Phân tích kỹ thuật | 04/12/2022
Mô hình lá cờ là gì? Ý nghĩa và cách giao dịch với mô hình lá cờ
Mô hình lá cờ (tiếng Anh là Flag) là mô hình đưa ra tín hiệu tiếp diễn xu hướng hiện tại khá phổ biến. Đây được xem là mô hình có độ chính xác khá cao và được nhiều nhà đầu tư tin tưởng. Vậy mô hình lá cờ là gì? Ý nghĩa và cách giao dịch của mô hình này sẽ có trong bài viết dưới đây của DNSE.
Mô hình lá cờ là gì?
Mô hình lá cờ (Flag) là mô hình báo hiệu xu hướng tăng hoặc giảm trước đó tiếp tục diễn ra. Mô hình này thường xuất hiện khi thị trường đang “hưng phấn” và khi flag xuất hiện, xu hướng chính của thị trường sẽ “tạm ngưng” và tích lũy để chờ đợi giai đoạn tăng hoặc giảm mạnh như trước đó.
Mô hình lá cờ được cấu tạo từ cột cờ và lá cờ, cụ thể:
- Cột cờ: Đây là đường được nối bởi các nến giá theo xu hướng tăng hoặc giảm. Việc xác định xu hướng ban đầu tăng hay giảm sẽ là quyết định giao dịch khi nến giá phá vỡ khỏi vùng lá cờ.
- Lá cờ: Khoảng thời gian thị trường tạm ngưng để “tích lũy” được xem là lá cờ. Phần này được tạo thành từ hai đường xu hướng song song, mỗi đường nối các đỉnh, đáy lại với nhau. Khi thị trường đang có xu hướng tăng, lá cờ thường đi xuống. Ngược lại khi thị trường có xu hướng giảm, lá cờ sẽ đi lên.
Khi tích lũy xong, nến giá phá vỡ lá cờ và đi theo xu hướng của cột cờ. Nhà đầu tư có thể dựa vào phần cột cờ để đưa ra quyết định giao dịch. Nếu cột cờ có xu hướng tăng, nhà đầu tư nên mua cổ phiếu khi nến giá phá vỡ lá cờ. Ngược lại nếu cột cờ có xu hướng giảm, nhà đầu tư nên bán cổ phiếu khi nến giá breakout lá cờ.
Các loại mẫu hình lá cờ phổ biến
Mẫu hình lá cờ có hai loại cơ bản và phổ biến là: Mẫu hình lá cờ tăng (Bullish Flag) và mẫu hình lá cờ giảm (Bearish Flag). Các đặc điểm và tín hiệu của từng mô hình sẽ có ở phần dưới đây:
Mẫu hình lá cờ tăng
Mô hình lá cờ tăng xuất hiện khi thị trường đang uptrend. Phần lá cờ được tạo bởi hai đường xu hướng song song với nhau; thường phần lá cờ ở mô hình tăng sẽ có xu hướng giảm.
Khi nến phá vỡ đường xu hướng trên của lá cờ, giá cổ phiếu sẽ tiếp diễn xu hướng tăng ban đầu.
Mô hình này cho biết lực mua đã giảm khi hình thành lá cờ. Đây là giai đoạn người mua giai đoạn trước chốt lời. Người mua mới sẽ “canh” khi nến giá phá vỡ cạnh trên của lá cờ.
Mẫu hình lá cờ giảm
Mô hình lá cờ giảm xuất hiện khi thị trường đang downtrend. Lá cờ của mô hình được tạo bởi hai đường xu hướng song song; thường trong xu hướng giảm, lá cờ có xu hướng đi lên.
Khi đã “đi lên” xong, nến giá sẽ giảm và phá vỡ cạnh dưới của lá cờ. Giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm theo xu hướng ban đầu.
Mô hình cho thấy lực bán đã suy yếu khi lực mua “bắt đáy”. Lực bán sau đó tăng mạnh và sự “yếu thế” của bên mua dẫn đến nến giá phá vỡ cạnh dưới và tiếp tục giảm.
Ý nghĩa của mô hình lá cờ
Các phần cấu tạo của mô hình này một giai đoạn tâm lý của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các phần này cũng đưa ra các tín hiệu giao dịch cho nhà đầu tư. Ý nghĩa của mô hình như sau:
Diễn tả bức tranh toàn thị trường
Mô hình sẽ cho nhà đầu tư thấy được “bức tranh” của thị trường qua mỗi phần cấu tạo. Cụ thể như sau:
- Phần cột cờ nếu dài hơn gấp 2 lần trở lên so với chiều hướng lên/xuống của lá cờ, đây là tín hiệu cho thấy xu hướng vẫn tiếp tục.
- Ngược lại nếu phần cột cờ có chiều dài quá ngắn so với chiều hướng của lá cờ, sự tiếp diễn của mô hình sẽ không sôi nổi như trước đó.
“Độ rộng” của lá cờ quyết định chất lượng của tín hiệu
Biên độ dao động của nến giá trong vùng lá cờ sẽ là yếu tố quyết định tín hiệu của mô hình. Trong đó:
- Nếu biên độ dao động này quá nhỏ cho thấy bên còn lại không quyết liệt. Điều này cho thấy nến giá sẽ khó nếu muốn đi theo xu hướng cũ. Tuy nhiên, biên độ hẹp khi kết hợp với phần cột cờ dài sẽ là tín hiệu mạnh mẽ cho xu hướng tiếp diễn.
- Nếu biên độ dao động của lá cờ lớn cho thấy bên còn lại khá quyết tâm đưa giá đảo chiều. Thêm vào đó, nếu cột cờ càng ngắn cho thấy tín hiệu tiếp diễn càng yếu ớt.
Đưa ra điểm giao dịch lý tưởng
- Điểm đặt lệnh bán hoặc mua của nhà đầu tư sẽ là nơi nến giá phá vỡ mô hình. Đây có thể là điểm đặt chốt lời hoặc cắt lỗ lý tưởng.
- Mô hình này được đánh giá khá hiệu quả so với các mô hình nến đảo chiều.
Cách giao dịch với mô hình lá cờ
Nhà đầu tư nên giao dịch khi nến giá phá vỡ mô hình. Những bước giao dịch sau sẽ giúp nhà đầu tư thành công hơn khi áp dụng mô hình này.
Bước 1: Nhận diện mô hình
Nhà đầu tư nến nhận dạng chính xác mô hình trước khi giao dịch tránh nhầm lẫn. Mô hình hiệu quả sẽ gồm phần lá cờ hẹp và phần cán cờ dài đáng kể so với độ dài hướng đi chuyển lá cờ.
Việc xác định xu hướng chính ban đầu là khá quan trọng. Xu hướng ban đầu nếu là tăng mạnh sẽ là cơ hội để mua thêm khi nến giá breakout. Ngược lại nếu giảm mạnh, phần lá cờ sẽ là khoảng thời gian “canh bán” cổ phiếu.
Bước 2: Đặt lệnh
Nhà đầu tư nên đặt lệnh mua nếu đó là xu hướng tăng trước đó và nến giá breakout. Điểm phá vỡ này sẽ là điểm mua có vị thế tốt.
Để tránh rủi ro, nhà đầu tư có thể đợi cây nến kiểm định chạm phần lá cờ và bật tăng lên. Đây sẽ là điểm mua an toàn hơn ban đầu.
Đối với xu hướng giảm, nhà đầu tư nên cắt lỗ khi nến giá chạm dải trên của là cờ. Dải trên được nối bởi các đỉnh của nến giá. Đây sẽ là điểm cắt lỗ nếu nhà đầu tư không kịp bán giai đoạn trên.
Bước 3: Take profit hoặc Cut loss
Take profit (Chốt lời): Nhà đầu tư có thể dựa vào độ dài của cột cờ để đặt lệnh chốt lời. Ví dụ, độ dài cột cờ ban đầu là 40% giá. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh chốt lời 35% từ điểm phá vỡ mô hình để an toàn hơn là 40%.
Stop loss (Cắt lỗ): đây là phần không kém quan trọng với chốt lời. Nếu xác định sai mô hình, điểm cắt sẽ tối thiểu khoản thua lỗ của bạn. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh cắt lỗ từ 7-8% đi xuống từ điểm phá vỡ của mô hình để bảo toàn vốn.
Một số lưu ý khi áp dụng mô hình lá cờ
Như các mô hình khác, mẫu hình lá cờ không đưa tín hiệu đúng hoàn toàn. Việc hoàn toàn dựa vào mô hình sẽ khiến nhà đầu tư mắc sai lầm. Một số lưu ý sau đây mà bạn sẽ cần khi sử dụng mô hình này:
- Phần cột cờ của mô hình nếu dài sẽ mang tín hiệu tốt. Nếu cột cờ ngắn hơn độ dài chuyển động của lá cờ cho thấy mô hình không đáng tin cậy.
- Các khung thời gian nhỏ sẽ rất khó giao dịch do nhiều yếu tố tác động từ tâm lý.
- Nhà đầu tư nên kết hợp khối lượng và các chỉ báo kỹ thuật khác như Bollinger Bands, SMA,..để tối ưu quyết định giao dịch.
- Điểm chốt lời và cắt lỗ luôn quan trọng trong mọi giao dịch, tất nhiên sẽ không loại trừ mô hình lá cờ.
Kết luận
Bài viết trên hy vọng đã mang đến nhiều kiến thức về mô hình lá cờ cho bạn đọc. Việc nên kết hợp các chỉ báo, khối lượng với mô hình sẽ mang lại xác suất thành công cao hơn. Hãy thường xuyên cập nhật kiến thức trên DNSE nhé.