Kinh tế | 11/12/2022
Liquidity Gap là gì? Cơ chế hoạt động của Liquidity Gap
Liquidity Gap được sử dụng để diễn tả sự khác biệt giữa cung và cầu thanh khoản. Đây là một công cụ hữu ích để đánh giá rủi ro tài chính của một tổ chức hoặc một khoản đầu tư. Vậy cụ thể Liquidity Gap là gì? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Liquidity Gap là gì?
Liquidity Gap hay khe hở thanh khoản là thuật ngữ mô tả sự chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng số nợ phải trả của một cá nhân hay tổ chức. Nó phản ánh mức độ rủi ro thanh khoản của cá nhân hay tổ chức đó.
Đối với các ngân hàng, rủi ro về khe hở thanh khoản luôn tiềm ẩn. Do đó, ngân hàng luôn phải đảm bảo một lượng tiền mặt sẵn có để đáp ứng những biến động về nhu cầu vốn. Ngoài ra, lượng tiền mặt đó còn cần thiết cho những trường hợp ngày đáo hạn của tài sản và nợ phải trả khác nhau.
Trong chứng khoán cũng tồn tại Liquidity Gap. Đó là khi nhu cầu bán và mua cổ phiếu không khớp nhau. Nếu số lượng cung lớn nhưng không có đủ cầu, các giao dịch sẽ không thực hiện được.
Cơ chế hoạt động của Liquidity Gap
Để tính toán Liquidity Gap, có thể sử dụng công thức sau:
Liquidity Gap = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản
Trong đó:
- Cung thanh khoản: tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, các khoản tín dụng khác,…
- Cầu thanh khoản: các khoản nợ phải trả
Nếu Liquidity Gap có giá trị âm, điều này đồng nghĩa với thu nhập ròng thấp hơn nợ phải trả. Rủi ro thanh khoản của doanh nghiệp khi này rất cao.
Ngược lại, Liquidity Gap dương cho thấy khả năng thanh khoản tốt của doanh nghiệp, rủi ro tài chính cũng ở mức thấp.
Trong thị trường chứng khoán, khi tồn tại một khe hở thanh khoản, nhà đầu tư không thể bán các tài sản của mình. Hiểu một cách đơn giản, khi càng nhiều cổ phiếu được bán ra, giá sẽ giảm xuống. Những người mua khi này sẽ không sẵn sàng tham gia vào thị trường. Do đó, thị trường sẽ có một khoảng thời gian chững lại.
Khe hở thanh khoản và tính thanh khoản của ngân hàng
Đối với các ngân hàng, Liquidity Gap được tính toán theo từng ngày, tuần, tháng, năm. Kết hợp với những yếu tố như chu kỳ, thời vụ, tâm lý thị trường,… khe hở thanh khoản sẽ cho những thông tin hữu ích về tình hình tài chính của ngân hàng.
- Liquidity Gap dương
Ngân quỹ của ngân hàng tăng lên đồng nghĩa với sự gia tăng tính thanh khoản của tài sản. Điều này có thể xuất phát từ việc ngân hàng chủ động tăng ngân quỹ để đối phó với nhu cầu vốn tăng mạnh trong kỳ tiếp theo.
Hoặc ngân hàng đang đối mặt với tình trạng ứ đọng vốn do khả năng cho vay thấp. Khi này thu nhập của ngân hàng giảm xuống và cần các biện pháp để giảm tính thanh khoản như tài trợ, giảm huy động vốn.
- Liquidity Gap âm
Ngân quỹ của ngân hàng giảm xuống khiến tài sản bị giảm tính thanh khoản. Trong trường hợp ngân hàng chủ động giảm ngân quỹ để kiểm soát tính thanh khoản, đây là biện pháp tốt để gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngược lại, sự suy giảm ngân quỹ một cách bị động sẽ dẫn đến rủi ro tài chính do ngân hàng không còn khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
Ví dụ về Liquidity Gap
Để hiểu rõ hơn về Liquidity Gap, hãy cùng xem xét ví dụ đơn giản trong thị trường chứng khoán.
Khi thị trường nhà đất phát triển mạnh, anh A tiến hành mua vào cổ phiếu X. Anh kỳ vọng đây sẽ là một khoản đầu tư ổn định và thu nhập tốt. Đồng thời, cổ phiếu này cũng có thanh khoản tốt nên có thể bán ra dễ dàng.
Sau một thời gian, nền kinh tế bị suy thoái khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Điều này làm cho nhiều khoản vay mua nhà không thể trả được. Giá trị cổ phiếu X giảm mạnh khiến anh A phải chịu khoản lỗ lớn.
Tuy nhiên dù anh A quyết định bán cổ phiếu với mức giá thấp, rất khó để tìm được người mua. Thị trường giảm sút và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người mua e dè còn anh A gặp phải Liquidity Gap.
Kết
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi Liquidity Gap là gì. Đừng quên tiếp tục theo dõi DNSE để cập nhật những kiến thức đầu tư bổ ích nhé!