Kiến thức tổng quan | 31/10/2022

Metaverse là gì? Ứng dụng Metaverse trong cuộc sống

Cụm từ “Metaverse” – khái niệm mới đang được cả thế giới quan tâm và trở thành từ khóa tìm kiếm hot nhất. Vậy Metaverse là gì? Tại sao nó lại được quan tâm đến như thế? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Metaverse là gì?
Metaverse là gì?

Metaverse là gì?

Metaverse hay còn gọi là vũ trụ ảo, là khái niệm về vũ trụ kỹ thuật số được tạo nên giữa nền tảng công nghệ ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc đồ họa đã chiều,… nhằm gây dựng một nền tảng xã hội đặc biệt. Bởi vậy nó cho phép người sử dụng có thể tương tác cũng như có trải nghiệm chân thực như ở ngoài thực tế.

Vũ trụ ảo metaverse không chỉ tái hiện sinh động những trải nghiệm đời thực trong môi trường số mà còn tích hợp cả hai môi trường lại. Người dùng sẽ khám phá thêm nhiều về không gian đa chiều của thế giới kỹ thuật số ảo.

Nguồn gốc xuất hiện “Metaverse”

Metaverse tuy được sáng tạo đã lâu nhưng nó mới chỉ phổ biến hơn trong thời gian gần đây. Từ năm 1992, thuận ngữmetaverse đã được Neal Stephensen nhắc đến trong tiểu thuyết Snow Crash. Nó vẽ ra một thế giới ảo, nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số. Chắc chắn phải kể đến The Matrix và Ready Play One là các ví dụ rõ nhất cho thuật ngữ này.

Đặc điểm của Metaverse

4 đặc điểm cơ bản của Metaverse mà chúng ta có thể kể đến như:

  • Đồng bộ và liên tục (Sustainability): Khả năng liên tục cũng như duy trì; cải tiến về dịch vụ hoặc hệ sinh thái.
  • Độ chân thực (Immersion): giải đáp câu hỏi liệu trải nghiệm của người dùng trong Metaverse đạt được bao nhiêu % chân thực so với thực tế.
  • Tính mở (Openness): cho pháp người tham gia có thể kết nối hoặc ngắt kết nối bất kỳ lúc nào. Đây cũng là không gian mở cho phép sáng tạo không giới hạn.
  • Tính sở hữu kinh tế (Economic System): Hệ thống kinh tế song song với thực tế. Trong hệ thống đó người tham gia có thể dịch chuyển tài sản giữa thế giới thực và Metaverse dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, những cải tiến và sáng tạo đột phá không giới hạn.

Cấu tạo của Metaverse

Cấu tạo của Metaverse
Cấu tạo của Metaverse

Metaverse thường có 4 lớp layer:

  • Foundation Layer: đây chính là mạng lưới internet, nền tảng cho sự kết nối.
  • Infrastructure Layer: các phần cứng giúp người tham gia có những trải nghiệm chân thực nhất có thể; bên cạnh đó các công nghệ để hình thành nên Metaverse cũng nằm trong phần này.
  • Content Layer: người dùng sẽ có thêm những trò chơi, ứng dụng khác nhau tại lớp layer này; cung cấp cho người dùng những trải nghiệm sống động nhất. 
  • True Metaverse: tất cả các layer được kể đến ở trên sẽ cùng tạo nên một Metaverse đúng nghĩa.

Trong quá trình Metaverse phát triển, các layer cũng sẽ được cập nhật theo đó, cụ thể như sau:

  • Các đơn vị nghiên cứu vẫn đang không ngừng phát triển để cho ra đời những công nghệ internet ngày càng tiến bộ.
  • Các lớp infrastructure cũng đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ và được đầu tư mạnh về linh kiện phần cứng.
  • Mỗi lớp layer có thể thấy những hình thái đầu tiên của Metaverse bằng dạng một tựa game. Layer này vẫn đang chờ đợi sự hoàn thiện hơn nữa từ Infrastructure để có thể thật sự bùng nổ trong tương lai.

Metaverse được ứng dụng như thế nào?

Giá trị của Metaverse đang dần được khẳng định. Vậy nên những doanh nghiệp đã và đang vận dụng nền tảng này nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Thể thao, giải trí

Hiện nay, rất nhiều công ty game đang dần định hướng các sản phẩm của mình theo Metaverse. Một số tựa game nổi bật có thể kể đến như: Minecraft, GTA V, Roblox,… Đặc biệt hơn, Metaverse có thể giúp doanh nghiệp phản chiếu những môn thể thao ở chế độ 3D. Máy ảnh sẽ chụp các vận động viên và tạo ra các cặp song sinh. Việc xem trực tuyến các buổi phát sóng 3D các trận đấu thể thao.

Trong thị trường Crypto cũng có nhiều ví dụ như Decentraland, The Sandbox,… người chơi sẽ tạo ra cho mình thế giới riêng thậm chí là sở hữu tài sản thông qua NFT và trao đổi mua bán chúng.

Metaverse được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Metaverse được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Chăm sóc sức khỏe

Công nghệ AR được sử dụng đầu tiên bởi các bác sĩ. Chẳng hạn như tai nghe của Microsoft giúp các bác sĩ phẫu thuật cộng tác và hỗ trợ như trong các quy trình tiến hành phẫu thuật cần chuyên môn cao.

Các bác sĩ sử dụng thiết bị HoloLens hiển thị hình ảnh 3D từ quá trình thu thập dữ liệu của bệnh nhân bằng cử chỉ tay hoặc lệnh thoại.

Giáo dục đào tạo

Công nghệ AR và VR được Nasa sử dụng trên các trạm vũ trụ giúp điều khiển từ xa các loại hoặc trong quá trình bảo trì.

Trong cuộc thử nghiệm, Scott Kelly một phi hành gia đã dùng tai nghe Microsoft Hololens đào tạo ISS cũng như chuẩn bị các nhiệm vụ tương lai. Và thành viên cũng sẽ vẽ những hình ảnh từ dạng 3D trên màn hình HoloLens.

Tiềm năng và thách thức của Metaverse trong tương lai

Hiện nay, Metaverse được thiết lập trên nền của rất nhiều công nghệ khác nhau. Tuy nhiên, trong thế giới đánh giá cao sự sáng tạo thì Blockchain đang và sẽ là một công nghệ then chốt. Dễ dàng thấy được Metaverse đã có mặt ở rất nhiều doanh nghiệp công nghệ, chẳng hạn như phần cứng; phần mềm; blockchain; gaming… 

Bên cạnh đó, nó còn thu hút được sự chú ý từ nhiều doanh nghiệp lớn có nguồn lực vô cùng dồi dào. Sẽ sớm thôi, Metaverse sẽ được vận dụng trong nhiều lĩnh vực hơn nữa.

Bài viết là giải đáp cho câu hỏi Metaverse là gì. Mong rằng qua đây, bạn đọc đã có cho mình nhiều kiến thức hữu ích.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan