Chứng khoán | 30/06/2024

Lệnh MP trong chứng khoán sử dụng như thế nào?

Trên sàn giao dịch chứng khoán, việc mua và bán cổ phiếu diễn ra thông qua sử dụng các lệnh giao dịch. Một trong những lệnh phổ biến là Lệnh MP, hay còn được gọi là lệnh thị trường. Với tính năng đặc biệt, lệnh này cho phép các nhà đầu tư mua hoặc bán cổ phiếu với giá tốt nhất có sẵn trên thị trường tại thời điểm giao dịch, mà không yêu cầu xác định mức giá cụ thể.

Lệnh MP là gì?

Tìm hiểu về Lệnh MP
Tìm hiểu về Lệnh MP

Lệnh MP (Market Price order), hay còn được gọi là lệnh thị trường.

Lệnh MP là loại giao dịch cơ bản nhất trên sàn chứng khoán. Đó là lệnh mua tại mức giá thấp nhất hoặc bán ngay lập tức tại mức giá mua cao nhất trên thị trường. Lệnh MP chỉ được dùng trong các phiên khớp lệnh liên tục tại sàn và nếu không có lệnh đối phó sẽ bị hủy bỏ tại thời điểm nhập lên hệ thống.

Điểm đặc biệt là bạn không cần xác định một mức giá cụ thể, mà chỉ cần tận dụng giá tốt nhất và có sẵn để thực hiện giao dịch, giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội mua bán chứng khoán với giá tốt nhất tại thời điểm đó. 

Nói cách khác, bên mua hoặc bán sẽ chấp nhận giao dịch với bất kỳ giá nào được đưa ra.

Đặc điểm của lệnh MP

Những đặc điểm nổi bật của lệnh thị trường
Những đặc điểm nổi bật của lệnh thị trường

Lệnh MP (Market Price order) trong giao dịch chứng khoán có những đặc điểm cụ thể như sau:

  • Hiệu lực và sử dụng: Lệnh thị trường chỉ có hiệu lực trong phiên giao dịch liên tục và chỉ có thể sử dụng trên sàn chứng khoán Hose.
  • Tính thanh khoản: Nó được gắn với giao dịch liên tục và có vai trò góp phần tăng tính thanh khoản trên thị trường.
  • Ưu tiên giao dịch: Được ưu tiên khớp giao dịch trước các loại lệnh khác trên sàn.
  • Hủy lệnh tự động: Nếu không có lệnh giới hạn (LO) đối ứng trong thời điểm đặt lệnh, hệ thống giao dịch chứng khoán sẽ tự động hủy lệnh MP.
  • Chuyển đổi lệnh: Trong một số trường hợp, lệnh thị trường có thể được chuyển đổi thành lệnh giới hạn bán tại giá sàn hoặc lệnh giới hạn mua tại giá trần, tuỳ thuộc vào giới hạn giá của chứng khoán.
  • Khớp một phần cho nhà đầu tư nước ngoài: Đối với nhà đầu tư nước ngoài, lệnh MP có thể chỉ khớp một phần và phần còn lại sẽ tự động hủy, đặc biệt trong trường hợp chứng khoán hết phần tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

Nguyên tắc khớp lệnh MP

Nguyên tắc khớp lệnh thị trường diễn ra như sau:

  • Sau khi nhập lệnh vào hệ thống, thị trường mua hiển thị giá bán thấp nhất và thị trường bán hiển thị giá mua cao nhất hiện có trên sàn giao dịch.
  • Nếu khối lượng đặt lệnh chưa được khớp hết, giao dịch sẽ được tiếp tục khớp với mức giá bán cao hơn và mức giá mua thấp hơn tiếp theo.
  • Trong trường hợp khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn còn lại sau khi lệnh đối ứng đã khớp hết, hệ thống sẽ tự động chuyển đổi lệnh thị trường mua thành lệnh giới hạn mua với mức giá khớp cuối cùng.
  • Nếu giá khớp cuối cùng là giá trần đối với lệnh mua hoặc giá sàn đối với lệnh bán, lệnh thị trường sẽ chuyển đổi thành lệnh LO (Limit Order) mua với giá trần hoặc lệnh LO bán với giá sàn tương ứng.

Ví dụ minh họa về nguyên tắc khớp lệnh MP:

Bạn muốn mua 200 cổ phiếu của công ty D với lệnh MP( thực hiện mua với giá bán thấp nhất thời điểm hiện tại). Giá cổ phiếu D vào thời điểm đặt lệnh là 30.000 đồng/cổ phiếu.

Tình huống 1: Khớp lệnh một phần

  • Giả sử trên thị trường hiện có 100 cổ phiếu D đang được bán với giá 20.000 đồng .
  • Lệnh MP của bạn sẽ được khớp ngay lập tức 100 cổ phiếu với giá 30.000 đồng này
  • 100 cổ phiếu còn lại sẽ được đưa vào danh sách chờ để khớp với mức giá thấp nhất tiếp theo
  • Nếu sau đó có người bán thêm 50 cổ phiếu D với giá 3.5000 đồng, 50 cổ phiếu còn lại của bạn sẽ được khớp với mức giá này.

Tình huống 2: Khớp lệnh hoàn toàn

  • Nếu trên thị trường có đủ 200 cổ phiếu D đang được bán với giá 30.000 đồng, toàn bôn lệnh MP của bạn sẽ được khớp ngay lập tức với giá này.

Tình huống 3: Lệnh MP chuyển thành lệnh LO

  • Giả sử sau một thời gian, không có ai bán thêm cổ phiếu D với giá 30.000 đồng nữa
  • Để lệnh của bạn có thể được khớp, hệ thống sẽ tự động chuyển 100 cổ phiếu còn lại thành lệnh LO( thực hiện mua với giá cao hơn so với mức giá cuối cùng gần nhất 1 đơn vị)
  • Lệnh LO này sẽ được khớp với mức giá 30.100 đồng nếu có người bán với giá này.

Sự khác biệt của lệnh MP và lệnh LO

Lệnh LO (Limit Order) và lệnh MP (Market Price order) có những đặc điểm khác nhau cơ bản như sau:

Lệnh thị trường (MP)

Lệnh giới hạn (LO)

Lệnh MP không yêu cầu nhà đầu tư xác định giá mua-bán cụ thể, chỉ cần nhập khối lượng cổ phiếu. Nhà đầu tư cần xác định mức giá cụ thể và chính xác khi nhập vào hệ thống.
Lệnh MP chỉ được thực hiện khi có lệnh LO đối ứng của cùng một cổ phiếu. Lệnh LO sẽ được thực hiện trong tất cả các đợt khớp lệnh diễn ra trên thị trường.
Lệnh MP chỉ được sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục trên sàn Hose. Lệnh LO có thể được sử dụng trong tất cả các phiên và đợt khớp lệnh trên sàn.
Lệnh MP sẽ khớp với mức giá đối ứng tốt nhất hiện có trên thị trường. Nhà đầu tư cần ghi rõ mức giá đặt lệnh, bao gồm mức giá mua và mức giá bán.

Ưu và nhược điểm của lệnh MP

Nhà đầu tư cần nắm rõ ưu và nhược điểm để sử dụng lệnh này một cách hợp lý
Nhà đầu tư cần nắm rõ ưu và nhược điểm để sử dụng lệnh này một cách hợp lý

Giao dịch chứng khoán với lệnh Market Price rất phổ biến và có những ưu điểm, hạn chế riêng. Nhà đầu tư cần nắm rõ để sử dụng lệnh này một cách hợp lý.

Ưu điểm

  • Khả năng khớp lệnh nhanh chóng: Vì lệnh MP được ưu tiên khớp giao dịch, nên nó có thể được thực hiện ngay lập tức, giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội mua hoặc bán cổ phiếu với giá tốt nhất có sẵn trên thị trường. Điều này giúp tối đa hóa lợi nhuận và tăng khả năng thành công của giao dịch.
  • Tăng tính thanh khoản của thị trường: Việc nhập lệnh rất đơn giản và thuận tiện. Bạn chỉ cần xác nhận khối lượng giao dịch mà không cần xác định mức giá cụ thể. Điều này giúp tăng tính thanh khoản trên thị trường, làm cho việc mua bán cổ phiếu trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn.

Nhược điểm

  • Rủi ro biến động giá: Lệnh MP không xác định mức giá cụ thể, mà chỉ thực hiện với giá tốt nhất có sẵn trên thị trường. Điều này có thể gây bất lợi cho nhà đầu tư nhỏ lẻ nếu giá đi ngược với dự đoán ban đầu.
  • Biến động giá bất thường: Sử dụng nhiều lệnh này có thể gây ra biến động giá bất thường và ảnh hưởng đến bình ổn giá trên thị trường.
  • Ưu tiên của các nhà đầu tư lớn: Lệnh thị trường thường được sử dụng nhiều hơn bởi các nhà đầu tư lớn, điều này có thể gây bất lợi và không công bằng cho nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Lệnh MP đang là một công cụ hữu ích trong giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên việc lựa chọn loại lệnh phù hợp cần dựa vào mục tiêu và phương pháp của từng nhà đầu tư.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Ngọc Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan