Kinh tế | 30/06/2023

Lạm phát “siêu lõi” là gì? Đây có phải là thước đo lạm phát hoàn hảo?

Hiện tại, ngân hàng trung ương Mỹ đang vật lộn với vấn đề lạm phát dai dẳng. Trong cuộc chiến này, FED dường như tin rằng có một biện pháp mới giúp đánh giá tình trạng giá cả tăng tốt hơn. Đó chính là lạm phát “siêu lõi”.  Vậy rốt cuộc lạm phát “siêu lõi” là gì và thước đo lạm phát này có hạn chế gì không?

Những điều cần biết về Lạm phát "siêu lõi"
Những điều cần biết về Lạm phát “siêu lõi”

Lạm phát “siêu lõi” là gì ?

Lạm phát siêu lõi là một thước đo kinh tế, loại bỏ các mặt hàng có xu hướng biến động như lương thực, năng lượng và nhà ở khỏi Chỉ số giá tiêu dùng truyền thống (CPI) – thước đo lạm phát phổ biến nhất tại Mỹ. Đây là một phương pháp mới được sử dụng để theo dõi lạm phát và có khả năng đưa ra thông tin chính xác về áp lực giá tiềm ẩn tại một thời điểm cụ thể. 

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về lạm phát “siêu lõi” nhưng khi nói về thước đo kinh tế này tại Hoa Kỳ, người ta thường đề cập đến các loại giá tăng trong khi người lao động được trả lương nhiều hơn cho các dịch vụ mà họ cung cấp. Các loại giá này có thể là giá của các dịch vụ như luật sư, làm vườn, cắt tóc hay sửa chữa điện nước. Tuy giá của các dịch vụ này thường ít biến động hơn so với giá của lương thực và năng lượng nhưng sự thay đổi của chúng dễ ảnh hưởng đến xu hướng biến động giá của nền kinh tế.

Xác định lạm phát “siêu lõi” như thế nào?

Công thức tính lạm phát "siêu lõi"
Công thức tính lạm phát “siêu lõi”

Lạm phát siêu lõi có liên quan đến hai chỉ số là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)chỉ số giá chi tiêu cá nhân (CPE)

Cả hai chỉ số này đều phản ánh mức thay đổi giá trung bình của một rổ hàng hóa và dịch vụ. Trong đó, CPI được lấy từ người tiêu dùng và CPE được lấy từ các doanh nghiệp. 

Do chỉ số CPI và CPE đều đo lường nhiều loại hàng hóa và dịch vụ nên FED và các nhà kinh tế học ưa thích xử lý biến động giá thông qua đánh giá hai chỉ số CPI lõiCPE lõi (không bao gồm biến động giá tạm thời của lương thực và năng lượng, giúp đưa ra dữ liệu chính xác hơn về xu hướng lạm phát trong dài hạn). Do đó, ta có công thức xác định lạm phát lõi là:

Lạm phát lõi = Lạm phát của rổ hàng hóa và dịch vụ – Lạm phát lương thực và năng lượng

Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, vì dữ liệu về nhà ở có độ trễ và không ổn định (do sự thay đổi xu hướng di cư giai đoạn đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến giá nhà ở và giá cho thuê) nên những biện pháp lạm phát lõi trở nên kém phù hợp. 

Vì thế, hiện tại, FED đang tập trung vào một nhóm giá hẹp hơn nhóm giá được sử dụng để tính lạm phát lõi, giúp loại bỏ thành phần giá nhà ở khỏi tỷ lệ lạm phát. Đây chính là lạm phát “siêu lõi”.

Những lý do khiến FED chú ý đến lạm phát “siêu lõi”

Nguyên nhân FED chú ý đến lạm phát "siêu lõi"
Nguyên nhân FED chú ý đến lạm phát “siêu lõi”

Khái niệm về lạm phát “siêu lõi” ngày càng trở nên phổ biến tại Mỹ sau khi được quảng bá bởi Powell – Chủ tịch FED và Paul Krugman – nhà kinh tế học hàng đầu từng đoạt giải Nobel. Họ cho rằng những thành phần gây nên sự gia tăng bất thường trong tỷ lệ lạm phát cần được loại bỏ khi đo lường lạm phát.

Thêm vào đó, theo Leonard Eng – một quản lý cấp cao tại bộ phận giao dịch của TD Ameritrade Singapore, những thành phần giá còn lại thường ổn định hơn giá năng lượng và nhà ở. Chúng có thể phản ánh xu hướng giá cả trong nền kinh tế Mỹ tốt hơn. 

Việc FED tập trung vào danh mục chi phí siêu lõi cũng cung cấp cái nhìn sâu hơn về chi phí lao động. Qua đó, ngân hàng trung ương có thể đo lường một cách hiệu quả hơn tác động của tiền lương đến giá cả. 

Ví dụ: Theo một phân tích của Wall Street Journal, giá của dịch vụ cắt tóc và chăm sóc cá nhân từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2022 đã cao hơn nếu so với một năm trước. Trong khi đó, giá tivi không thay đổi. Điều này cho thấy rằng, vấn đề lạm phát dai dẳng có thể bắt nguồn từ tình trạng giá dịch vụ tăng hơn là giá hàng hóa tăng.

Bên cạnh đó, theo Eng, trong một thị trường lao động mà nguồn cung lao động thấp hơn cầu lao động, các công ty buộc phải trả tiền lương cao hơn để giữ chân nhân viên. Điều này thúc đẩy các công ty chuyển khoản chi phí lao động tăng sang người tiêu dùng cuối cùng và qua đó, thúc đẩy lạm phát và tình trạng tiền lương tăng.

“Siêu lõi” có phải là thước đo hoàn hảo?

Siêu lõi không phải là thước đo hoàn hảo. Mặc dù, nhờ loại bỏ các loại chi phí thường biến động đột ngột như thực phẩm, năng lượng và nhà ở mà các nhà kinh tế có thể đi sâu vào việc phân tích các yếu tố thúc đẩy lạm phát nhưng có một nhược điểm thực tế là những chi phí này không thể thiếu đối với hầu hết các hộ gia đình.

Greg McBride (Giám đốc phân tích tài chính của Bankrate) cho biết: “Áp lực giá lan tỏa đối với các loại chi tiêu thiết yếu bao gồm bảo hiểm xe cộ, quần áo, chỗ ở, lương thực, điện, đồ đạc và các hoạt động gia đình cho thấy vẫn còn thiếu sự cải thiện trên phạm vi rộng khi nói đến lạm phát.”

Tạm kết

Trên đây là những điều bạn cần biết về Lạm phát “siêu lõi” là gì. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết trên DNSE để cập nhật các kiến thức và thông tin mới nhất liên quan đến lĩnh vực đầu tư nhé. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đặng Trà My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan