Kiến thức tổng quan | 07/12/2021

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF là gì? IMF quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế thế giới?

IMF hẳn đã không phải là một cụm từ xa lạ với nhiều người. Đây là Quỹ tiền tệ Quốc tế được thành lập từ lâu. Tổ chức này đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới. Dù vậy, hiểu sơ sơ thì nhiều nhưng không phải tất cả mọi người đều biết rõ IMF là gì cũng như những mục tiêu hoạt động và chức năng của tổ chức nổi tiếng này. Bài viết sẽ giải thích những vấn đề cơ bản nhất của IMF để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nét hơn về Quỹ tiền tệ Quốc tế.

IMF là gì?
IMF là gì?

IMF là gì?

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là một tổ chức quốc tế hỗ trợ tài chính và tư vấn cho các nước thành viên. Sau nhiều năm, IMF đã trở thành một phần không thể thiếu đối với sự phát triển của thị trường tài chính thế giới. Đặc biệt là đối với sự tăng trưởng của các nước đang phát triển.

IMF chính thức ra đời vào năm 1944 sau Hội nghị Bretton Woods được tổ chức một năm trước đó. Cùng với Ngân hàng Thế giới, IMF được thành lập nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng kinh tế. Đây là một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, được điều hành bởi 190 quốc gia thành viên. IMF mở cửa đối với mọi quốc gia. Điều kiện duy nhất là phải thực hiện chính sách đối ngoại và chấp nhận các quy chế của tổ chức.

Mục tiêu hoạt động của IMF là gì?

Nếu đã hiểu rõ IMF là gì thì việc tìm hiểu về mục tiêu hoạt động của tổ chức cũng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ đây là kim chỉ nam cho mọi quyết định của tổ chức. 

IMF ban đầu được thành lập vào năm 1945. Mục đích thành lập là để khuyến khích hợp tác tài chính quốc tế bằng cách tạo ra một hệ thống tiền tệ có thể chuyển đổi với tỷ giá hối đoái cố định. Đồng Đô la có thể đổi thành vàng ở mức 35$/ ounce vào thời điểm đó. IMF sẽ thực hiện giám sát hệ thống này. Ví dụ, một quốc gia có thể tự do điều chỉnh tỷ giá hối đoái của mình lên đến 10% theo cả hai hướng. Tuy nhiên, những thay đổi lớn hơn cần có sự cho phép của IMF.

Các mục tiêu hoạt động chính sau này của IMF bao gồm:

  • Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế thông qua các hoạt động tư vấn và cộng tác
  • Tạo điều kiện mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động mậu dịch quốc tế. Từ đó tăng tỷ lệ việc làm và thu nhập thực tế của các nước thành viên.
  • Ổn định ngoại hối nhằm đảm bảo trật tự giao dịch ngoại hối giữa các thành viên. Tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh
  • Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán giữa các nước thành viên. Ngoài ra, dỡ bỏ các rào cản về ngoại hối để đẩy mạnh các hoạt động mậu dịch
  • Cung cấp nguồn lực dự trữ của quỹ để đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho các nước thành viên giải quyết vấn đề mất cân bằng trong cán cân thanh toán

Chức năng và nhiệm vụ của IMF

Kể từ khi thành lập, IMF luôn cố gắng hoàn thành các chức năng và đạt được mục tiêu đề ra. Trang web của IMF có mô tả sứ mệnh của tổ chức như sau: “Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, cũng như giảm nghèo trên toàn thế giới.” Để hoàn thành được sứ mệnh trên, IMF luôn cố gắng đảm bảo 3 chức năng chính của mình.

IMF có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế
IMF có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế

Giám sát

IMF thu thập một lượng lớn thông tin về nền kinh tế các quốc gia, thương mại quốc tế và kinh tế toàn cầu nói chung. Mục đích của việc này là để giám sát đồng thời đưa ra phân tích, đánh giá. Qua đó đưa ra tư vấn về phương hướng phát triển cho các nước thành viên.

Tổ chức cũng thường xuyên đưa ra những dự báo kinh tế được ở cấp quốc gia và quốc tế. Những dự báo này sẽ được công bố trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới. Cùng với đó là các cuộc thảo luận kéo dài về tác động của các chính sách tài khóa, tiền tệ và thương mại đối với triển vọng tăng trưởng và ổn định tài chính.

Phát triển năng lực

IMF cũng hỗ trợ việc đào tạo, tư vấn cho các thành viên qua chương trình phát triển năng lực. Nội dung đào tạo bao gồm khả năng thu thập phân tích dữ liệu và xử lý dữ liệu. Các chương trình này thường được đưa vào dự án giám sát các nền kinh tế của IMF.

Hỗ trợ tài chính

IMF thực hiện các khoản cho vay đối với các quốc gia đang gặp khó khăn về kinh tế. Mục đích của việc này là để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các cuộc khủng hoảng tài chính. Vào năm 2019, nguồn vốn vay đã đạt tới mức 11,4 tỷ SDR (đơn vị tiền tệ quy ước của các nước thành viên) để đảm bảo hỗ trợ các hoạt động cho vay ưu đãi của IMF trong thập kỷ tới. Con số này thậm chí còn cao hơn mục tiêu ban đầu 0.4 SDR.

Các quỹ của IMF thường tạo điều kiện cho các quốc gia nhận hỗ trợ. Mục đích là để thực hiện cải cách để tăng tiềm năng tăng trưởng và ổn định tài chính. Đối tượng của các khoản cho vay thường là các quốc gia gặp vấn đề trong cán cân thanh toán. Các khoản vay này thường khá có lợi cho các nước đi vay. Ví dụ như cho vay không lãi suất với thời gian đáo hạn dài nhằm giúp các quốc gia vượt qua khó khăn. Đây là nhiệm vụ cốt lõi của IMF.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của DNSE về IMF và những mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức này. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc đã có một hình dung rõ ràng hơn về IMF là gì. Đồng thời, để cập nhật thêm những kiến thức tài chính thú vị, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan