Chứng khoán | 31/12/2021

Hợp đồng tương lai là gì? Điểm mạnh và điểm điểm của nó là gì?

Nhắc tới Hợp đồng tương lai, chắc hẳn các nhà đầu tư sẽ nghĩ ngay về chứng khoán phái sinh vì đây là công cụ phái sinh duy nhất được giao dịch ở Việt Nam hiện nay. Sản phẩm tài chính (SPTC) này là điểm đến phù hợp đối với các nhà đầu tư năng động, thích kiếm tiền nhanh nhưng chịu được rủi ro cao. Vậy thì hợp đồng tương lai là gì? Cách hoạt động, mục đích và rủi ro của loại hợp đồng này như thế nào? 

Hợp đồng tương lai là gì? Tác dụng của hợp đồng này trong chứng khoán phái sinh
Hợp đồng tương lai là gì? Tác dụng của hợp đồng này trong chứng khoán phái sinh

Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai (Futures Contract – FC)  là một thỏa thuận pháp lý để mua hoặc bán tài sản hoặc chứng khoán vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, với giá đã được xác định trước. 

Điều này giúp các bên tham gia có thể trao đổi tài sản trên sàn giao dịch hợp đồng tương lai.

Người mua hợp đồng tương lai cam kết mua và nhận tài sản cơ bản khi hợp đồng đáo hạn. Người bán hợp đồng tương lai cam kết cung cấp và giao tài sản cơ bản vào ngày đáo hạn.

>>> Xem thêm: Cách chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu hiệu quả từ A-Z

Mục đích sử dụng của Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương được sử dụng với hai mục đích chính là:

  • Được sử dụng để giảm thiểu rủi ro (hedging):

Bằng cách mua hoặc bán hợp đồng tương lai, một người có thể bảo vệ bản thân khỏi biến động giá của tài sản cơ bản. 

Ví dụ: một nhà sản xuất có thể mua hợp đồng tương lai để bảo vệ khỏi sự tăng giá của nguyên liệu sản xuất.

  • Được sử dụng cho mục đích đầu cơ giao dịch: 

Điều này ám chỉ việc mua bán hợp đồng tương lai với hy vọng kiếm lời từ sự biến động giá của tài sản cơ bản. 

Đầu cơ giao dịch tương lai có thể đem lại lợi nhuận lớn, nhưng cũng có mức độ rủi ro cao.

Tại sao lựa chọn hợp đồng tương lai chỉ số để triển khai đầu tiên?

Khác với những loại hợp đồng khác, hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số cổ phiếu dễ sử dụng. Ngoài ra, loại hình này mang tính đại diện cao, đáp ứng tốt được nhu cầu đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro. Do đó, đây là loại hình phù hợp nhất đối với thị trường phái sinh tập trung mới ra đời. 

Hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số cổ phiếu chính là nền móng cho việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh. Rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng điều này dựa trên những nghiên cứu được phát hiện.

Quy định về chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

Theo Thông tư số 58/2021/TT-BTC và Nghị định số 158/2020/NĐ-CP liên quan đến chứng khoán phái sinh và hợp đồng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam như sau:

  • Tài sản cơ sở: Trong hợp đồng tương lai, tài sản cơ sở có thể là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc các tài sản khác theo quy định của Nhà nước. Giá trị FC được xác định dựa trên tài sản cơ sở này.
  • Thanh toán: Đến ngày đáo hạn, việc thanh toán của hợp đồng tương lai sẽ được thực hiện theo quy chế do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành, và thường được thực hiện bằng tiền.
  • Hai sản phẩm chính: Tại Việt Nam, hiện có hai dòng sản phẩm hợp đồng tương lai được cung cấp. Đó là hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (hay còn được gọi là Hợp đồng tương lai VN30) và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ. 

Hợp đồng tương lai VN30 liên quan đến chỉ số VN30 của thị trường chứng khoán Việt Nam, trong khi hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm và 10 năm.

Những loại hợp đồng tương lai ở Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam có hai loại hợp đồng tương lai đang được áp dụng là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Bảng phân tích 4 loại HĐTL chỉ số VN30
Bảng phân tích 4 loại HĐTL chỉ số VN30

Là hợp đồng dựa trên điểm số của 30 mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất TTCK Việt Nam. Hợp đồng tương lai chỉ số được đáo hạn theo hình thức thanh toán tiền theo quy chế do Tổng Công ty Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành. HĐTL bao gồm 4 loại chính là: VN30F1M, VN30F2M, VN30F1Q, VN30F2Q.

Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ

Là thỏa thuận mua bán trái phiếu Chính phủ (TPCP) hoặc trái phiếu giả định có một vài đặc điểm cơ bản giống TPCP với một mức giá cố định vào một thời gian cụ thể trong tương lai.

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Một số đặc điểm chính của hợp đồng tương lai
Một số đặc điểm chính của hợp đồng tương lai

Một số đặc điểm chính của hợp đồng tương lai

  • Tính chuẩn hóa: Là quá trình đưa hợp đồng về một định dạng tiêu chuẩn với giá trị, khối lượng và các điều khoản liên quan được xác định trước. Điều này giúp tạo ra tính thống nhất và tiện lợi trong việc giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường. Các FC được niêm yết và giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung như sàn chứng khoán phái sinh.
  • Bù trừ và ký quỹ: Trong giao dịch hợp đồng tương lai, việc ký quỹ là bắt buộc để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho cả hai bên tham gia. 
  • Dễ dàng đóng vị thế: Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ khi nào bằng cách tham gia giao dịch vị thế đối ngược.
  • Đòn bẩy tài chính: Khi sử dụng đòn bẩy, nhà đầu tư chỉ cần đặt một phần nhỏ giá trị của hợp đồng tương lai làm ký quỹ, trong khi tiềm năng lợi nhuận có thể cao hơn nhiều lần so với số tiền ký quỹ đó.
  • Được niêm yết: FC được niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán phái sinh, vì vậy phải tuân thủ các quy định, quy tắc và quy trình của sở giao dịch. Điều này đảm bảo rằng hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về các yếu tố quan trọng như điều khoản, giá trị và khối lượng tài sản cơ sở.
  • Tính thanh khoản cao: Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của thị trường hợp đồng tương lai. Với các điều khoản được chuẩn hóa và thông tin rõ ràng về tài sản cơ sở, giá trị, khối lượng và thời gian giao dịch, nhà đầu tư có thể dễ dàng mua và bán hợp đồng tương lai theo nhu cầu của họ.

Khả năng mở và đóng vị thế linh hoạt trong giao dịch hợp đồng tương lai là một yếu tố quan trọng tạo nên tính thanh khoản cao của thị trường. Điều này làm cho FC trở thành một công cụ hữu ích và thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tham gia.

Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng tương lai là gì?

Ưu điểm và nhược điểm của hợp đông tương lai
Ưu điểm và nhược điểm của hợp đông tương lai

Bất kỳ loại hình đầu tư tài chính nào cũng sẽ có những mặt lợi thế và rủi ro nhất định. Hợp đồng tương lai cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm của hợp đồng tương lai là gì?

Dựa trên tính chất hoạt động, loại hình phái sinh này có những ưu điểm nổi bật như:

Phòng ngừa rủi ro

Trường hợp nhà đầu tư muốn quản lý rủi ro về biến động giá, họ có thể chuyển đổi những rủi ro này đến những ai sẵn sàng đón nhận nó.

Ví dụ: Khi giao dịch hợp đồng tương lai VN30F1M chứa cổ phiếu trong rổ VN30, nhà đầu tư bán hợp đồng để phòng ngừa rủi ro khi thị trường giảm.

Tính thanh khoản cao

Nhà đầu tư có thể dễ dàng mở vị thế mua, bán HĐTL liên tục trong ngày. Điều này thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến chứng khoán phái sinh bởi học có thể giao dịch liên tục, quay vòng vốn liên tục.

Đòn bẩy tài chính

Nhà đầu tư muốn giao dịch hợp đồng phải thực hiện ký quỹ để cam kết tài chính và đảm bảo thực hiện hợp đồng. Với hiệu ứng đòn bẩy, mức sinh lời của chứng khoán phái sinh cao hơn rất nhiều so với chứng khoán cơ sở. Ở một số công ty chứng khoán, mức ký quỹ phái sinh HĐTL thường ở mức 13% – 15%.

Tuy nhiên, khi giao dịch phái sinh tại Future X, nhà đầu tư sẽ chỉ cần đặt cọc một phần tài sản nhưng được giao dịch với giá trị lớn gấp 7 giá trị cọc vì Future X có tỷ lệ cọc thấp nhất thị trường.

Nhược điểm của hợp đồng tương lai là gì?

Song song với những ưu điểm chính là những rủi ro nhà đầu tư cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng khi tham gia.

  • Rủi ro của hiệu ứng đòn bẩy: Đòn bẩy chính là con dao 2 lưỡi đối với nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi sẽ rất cao nếu dự đoán đúng thị trường nhưng lỗ cũng sẽ rất đậm nếu có dự đoán sai xu hướng thị trường. 
  • Yêu cầu ký quỹ bổ sung: Với cơ chế thanh toán hằng ngày, các khoản lãi, lỗ trên hợp đồng phản ánh ngay trên tài khoản ký quỹ. Khi số tiền ký quỹ trong tài khoản xuống thấp hơn mức duy trì, nhà đầu tư buộc phải ký quỹ bổ sung. Nếu không bổ sung kịp thời, vị thế của nhà đầu tư buộc phải đóng lại. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thua lỗ và phá sản ở chứng khoán phái sinh nói chung và HĐTL nói riêng.
  • Ngày đáo hạn phái sinh: Không như cổ phiếu, nhà đầu tư có thể nắm giữ dài hạn và bán vào thời điểm thích hợp. Hợp đồng tương lai sẽ bị ngừng giao dịch và chốt lãi hoặc lỗ tại ngày đáo hạn.

Định giá hợp đồng tương lai

Giá của một hợp đồng tương lai được xác định dựa trên cung và cầu thực tế trên thị trường. Đối với hợp đồng tương lai chỉ số, giá trị hợp lý (Fair value) của nó được tính bằng công thức:

Công thức định giá hợp đồng tương lai
Công thức định giá hợp đồng tương lai

Kết luận

Có 2 loại hợp đồng tương lai được áp dụng tại thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam là: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ. Là một phần của chứng khoán phái sinh, hợp đồng tương lai cũng có những ưu điểm và nhược điểm tương tự. Khả năng sinh lời cao sẽ đi đôi với những rủi ro tiềm ẩn rất lớn.

Để có thêm kinh nghiệm và biết được cách thức giao dịch chứng khoán phái sinh, bạn có thể truy cập vào Entrade bản chơi demo. Khi hoàn tất đăng ký, bạn sẽ có ngay 100 triệu đồng tiền demo để trải nghiệm mua, bán hợp đồng chỉ số VN30F1M như giao dịch chính thống. Sau khi thành thạo giao dịch demo, bạn hoàn toàn có thể tự tin tìm đến chứng khoán phái sinh chính thống và dễ dàng làm chủ cuộc chơi. Đây sẽ là lựa chọn tốt dành cho những nhà đầu tư mới, muốn tham gia vào thị trường phái sinh Việt Nam. Chúc các nhà đầu tư có trải nghiệm giao dịch thật tốt.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Mạnh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan