Kinh tế | 25/11/2021
Giải mã mối quan hệ giữa giá vàng và USD
Giá cả trên thị trường thường bị tác động bởi nhiều yếu tố. Điều này tạo ra mối quan hệ và sự ràng buộc lẫn nhau giữa các chủ thể. Trong đó, giá vàng và USD tạo nên mối quan hệ khăng khít khó tách rời. Chúng mô phỏng rõ nhất bức tranh tổng thể về nền kinh tế vĩ mô.
Vậy mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa hai loại tài sản này là gì? Liệu khi đồng USD tăng giá sẽ tác động thế nào đến thị trường vàng? Hãy theo dõi bài viết này để giải đáp những câu hỏi trên nhé.
Lịch sử mối quan hệ giữa vàng và USD
Vàng là một kim loại quý hiếm đã có từ rất lâu đời. Từ xa xưa, con người chúng ta đã biết dùng vàng để trao đổi hàng hoá. Khi đó, vàng được xem là một đơn vị tiền tệ chung.
Trong khi đó, đồng USD hay còn gọi là đô la Mỹ. Đây là đơn vị tiền tệ chính thức của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Một số quốc gia trên thế giới hiện nay cũng sử dụng USD làm đơn vị tiền tệ chính thức của mình. Ngày nay, nhiều nhà đầu tư lựa chọn USD để đầu tư kiếm lời thông qua chênh lệch tỷ giá.
Chế độ bản vị vàng – giá vàng tỷ lệ thuận với USD
Sau thế chiến năm 1945, Mỹ là quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Chiếm tới ¾ trữ lượng vàng. Giai đoạn 1945 đến 1971, hầu hết các nước đều bán vàng để mua USD. Nhằm mục đích tăng dự trữ ngoại tệ và điều chỉnh cân bằng thương mại giữa các nước. Lúc này giá vàng được neo theo đồng USD và dao động quanh ngưỡng 35 USD/ 1 ounce.
Chế độ bản vị vàng sụp đổ
Đến sau năm 1971, chế độ bản vị vàng ở Mỹ chính thức sụp đổ. Mỹ ngừng bán vàng ra toàn thế giới. Điều này buộc các nước phải bán lượng dự trữ USD để mua vàng trên thị trường. Dẫn đến hệ quả đẩy giá vàng tăng lên 850 USD/ 1 ounce. Đây được đánh giá là một cú sốc lớn đối với thị trường tài chính thế giới. Từ năm 1976 đến 1980, thị trường vàng quốc tế đã tăng giá 8 lần, đặc biệt tại Mỹ.
Năm 2008, thị trường tài chính thế giới bước vào thời kỳ khủng hoảng. Sự đổ vỡ của gần 70 ngân hàng của Mỹ đã gây nên sự u ám của nền kinh tế toàn cầu. Vậy là chính phủ các nước phát triển, đúng đầu là Mỹ, EU, Nhật Bản liên tiếp tung các gói hỗ trợ kinh tế. Tuy nhiên sự bơm vốn mạnh mẽ của chính phủ khiến gia tăng sự thâm hụt ngân sách nặng nề. Việc tăng cung ứng tiền khi nền kinh tế chưa kịp khắc phục đã khiến đồng USD bị giảm giá so với đồng tiền khác. Lúc này, thị trường tài chính bị tổn thương, lãi suất ngân hàng đồng loạt giảm. Các nhà đầu tư ngay lập tức tìm đến thị trường vàng. Kéo theo giá vàng tăng kỷ lục chưa từng có, đạt 1.900 USD/ 1 ounce.
Năm 2020, khi đại dịch Covid 19 bùng phát trên phạm vi toàn thế giới. Một lần nữa cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) giảm lãi suất USD. Điều này khiến giá vàng bị đẩy tăng cao kỷ lục và nhà đầu tư đổ xô mua vàng.
