Chứng khoán | 12/07/2023

Hợp đồng kỳ hạn là gì? Phân biệt hợp đồng kỳ hạn và tương lai

Hợp đồng kỳ hạn là một loại hợp đồng trong lĩnh vực tài chính, được sử dụng để quản lý rủi ro, đầu tư hoặc kiếm lợi từ biến động giá của tài sản cơ sở như ngoại tệ, hàng hóa, chứng khoán, chỉ số chứng khoán. Vậy hợp đồng kỳ hạn là gì? Có đặc điểm như thế nào? Hợp đồng kỳ hạn & tương lai có những điểm khác biệt gì? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

share facebook

Hợp đồng kỳ hạn (hay Forward contract) là loại hợp động được sử dụng nhiều trong chứng khoán
Hợp đồng kỳ hạn (hay Forward contract) là loại hợp động được sử dụng nhiều trong chứng khoán

Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là một loại hợp đồng, mà các bên thỏa thuận mua bán hoặc trao đổi một tài sản hay sản phẩm tài chính cụ thể trong tương lai, với một giá đã ấn định trước tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. 

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

Trước khi lựa chọn hợp đồng kỳ hạn, bạn nên biết về những đặc điểm của nó
Trước khi lựa chọn hợp đồng kỳ hạn, bạn nên biết về những đặc điểm của nó
  • Thanh toán và trao đổi tài sản cơ sở được thực hiện vào ngày đáo hạn không có thanh toán ban đầu khi ký kết hợp đồng.
  • Hợp đồng phải được thực hiện theo thỏa thuận vào ngày đáo hạn.
  • Hợp đồng được thỏa thuận và ký kết trực tiếp giữa hai bên mà không thông qua trung gian và không có phí giao dịch.
  • Tài sản cơ sở có thể là bất kỳ loại tài sản nào
  • Hợp đồng kỳ hạn không được niêm yết trên thị trường tập trung và chỉ giao dịch trên thị trường OTC (Over-the-Counter).
  • Người tham gia hợp đồng có thể đóng vị thế bằng cách mở một vị thế ngược đối với một hợp đồng kỳ hạn tương tự.
  • Không yêu cầu đặt ký quỹ.
  • Tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn thấp, dẫn đến rủi ro cao hơn.

Tuy nhiên, các hợp đồng cụ thể có thể có những điều khoản và quy định riêng biệt phụ thuộc vào loại tài sản hoặc sản phẩm tài chính được giao dịch.

Các yếu tố cấu thành hợp đồng kỳ hạn

Các yếu tố cấu thành hợp đồng kỳ hạn bao gồm:

  • Tài sản cơ sở (Underlying asset): Có thể là ngoại tệ, hàng hóa, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Giá trị và tính chất của tài sản cơ sở sẽ ảnh hưởng đến giá trị và tính chất của hợp đồng kỳ hạn.
  • Các bên tham gia hợp đồng (Parties to the contract): Hợp đồng kỳ hạn liên quan đến ít nhất hai bên tham gia. Bên mua hợp đồng được gọi là người mua (buyer), và bên bán hợp đồng được gọi là người bán (seller). Cả hai bên đều đồng ý tuân thủ các điều kiện và quy định trong hợp đồng kỳ hạn.
  • Thời điểm xác định trong tương lai (Maturity date): Đây là thời điểm mà hợp đồng kỳ hạn kết thúc và thanh toán diễn ra. Thời điểm này được xác định trước khi hợp đồng được ký kết và có thể được quy định bằng một ngày cụ thể hoặc theo một khoảng thời gian nhất định sau khi hợp đồng được kích hoạt.
  • Giá kỳ hạn xác định thanh toán (Forward price): Đây là giá trị mà người mua và người bán đồng ý trao đổi tài sản cơ sở tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. Giá kỳ hạn xác định thanh toán được xác định tại thời điểm hợp đồng được ký kết và có thể được quy định theo giá thị trường hiện tại hoặc theo một cách khác.
  • Cơ chế thanh toán: Hợp đồng kỳ hạn định rõ cách thức thanh toán giữa các bên. Thanh toán có thể được thực hiện bằng tiền mặt hoặc thông qua việc chuyển nhượng tài sản tương ứng.

Các loại hợp đồng kỳ hạn phổ biến hiện nay.

Có 6 loại hợp đồng kỳ hạn phổ biến nhất
Có 6 loại hợp đồng kỳ hạn phổ biến nhất
  • Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu (Equity forward contract): Hợp đồng này dựa trên cổ phiếu làm tài sản cơ sở. Người mua và người bán thỏa thuận mua bán cổ phiếu tại một giá cố định vào một thời điểm tương lai.
  • Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu (Forward contract on bond): Đây là hợp đồng mua bán trái phiếu vào một thời điểm tương lai với giá cố định. Tài sản cơ sở trong hợp đồng này là trái phiếu.
  • Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ (Currency forward contract): Đây là hợp đồng mua bán tiền tệ vào một thời điểm tương lai với tỷ giá cố định. Hợp đồng này giúp giảm rủi ro tỷ giá hối đoái trong thương mại quốc tế.
  • Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa (Commodity forward contract): Loại hợp đồng này liên quan đến việc mua bán hàng hoá như dầu, vàng, lương thực, kim loại,… vào một thời điểm tương lai với giá cố định.
  • Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (Interest rate forward contract): Hợp đồng này dựa trên lãi suất hoặc tỷ lệ thay đổi lãi suất. Người mua và người bán thỏa thuận trao đổi lãi suất hoặc tiền lãi dựa trên một số tiền cố định vào một thời điểm tương lai.
  • Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch (NDF): đây là một loại hợp đồng tài chính được sử dụng để giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp hoạt động quốc tế. NDF thường được sử dụng trong việc giao dịch các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi hoặc những nước có hệ thống tài chính chưa phát triển mạnh.

Rủi ro của hợp đồng kỳ hạn

Các bên tham gia sẽ phải đối mặt với những rủi ro dưới đây:

  • Rủi ro giá cả: Một trong những rủi ro chính của hợp đồng kỳ hạn là biến động giá cả. Nếu giá của tài sản hay sản phẩm tài chính tăng hoặc giảm mạnh so với giá cố định được thỏa thuận trong hợp đồng, có thể xảy ra lợi nhuận hoặc lỗ rất lớn cho các bên tham gia.
  • Rủi ro thanh toán: Nếu một trong các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng kỳ hạn, có thể xảy ra rủi ro về thanh toán. Điều này có thể gây ra mất mát tài chính cho bên bị thiệt hại và gây tổn thất đáng kể trong quá trình giao dịch.
  • Rủi ro hạn chế thanh khoản: Hợp đồng kỳ hạn có thể gặp rủi ro hạn chế thanh khoản, đặc biệt khi tài sản hay sản phẩm tài chính liên quan không được giao dịch rộng rãi hoặc không có đủ người mua hoặc người bán trong thị trường. Điều này có thể làm tăng rủi ro không thể thực hiện giao dịch hoặc khó khăn trong việc thoát khỏi hợp đồng trước thời hạn.

Hợp đồng kỳ hạn so với hợp đồng tương lai

Dựa vào đặc điểm và từng trường hợp, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng tương lai
Dựa vào đặc điểm và từng trường hợp, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có những khác biệt về giá, tính thanh khoản, quyền và nghĩa vụ, yêu cầu tiềm lực tài chính và phạm vi áp dụng.

  Tiêu chí Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai
Giống nhau Thanh toán Thanh toán và trao đổi tài sản cơ sở vào ngày đáo hạn  
  Quản lý rủi ro Giúp giảm thiểu rủi ro biến động giá trên thị trường  
Khác nhau Ngày đáo hạn Cố định, không thể thay đổi Có thể thay đổi được thông qua quy định của nơi giao dịch
  Đặt cọc Không yêu cầu đặt cọc Yêu cầu đặt cọc (ký quỹ)
  Giao dịch Giao dịch trên thị trường OTC (Over-the-Counter) Giao dịch trên thị trường tập trung, có sự niêm yết
  Định giá Thỏa thuận tỷ giá hoặc giá cơ sở tại thời điểm ký kết hợp đồng Dựa trên giá cơ sở tại thời điểm thanh toán hợp đồng
  Tính thanh khoản Thấp, không linh hoạt Cao hơn, linh hoạt hơn
Bảng so sánh sự giống và khác nhau của hợp dồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Và trên đây là câu trả lời cho câu hỏi hợp đồng kỳ hạn là gì? Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn so sánh cũng như phân biệt được 2 loại hợp đồng.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Dương Huyền My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan

Hợp đồng tương lai là gì? Điểm mạnh và điểm điểm của nó là gì?

Hợp đồng tương lai là gì? Điểm mạnh và điểm điểm của nó là gì?

31/12/2021

Tìm hiểu về chứng khoán có thu nhập cố định

Tìm hiểu về chứng khoán có thu nhập cố định

05/04/2023

Tổng hợp danh sách cổ phiếu theo ngành mới nhất năm – UPDATE

Tổng hợp danh sách cổ phiếu theo ngành mới nhất năm – UPDATE

07/08/2023

Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

02/11/2021

Chứng khoán phái sinh là gì? Tìm hiểu về mục đích và chức năng của chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là gì? Tìm hiểu về mục đích và chức năng của chứng khoán phái sinh

06/09/2021

Hotline CSKH

+84 247 108 9234

Thứ 2 - Thứ 6: sáng 8:30 - chiều 17:30

hello@dnse.com.vn

Hà Nội

Tầng 6 - Tòa nhà Pax Sky Số 63- 65 Ngô Thì Nhậm, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

TP Hồ Chí Minh

C-00.01, C-00.02, C-00.03, Lô C1, Khu nhà thấp tầng Khu III (Khu chung cư Sarina), số 62 đường Hoàng Thế Thiện, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Theo dõi DNSE tại

Thông tin quan trọng cần biết

Công ty Cổ phần Chứng khoán DNSE (DNSE) là một công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động hợp pháp theo Giấy phép số 62/UBCK-GP ngày 30/10/2007 của UBCKNN, có trụ sở chính tại Tầng 6, Tòa nhà Pax Sky, 63-65 Ngô Thì Nhậm, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Địa chỉ Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: C-00.01, Tòa nhà Sarina, số 62 Hoàng Thế Thiện, P. An Lợi Đông, Quận 2, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Trước khi sử dụng “Trang Web DNSE” , bạn cần đọc kỹ các thông tin tại Hợp đồng mở tài khoản, Điều khoản và điều kiện của DNSE, Điều khoản Dịch vụ và Chính sách Bảo mật của DNSE. Việc sử dụng Trang Web DNSE và các dịch vụ do DNSE cung cấp qua Trang Web DNSE đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với các điều khoản, điều kiện và các quy định liên quan tới việc quản lý và sử dụng Trang Web do DNSE đưa ra.

Trang Web DNSE chỉ phục vụ mục đích cung cấp thông tin, dịch vụ cho người sử dụng, không nhằm mục chào mời mua hay bán; hay dự định chào mua hay bán bất cứ sản phẩm tài chính, chứng khoán hay công cụ tài chính, hoặc để tham gia vào bất cứ giao dịch cụ thể nào mà những lời chào mời hay gợi ý, hay giao dich đó có thể là bất hợp pháp. Việc sử dụng thông tin có được từ Trang Web DNSE để thực hiện đầu tư là thuộc ý chí riêng và thuộc toàn quyền quyết định của người sử dụng; và DNSE, trong bất kỳ trường hợp nào, không có trách nhiệm pháp lý với việc sử dụng thông tin của người sử dụng.

Copyright © 2025 DNSE Securities - All Rights Reserved DNSE

+2600K tặng bạn mới

Mở tài khoản