 năm liên tiếp. Điều này cho thấy tình hình hoạt động tốt và có lợi nhuận ổn định của doanh nghiệp.
- N (New Products, New Management, New highs): Những công ty có thể cung cấp sản phẩm mới, mang tính đột phá sẽ phát triển nhanh chóng. Hoặc công ty thay đổi ban lãnh đạo, hay có những chính sách có lợi hơn,…
- S (Supply and Demand): Cung cầu của cổ phiếu cho biết xu hướng giao dịch của nhà đầu tư cũng như tính thanh khoản của cổ phiếu. Nhà đầu tư cần theo sát thị trường để chọn được cổ phiếu phù hợp.
- L (Leader/Laggard): Loại cổ phiếu này thường thuộc những doanh nghiệp đang dẫn đầu trong lĩnh vực của họ. Lựa chọn cổ phiếu này sẽ hạn chế được rủi ro bị sụt giá mạnh bất ngờ.
- I (Institutional Sponsorship): Lựa chọn cổ phiếu theo các quỹ đầu tư, ngân hàng hay công ty bảo hiểm. Nó thể hiện tiềm năng của doanh nghiệp và sự bảo trợ của những tổ chức lớn.
- M (Market Direction): Xu hướng thị trường quyết định rất lớn đến giá trị của một cổ phiếu. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể tìm ra thời điểm ra vào lệnh thích hợp để có lãi.
Kết
Đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng là một cơ hội tốt để sinh lời nhưng không tránh khỏi những rủi ro. Nhà đầu tư cần nắm rõ đặc điểm cũng như cách lựa chọn cổ phiếu để giao dịch thành công nhất. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!