Kiến thức tổng quan | 21/12/2022

Mô hình 3M là gì? Mô hình “chuẩn mực thước đo” là đây?

Mô hình 3M được coi là một công cụ chuẩn mực giúp các nhà kinh doanh có thể xác định và đánh giá rõ ràng hơn về cơ hội kinh doanh của mình. Cụ thể hơn, trong bài viết này hãy cùng DNSE tìm hiểu về mô hình 3M là gì, cũng như những đặc điểm nổi bật của nó nhé.

Mô hình 3M là gì?

Mô hình 3M là gì?

Mô hình 3M được hiểu là một cách thức giúp các nhà đầu tư có thêm những nhận thức về cơ hội, lượng hóa ý tưởng kinh doanh và đánh giá cơ hội kinh doanh hấp dẫn đến mức nào. Cụ thể hơn, mô hình 3M là từ viết tắt của Market Demand – Market Size – Margin Analysis.

Dù không thể mang đến cho các nhà kinh doanh một lời khẳng định đầy chắc nịch về mức lợi nhuận chính xác có được nhưng mô hình 3M, bạn sẽ có được “một bức tranh toàn cảnh” về các lợi thế cũng như cơ hội kinh doanh có được trước khi “xuống tiền” đầu tư. Bởi vậy, những rủi ro trong kinh doanh cũng phần nào được giảm bớt.

Nội dung của mô hình 3M

Nhu cầu thị trường (Market Demand)

Nhu cầu thị trường (Market Demand)

Nhu cầu thị trường hiểu nôm na là những nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với một dịch vụ hay sản phẩm nào đó trên thị trường. Theo các chuyên gia phân tích, nhu cầu thị trường sẽ nằm ở 3 cấp độ: Cần (Need), Mong muốn (Want) và Nhu cầu (Demand).

Về cơ bản, cơ hội được đánh giá là hấp dẫn trong trường hợp thị trường tăng trưởng 20% hoặc cao hơn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng không nên quá cứng nhắc vào còn số này. Bởi lẽ, tỷ lệ tăng trưởng được coi là thấp hay cao còn tùy thuộc vào bối cảnh vĩ mô của nền kinh tế và sự kỳ vọng của các nhà đầu tư.

Quy mô thị trường (Market Size)

Quy mô thị trường (Market Size)

Market Size hay quy mô thị trường là tổng số lượng bán hàng hoặc khách hàng tối đa mà doanh nghiệp có thể “nhìn thấy”. Con số này sẽ được đo lường trong một năm nhất định của một ngành nghề kinh doanh. Thị trường đang phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh và có triển vọng làm thay đổi phong cách sống thông thường sẽ được coi là hấp dẫn. 

Ví dụ, vào những năm 1980, các thị trường máy tính cá nhân, ổ đĩa và phần cứng máy tính đã phát triển “nóng”. Rất nhiều những doanh nghiệp mới thành lập và đi đầu trong ngành công nghệ ở thời điểm này mà ta có thể kể đến như Apple, Microsoft hay Intel,…

Tuy nhiên, đến những năm 90, Internet nổi lên như là một xu hướng mới thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Đáng nói tới, bước sang thế kỉ XXI công nghệ sinh học lại trở nên hấp dẫn hơn.

Thí dụ, những tập đoàn bán lẻ như Wal-mart, Staples và Home Depot đã hợp nhất các thị trường mạnh muốn thông qua việc cung cấp các sản phẩm chất lượng với mức giá thấp hơn. Do đó, dẫn đến sự sụp đổ của các cửa hàng tạp hóa nhỏ. Các tập đoàn đó đã dần thay thế các cửa hàng dụng cụ gia đình, thiết bị văn phòng,… và nằm rải rác ở các địa phương.

Phân tích lợi nhuận biên (Margin Analysis)

Phân tích lợi nhuận biên (Margin Analysis)

Trên thực tế, mức lãi gộp lớn cho phép thu được lợi nhuận cao hơn, điều này dẫn đến triển vọng để phát triển doanh nghiệp cũng lớn hơn. Về cơ bản, tổng thể ngành kinh doanh có thể được mô tả qua các tiêu chí như doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng và khả năng phát triển trong tương lai. Nhìn chung, đây đều là những yếu tố tạo dựng nên bối cảnh cạnh tranh sản phẩm. 

Lưu ý, trong phần này, chúng ta cần tránh bàn luận về mô hình kinh doanh, sản phẩm hoặc dịch vụ dự định kinh doanh. Thay vào đó, bạn nên phân tích một cách khách quan với mục đích làm nổi bật một khoảng trống hay thị trường ngách vẫn còn bỏ ngỏ. 

Lúc này, bạn cần xác định được các đoạn thị trường thích hợp mà mình muốn nhắm vào. Đừng quên biện luận về những xu hướng quan trọng sẽ định hình phân đoạn thị trường đó trong tương lai.

Tạm kết

Và đó là những kiến thức cơ bản về mô hình 3M là gì mà DNSE muốn chia sẻ đến độc giả. Thực tế, việc nhận diện được cơ hội kinh doanh còn phù thuộc vào những yếu tố cá nhân của người kinh doanh. Tuy nhiên, mô hình 3M sẽ được coi là một giải pháp tốt để bạn có được “một bức tranh toàn cảnh” về cơ hội kinh doanh của mình sẽ hấp dẫn đến mức nào.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lâm Bùi

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan