Chứng khoán | 06/07/2022

Lệnh MAK trong chứng khoán là gì? Nguyên tắc của lệnh MAK

Hiện nay, thị trường chứng khoán đã ngày càng phổ biến, thích hợp với những người bận rộn nhưng vẫn muốn kiếm thêm tiền. Một phần trong giao dịch là các loại lệnh chứng khoán, một trong số đó có lệnh MAK. Để những giao dịch thành công hơn, hãy cùng tìm hiểu xem MAK là lệnh gì nhé!

Lệnh MAK là gì?

Lệnh MAK trong chứng khoán là gì?
Lệnh MAK trong chứng khoán là gì?

Lệnh MAK (Match And Kill) là lệnh thực hiện khớp toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy sau khi khớp.

Ví dụ: bạn đặt lệnh MAK với lượng giao dịch mua là 200 cổ phiếu. Sau khi khớp lệnh, lượng mua thực là 100 cổ phiếu, 100 cổ phiếu còn lại chưa được khớp lệnh sẽ được hệ thống hủy bỏ.

Đặc điểm của lệnh MAK

1. Ưu điểm

  • Xác định mức giá trùng hoặc gần nhất với lượng cổ phiếu giao dịch.
  • Lệnh MAK được hệ thống thực hiện nên độ bảo mật cao.
  • Có thể kết hợp với các loại lệnh khác như LO, ATC, ATO,… tối ưu chiến lược của nhà đầu tư.
  • Khi được nhập vào hệ thống, lệnh MAK sẽ tương tự với lệnh MTL sẽ được khớp lệnh với mức mua giá thấp nhất và bán với mức giá cao nhất trên thị trường. Phần cổ phiếu chưa được khớp sẽ được hủy bỏ và chuyển sang các lệnh tiếp theo.
  • Có thể khớp lệnh liên tục không phụ thuộc vào khối lượng hay thời gian trong phiên giao dịch.
  • Phù hợp với những giao dịch thụ động, nhà đầu tư bận rộn không thể theo dõi thường xuyên.

2. Nhược điểm

  • Có tỉnh rủi ro cao do không xác định mức giá cụ thể, đôi khi gặp phải tình trạng mua bán bị lỗ.
  • Cần có thời gian để lệnh được xử lý, tìm được mức giá phù hợp với lượng giao dịch.
  • Đôi khi giao dịch chỉ được thực hiện một phần gây bất tiện cho nhà đầu tư.
  • Chi phí giao dịch tương đối cao.

Nguyên tắc hoạt động của lệnh MAK trong chứng khoán

Nguyên tắc hoạt động của lệnh MAK
Nguyên tắc hoạt động của lệnh MAK

Để sử dụng tốt lệnh MAK, bạn nên nắm rõ những nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc khớp lệnh: trong các phiên giao dịch, lệnh ATO được ưu tiên thực hiện trước, sau đó mới đến các lệnh thị trường. Sau đó sẽ tiếp tục xét đến thời gian đặt lệnh (các lệnh sẽ được thực hiện theo thứ tự).
  • Nguyên tắc giá: vào thời điểm giao dịch, mức giá trùng hoặc gần nhất với khối lượng giao dịch đã đặt trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Lệnh mua được thực hiện tại mức giá bán thấp nhất, lệnh bán được thực hiện với mức giá cao nhất.
  • Nguyên tắc sửa lệnh, hủy lệnh: vào thời điểm phiên khớp lệnh thì không được sửa và hủy lệnh. Chỉ được sửa hoặc hủy khi lệnh chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được khớp lệnh.

Lệnh MAK trong giao dịch phái sinh

Lệnh MAK được sử dụng cả trong thị trường phái sinh, có thể thực hiện được toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại không được khớp sẽ bị hủy bỏ và chuyển thành lệnh LO.

Giống với các lệnh thị trường khác, khi lệnh MAK được nhập lên hệ thống, đến phiên giao dịch sẽ được khớp với mức giá gần đúng.

Lệnh MAK chỉ có hiệu lực tại phiên khớp lệnh liên tục, còn trong phiên khớp lệnh định kỳ thì lệnh này sẽ được thay thế bởi lệnh ATO hoặc ATC.

Mong rằng với bài viết trên đã giúp cho bạn hiểu về lệnh MAK là gì, đặc điểm và các nguyên tắc của nó. Chúc bạn luôn thành công trong việc đầu tư chứng khoán!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Ngọc Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan