Phân tích kỹ thuật | 30/08/2022
Hệ số Beta là gì? Ý nghĩa của hệ số Beta trong chứng khoán
Có nhiều nhà đầu tư thắc mắc rằng khi thị trường chung có sự biến đổi, cổ phiếu hay danh mục của mình sẽ biến đổi như thế nào? Hệ số Beta sẽ trả lời cho câu hỏi trên. Vậy hệ số beta trong chứng khoán là gì? Cách tính như thế nào? Ý nghĩa và sự ứng dụng của hệ số này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây cùng DNSE nhé.
Hệ số beta là gì trong chứng khoán?
Hệ số Beta (B) hay còn gọi là mức độ rủi ro. Hệ số B trong chứng khoán còn được hiểu là mức độ biến động của cổ phiếu hay danh mục cổ phiếu khi thị trường chung thay đổi. Hệ số trên giúp nhà đầu tư tính toán được mức rủi ro của một cổ phiếu, từ đó có thể lựa chọn cổ phiếu phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình.
Cách tính hệ số
Công thức tính hệ số B:
Beta = Cov(Ri,Rm) / Var(Rm)
Trong đó:
- Cov (Covariance) (Ri,Rm): Hiệp phương sai của tỷ suất sinh lời của cổ phiếu và tỷ suất sinh lời của thị trường.
- Var (Variance) (Rm): Phương sai của tỷ suất sinh lời của thị trường.
- Ri: Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu
- Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường chung.
Tuy nhiên, nhìn chung nhà đầu tư không cần quá quan tâm đến cách tính này vì số liệu luôn được cung cấp sẵn bởi các công ty chứng khoán.
Tỷ suất sinh lời của thị trường:
R = (P1 – P0)/ P0
- P1: Giá đóng cửa phiên hiện tại xét.
- P0: Giá đóng cửa phiên trước
VD: Tính hệ số B của danh mục khi đã biết hệ số trên từng cổ phiếu.
Danh mục của bạn gồm 3 cổ phiếu là TCB (beta= 1.4, tỷ trọng là 30%), cổ phiếu FPT (beta = 1.2, tỷ trọng 40%) và cổ phiếu MWG (beta = 1.2, tỷ trọng là 30%).
Ta có hệ số trên của danh mục X như sau: X= 1.4×0.3 + 1.2×0.4 + 1.2×0.3= 1.26. Khi thị trường tăng trưởng 10%, danh mục của bạn sẽ tăng 12,6% và ngược lại.
Ý nghĩa của hệ số beta trong chứng khoán
Hệ số B = 1: Trong trường hợp này, mức độ biến động của cổ phiếu tương ứng với mức độ biến động của thị trường chung. Ví dụ, thị trường chung tăng 1% thì cổ phiếu có beta bằng 1 cũng tăng 1%.
Hệ số B > 1: Với hệ số này, mức độ biến động của cổ phiếu sẽ lớn hơn mức độ biến động của thị trường. Ví dụ, với hệ số trên là 1.5, khi thị trường tăng 4% thì cổ phiếu của bạn sẽ tăng 4% x 1.5 = 6%.
Hệ số B trong khoảng 0 < beta < 1: Trong khoảng dao động này của beta, mức độ biến động của cổ phiếu sẽ thấp hơn thị trường chung. Ví dụ, khi hệ số trên là 0.5, nếu thị trường tăng 10% thì cổ phiếu của bạn chỉ tăng 5%. Ngược lại, khi thị trường chung giảm 10% thì cổ phiếu của bạn chỉ giảm 5%.
Hệ số B = 0: Mức độ biến động của thị trường chung sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu này.
Hệ số B < 0: Với trường hợp này, khi thị trường chung tăng thì cổ phiếu sẽ giảm và ngược lại. Hệ số trên bé hơn không là khá hiếm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ứng dụng của hệ số Beta trong chứng khoán
Nhà đầu tư khi đã nắm chắc được kiến thức về hệ số beta, có thể ứng dụng vào quá trình đầu tư của mình. Dưới đây là một số ứng dụng của hệ số này mà nhà đầu tư cần chú ý:
- Hệ số beta nêu lên mối tương quan sự biến động của cổ phiếu với biến động của thị trường, qua đó, nhà đầu tư có thể ước tính tỷ suất sinh lời của bản thân. Một số trang web sẽ có hệ số trên khác nhau do chọn thời điểm tính toán khác nhau. Bạn có thể tham khảo chỉ số beta một số cổ phiếu trên DNSE như HPG, SHS, DRC,..
- Nhà đầu tư có thể lựa chọn được cổ phiếu có mức độ rủi ro phù hợp với bản thân thông qua việc tính toán hệ số.
- Hệ số B là một yếu tố quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM nổi tiếng; có thể giúp nhà đầu tư phân tích cũng như định giá cổ phiếu.
Xem thêm: 3 công thức định giá cổ phiếu đơn giản F0 chứng khoán cần biết
Bài viết trên của DNSE hy vọng đã mang lại nhiều kiến thức tổng quan nhất cho bạn đọc về hệ số beta trong chứng khoán. Từ đó, có thể giúp bạn áp dụng những kiến thức trên vào quá trình đầu tư và mang hiệu quả hơn. Entrade X là ứng dụng giao dịch thông minh và miễn phí của DNSE nhằm đơn giản hóa đầu tư. Hãy click vào đường link để mở tài khoản và nhận ngay 200k!