Mối quan hệ tương quan giữa giá vàng và USD
Vàng và USD là hai yếu tố quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô trên toàn thế giới. Và mối quan hệ giữa chúng thường được mang ra thảo luận. Bởi mối quan hệ này cực kỳ mật thiết, ảnh hưởng lớn đến xu hướng đầu tư của thị trường.
Từ những nghiên cứu và thực tế, chúng ta có thể khẳng định mối quan hệ giữa giá vàng và USD là tỷ lệ nghịch. Nghĩa là khi giá vàng tăng, đồng USD sẽ giảm và ngược lại. Nếu giá vàng bắt đầu giảm thì giá trị đồng USD sẽ tăng lên.
Mối quan hệ này xuất phát từ việc vàng được xem là công cụ hữu hiệu để ngừa lạm phát. Trong khi đó giá trị của đồng USD được neo theo tỷ giá đô la. Khi giá trị của đồng USD giảm, chúng ta mất nhiều đô la hơn để mua vàng. Trong khi giá trị của USD tăng, chúng ta sẽ phải mất ít đô la hơn.
Như vậy có thể thấy, giá trị đồng USD chịu ảnh hưởng lớn bởi chính sách tiền tệ cũng như cung cầu của chính phủ. Nhưng giá trị của vàng gần như độc lập với các chính sách này.
Mặc dù bất cứ đồng tiền nào cũng phản ánh quan hệ tỷ lệ nghịch với giá vàng. Tuy nhiên, người ta thường nhắc đến giá vàng và USD để so sánh mối tương quan này, bởi đồng USD luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dự trữ ngoại hối của các Ngân hàng Trung ương.
Bản chất mối quan hệ giữa giá vàng và đồng USD là gì?
Những biến động từ đồng USD có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Cụ thể:
Khi lãi suất của đồng USD tăng giá, nhà đầu tư có xu hướng bỏ tiền vào đồng đô la. Như vậy, thay vì mua vàng, người ta sẽ bỏ tiền đầu tư đô la. Lúc này lượng cầu USD sẽ tăng, kéo theo giá USD tăng. Ngày càng có ít người mua vàng thì giá vàng sẽ bị giảm xuống theo thời gian.
Ngược lại, mỗi khi tình hình kinh tế thế giới biến động, nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm đến kênh đầu tư an toàn. Và rõ ràng, vàng là nơi đầu tư trú ẩn an toàn nhất cho người dân. Khi lượng cầu lớn, giá vàng bị đẩy lên cao là điều tất nhiên. Cùng với đó, việc nhà đầu tư tập trung vào vàng sẽ dẫn giảm lượng đầu tư vào USD. Dẫn đến tình trạng đồng USD giảm giá. Việc cung cầu ảnh hưởng đến giá là hoàn toàn tự nhiên, không ai tác động được.
Ví dụ ảnh hưởng qua lại giữa giá vàng và USD
Đại dịch Covid 19 khiến nền kinh tế thế giới đã chịu những ảnh hưởng nặng nề. Thương mại bị đình trệ, du lịch và đi lại phải đóng cửa, dẫn đến nhu cầu USD giảm. Cùng với đó, việc giảm lãi suất USD của FED đã khiến nhiều nhà đầu tư bỏ đô la Mỹ, thay vào đó là tập trung cho những thị trường an toàn hơn toàn, cụ thể là vàng. Giới đầu tư nhận định, vàng là hầm trú ẩn an toàn nhất với cơ hội tăng giá cao. Điều này vô hình chung đã khiến giá vàng liên tục tăng cao trong thời gian dài.
Qua bài viết, chúng ta rút ra được mối quan hệ giữa giá vàng và USD là tỷ lệ nghịch. DNSE mong rằng thông tin về mối quan hệ này sẽ giúp bạn trong việc đánh giá thị trường. Từ đó đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt. Và đừng quên truy cập DNSE Blog để tìm hiểu thêm về các kênh đầu tư hấp dẫn nhất nhé.
>>>Xem thêm: Những điều cần biết về mối liên hệ giữa giá dầu và giá vàng