Chứng khoán | 09/03/2023

Tại sao có những cổ phiếu giá thấp nhưng chia cổ tức gấp nhiều lần giá cổ phiếu?

Nền kinh tế suy thoái hiện nay khiến thị trường tài chính giảm liên tục. Thanh khoản thấp chính là cơn ác mộng đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn có một số cổ phiếu đứng ngoài lề sự biến động đó với thị giá chưa bằng cốc “trà đá” nhưng lại chia cổ tức “khủng”.

Tìm hiểu chung về cổ tức

Tìm hiểu chung về cổ tức
Tìm hiểu chung về cổ tức

Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác có giá trị tương đương. Trong đó, lợi nhuận ròng là số tiền mà tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí và thuế.

Ngoài việc công ty hoạt động tạo ra lợi nhuận và chi trả cho cổ đông, thì một phần lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư cũng như trích thành quỹ dự phòng, được hiểu là lợi nhuận giữ lại.

Các hình thức chi trả cổ tức

Trả bằng tiền mặt

Là việc chi trả bằng tiền mặt cho các cổ đông theo một tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá. Mệnh giá là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu theo điều lệ hoạt động của công ty.

Thông thường một công ty làm ăn có lãi sẽ chi trả cổ tức cho cổ đông dưới dạng tiền mặt. Khoản tiền này được trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, theo điều lệ của công ty và giữ lại một phần nhằm tái đầu tư phát triển sản xuất.

Trả bằng cổ phiếu

Là chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ đông đang nắm giữ cổ phần thường.

Trả cổ tức bằng cổ phiếu thực chất là nhằm giữ lại các khoản lợi nhuận, thặng dư hoặc các khoản tiền của các quỹ nhằm củng cố lượng tiền mặt hiện có trong vốn của cổ đông cũng như của doanh nghiệp để thúc đẩy việc đầu tư, kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.

Tại sao có những cổ phiếu thị giá thấp nhưng vẫn được chi trả cổ tức cao?

Tại sao có những cổ phiếu thị giá thấp nhưng vẫn được chi trả cổ tức cao?
Tại sao có những cổ phiếu thị giá thấp nhưng vẫn được chi trả cổ tức cao?

Nhắc đến cổ phiếu thị giá thấp, nhiều nhà đầu tư cho rằng những cổ phiếu này bị hạn chế giao dịch hoặc có kết quả kinh doanh không mấy khả quan.

Tuy nhiên, vẫn có một số cổ phiếu thị giá chưa bằng một ly “trà đá” nhưng vẫn có thể chia cổ tức khủng. Dưới đây là lý do:

Kết quả kinh doanh khả quan

Những doanh nghiệp thuộc khối ngành đặc thù và có kết quả kinh doanh khả quan thì cổ phiếu của họ dù có thị giá thấp thì vẫn được chi trả mức cổ tức đáng mơ ước.

Ví dụ: Nhắc đến Meinfa là nhớ đến doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh độc, lạ. Meinfa được xem là doanh nghiệp bán kìm duy nhất trên hiện có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán.

Kể từ khi lên sàn từ cuối 2011 đến nay, cổ phiếu MEF của công ty đều trong trạng thái “tắt thanh khoản”. Với giá 1.600 đồng/cp, cổ đông cũng không có nhu cầu mang cổ phiếu ra giao dịch, họ chỉ cần nắm giữ để hưởng cổ tức hàng năm cũng đã đủ. Từ năm 2012 đến nay, Meinfa duy trì mức cổ tức bằng tiền mặt hằng năm ở mức 30-40%, thậm chí năm 2017 cổ đông nhận về 5.000 đồng/cp.

Cổ phiếu rẻ nhưng không dễ sở hữu

Bên cạnh việc có cổ phiếu thị giá cực thấp, chia cổ tức đều đặn, tình hình kinh doanh ổn định thì các doanh nghiệp kể trên đều xuất phát điểm từ các xí nghiệp, doanh nghiệp nhà nước được thực hiện cổ phần hóa và rất khó để sở hữu.

Cơ cấu cổ đông của của các doanh nghiệp này cũng khá cô đặc. Theo báo cáo thường niên 2021 của Meinfa, tỷ lệ sở hữu của cổ đông cá nhân chiếm tới 98,81%. Còn đối với Máy Xuất khẩu Phan Thiết, các thành viên trong HĐQT công ty đã chiếm tỷ lệ gần 25% cổ phần (số liệu tính tới cuối năm 2021). Cũng theo BCTN 2021 của doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các cổ đông nội bộ và người thân chiếm tới 64,93%.

Kết luận

Nhìn chung, với những cổ phiếu thị giá thấp nhưng vẫn được chi trả cổ tức cao thì việc lên sàn để giao dịch nhiều khả năng chỉ là thủ tục mang tính hình thức. Bởi họ không quan tâm quá nhiều tới biến động thị giá hay việc có huy động được nguồn vốn mới hay không.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Khánh Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan