Phân tích kỹ thuật | 21/04/2023
Giao dịch hiệu quả hơn với mô hình nến Bullish Kicking và Bearish Kicking
Bearish Kicking là mô hình ít khi xuất hiện, tuy nhiên một khi mẫu nến này được tạo ra, nó sẽ mang tới cho các nhà đầu tư tín hiệu giảm giá rất mạnh. Ngược lại là mô hình nến Bullish Kicking.
Bullish Kicking và Bearish Kicking là gì?
Mô hình nến Bullish Kicking
Mô hình nến Bullish Kicking hay mô hình đẩy giá tăng một mô hình hai nến thường được hình thành sau một xu hướng giảm. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó vẫn có thể xuất hiện sau một xu hướng tăng.
Mô hình Bullish Kicking bao gồm một nến tăng giá lớn, được dẫn dắt bởi một khoảng trống tăng giá và một nến giảm giá. Mức độ liên quan của nó được tăng lên khi nó xuất hiện trong các khu vực quá mua hoặc quá bán.
Mô hình nến Bearish Kicking
Mô hình nến Bearish Kicking là mô hình nến cũng bao gồm hai cây nến, với dự báo một chu kỳ giảm giá sắp tới.
Một nến giảm giá có thể được hình thành trong một xu hướng tăng hoặc một xu hướng giảm giá. Nó được tạo thành từ một cây nến giảm giá đi trước bởi một khoảng trống với một cây nến giảm giá và một cây nến tăng giá.
Đặc điểm của mô hình nến Bullish Kicking và Bearish Kicking
Mô hình nến Bullish Kicking thường xuất hiện sau một xu hướng giảm hoặc một đợt giảm mạnh. Bao gồm hai cây nến:
- Cây nến đầu tiên trong mô hình Bullish Kicking là một cây nến marubozu giảm (hoặc bóng nến ngắn).
- Xuất hiện khoảng trống tăng giá ở giữa hai cây nến.
- Cây nến thứ hai là nến marubozu tăng (hoặc bóng nến ngắn). Mức giá mở cửa của nến thứ hai sẽ nằm trên giá mở cửa của cây nến thứ nhất.
Ngược lại, mô hình nến Bearish Kicking sẽ xuất hiện sau một xu hướng tăng giá hoặc một đợt tăng mạnh. Bao gồm hai cây nến:
- Cây nến đầu tiên trong mô hình Bearish Kicking là một cây nến marubozu tăng (hoặc bóng nến ngắn).
- Xuất hiện khoảng trống giảm giá ở giữa hai cây nến.
- Cây nến thứ hai là nến marubozu tăng (hoặc bóng nến ngắn). Giá mở cửa của nến thứ hai sẽ nằm dưới giá mở cửa của cây nến thứ nhất.
Nhà đầu tư cũng nên lưu ý rằng khi cây nến thứ hai được hình thành, nó không nên di chuyển vào vùng gap đã tạo ra trước đó. Điều này được hiểu giản là không có bóng nến phía dưới đối với mô hình Bullish Kicking, và không có bóng trên đối với mô hình Bearish Kicking.
Ví dụ về mô hình
Để hiểu hơn về hai mô hình Bullish Kicking và Bearish Kicking, bạn có thể hình dung qua ví dụ thực tế sau:
Qua đồ thị nến của cổ phiếu JPM, trên thị trường cổ phiếu đang trong nhịp điều chỉnh ngắn hạn, mức dao động trong một biên độ hẹp, vùng giá trong khoảng từ 67 – 70 USD/cổ phiếu. Ở cuối nhịp điều chỉnh, cổ phiếu hình thành một mô hình nến Bullish Kicking với phần râu nến rất ngắn.
Nhà đầu tư tiến hành mở vị thế mua ngay sau khi mô hình nến Bullish Kicking được hoàn thành – vùng giá 70 USD/cổ phiếu. Điểm Stoploss sẽ được đặt ngay phía dưới đáy mô hình – vùng giá 67 USD/cổ phiếu.
Sau khi mô hình Bullish Kicking được hình thành, cổ phiếu này nhanh chóng tăng giá tương đối ổn định đến vùng giá 120 USD trước khi gặp các nhịp điều chỉnh mạnh. Do vậy, nếu tính từ vùng giá thực hiện lệnh mua, cổ phiếu này đã tăng trưởng hơn 70%. Nhìn chung, đây được coi là một mức tăng trưởng lợi nhuận tương đối ấn tượng với một mô hình đảo chiều.
Diễn biến tâm lý của mô hình Bullish Kicking và Bearish Kicking
Mô hình nến Bullish Kicking là loại mô hình được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng như là một tín hiệu tăng giá mạnh. Mô hình này phản ánh những thay đổi đột ngột trong tâm lý thị trường từ giảm sang tăng.
Mô hình này bao gồm hai cây nến, trong đó cây nến thứ nhất là cây nến lớn màu đỏ (giảm giá), cây nến thứ hai là cây nến lớn màu xanh (tăng giá) mở cửa trên mức cao nhất của ngày hôm trước. Điều này cho thấy người mua đã nắm quyền kiểm soát thị trường và xu hướng tăng giá có thể xuất hiện.
Mô hình Bullish Kicking phản ánh sự thay đổi trong tâm lý thị trường từ sợ hãi, không chắc chắn sang sự tin và lạc quan hơn. Cây nến lớn màu đỏ từ ngày hôm trước có thể đã gây ra sự sợ hãi và bán ra của các nhà đầu tư. Tuy nhiên nếu cây nến thứ hai mở cửa trên mức cao hơn của ngày hôm trước là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong tâm lý và hoạt động mua vào ồ ạt có thể diễn ra.
Ngược lại diễn biến tâm lý của mô hình Bearish Kicking cho thấy sự lo lắng và hoang mang của người mua, trong khi bên bán đang tận dụng cơ hội để kiểm soát thị trường. Nếu mô hình này được xác nhận, thị trường có thể sẽ tiếp tục giảm trong ngắn hạn.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình Bullish Kicking và Bearish Kicking
Hướng dẫn giao dịch mô hình nến Bullish Kicking
Qua những phân tích ở trên, bạn có thể thấy Bullish Kicking là một mô hình cho độ tin cậy cao. Do đó nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy ngay.
Điểm vào lệnh: Mô hình Bullish Kicking cho độ tin cậy cao. Do đó, bạn có thể vào lệnh ngay sau khi cây nến thứ hai kết thúc.
Điểm dừng lỗ: Trong Bullish Kicking điểm dừng lỗ ở dưới mức thấp nhất của cây nến thứ nhất.
Điểm chốt lời: Đặt ở các vùng kháng cự hoặc nhà giao dịch có thể thoát lệnh khi thấy có tín hiệu xu hướng tăng bị phá vỡ. Ví dụ, giá đã tăng lên trong mô hình Nêm Tăng (Rising Wedge), do đó khi mô hình Nêm Tăng bị phá vỡ nhà đầu tư có thể đóng vị thế.
Hướng dẫn giao dịch mô hình nến Bearish Kicking
Về cơ bản, cách giao dịch với Bearish Kicking cũng tương tự Bullish Kicking nhưng ở chiều ngược lại.
Thực tế, điểm vào lệnh ở đây có sự khác biệt so với mô hình Bullish Kicking. Ở đây, khoảng gap giữa 2 cây nến nhỏ hơn, cùng với đó độ cao của nến cũng không quá vượt trội. Chính vì vậy để giảm thiểu khoảng cách dừng lỗ, nhà đầu tư nên đợi giá đi lên để đặt lệnh bán xuống sẽ an toàn hơn. Giao dịch sẽ được chốt lời nếu mức giá phá lên đường kênh giảm giá.
Tạm kết
Bullish Kicking là một mô hình gồm hai nến, cho tín hiệu tăng giá. Ngược lại, mô hình Bearish Kicking lại cho tín hiệu giá giảm. Hy vọng rằng, qua bài viết này DNSE có thể giúp bạn hiểu hơn về mô hình nến Bullish & Bearish Kicking là gì? Và cách giao dịch hiệu quả với chúng.