Tài sản số | 12/11/2021
NFT là gì? Trào lưu NFT và những rủi ro tiềm ẩn
NFT là gì? Đây là câu hỏi thu hút được sự chú ý của nhiều người trong khoản thời gian gần đây. Bởi lẽ, theo sau sự phát triển của công nghệ Blockchain là sự xuất hiện của hàng loạt khái niệm mới. Khi Bitcoin vẫn chưa hết “nóng”, NFT xuất hiện và mang đến làn sóng mới cho giới đầu tư. Tuy nhiên, lý do gì khiến NFT trở thành trào lưu và có được công nhận ở Việt Nam hay không? Hãy cùng DNSE theo dõi chủ đề hôm nay để có thêm góc nhìn về cơn sốt NFT này nhé.
NFT là gì?
NFT (Non-Fungible Token) là một loại tài sản số sử dụng công nghệ Blockchain để tạo ra một chuỗi mã độc nhất. Chuỗi mã này đại diện cho một sản phẩm nào đó và không thể thay thế. Các chuỗi mã này thường được dùng để định danh phiên bản số của các sản phẩm như: Tranh ảnh, bài hát hiện tượng mạng,…
NFT đề cập đến sự trao đổi của một tài sản với một tài sản tương tự và không làm giảm giá trị của nó.
Giải mã NFT tiếng Anh: Non-Fungible Token
Để hiểu rõ hơn về Non-Fungible Token, chúng ta sẽ bóc tách ra thành các định nghĩa như sau:
- Fungible: Từ khóa này thường được dùng trong lĩnh vực kinh tế. Nhằm định nghĩa các đơn vị riêng lẻ của một tài sản có thể thay thế cho nhau về cơ bản, nhưng không thể phân biệt với nhau.
Ví dụ: 1 tờ 100,000đ hoàn toàn có thể đổi được với 2 tờ 50,000đ và cũng có thể đổi với tờ 100,000đ khác. Có nghĩa là không quan trọng tới loại tiền nào mà chỉ quan tâm đến giá trị thật của đồng tiền.
- Non-Fungible: Ngược lại với Fungible, thuật ngữ này có nghĩa là: Mỗi đơn vị của tài sản khác biệt với tất cả các đơn vị khác và không thể thay thế hay trao đổi với nhau được.
Ví dụ: Như di chúc thừa kế, theo pháp lý, bạn không thể hoán đổi di chúc với người khác. Hay một tác phẩm nghệ thuật, mỗi tác phẩm đều có nét độc nhất, vì thế không thể nhầm lẫn được.
- Token: Được hiểu là một tiện ích mã hóa một sản phẩm bất kỳ. Điều này giúp các sản phẩm có thể trao đổi, buôn bán được trên nền tảng Blockchain.
Ví dụ: Tiền Bitcoin, đây là đồng tiền điện tử được mã hóa và có thể trao đổi, buôn bán giữa các nhà đầu tư.
Một số NFT phổ biến
- Theta Network (THETA): Đây là nền tảng Blockchain tập trung phát hành những video trực tuyến. Đây là lĩnh vực trở nên bùng nổ khi xuất hiện đại dịch.
- Axie Infinity (AXS): Đây là một trò chơi điện tử. Khi tham gia, người chơi sẽ nuôi, chiến đấu, nhân giống và mua bán các nhân vật trong game nhờ Token AXS.
- Enjin Coin (ENJ): Đây là nền tảng công nghệ Blockchain giúp người tham gia kiếm tiền khi chơi trò chơi điện tử.
Vì sao NFT trở thành trào lưu hiện nay?
Với những tính chất và cách ứng dụng mới lạ, loại tài sản số này dần trở nên phổ biến hơn trong giới đầu tư.
Tính chất của NFT
NFT trở nên đặc biệt với 3 tính chất sau:
- Tính độc nhất: Mỗi NFT đều có tính chất riêng, tạo sự khác biệt với những NFT khác.
- Tính khan hiếm: Mỗi NFT là độc bản, không thể thay thế bởi bất cứ hình thức nào. Điều này tạo nên giá trị độc nhất cho NFT. ( Càng khan hiếm và độc đáo, giá trị càng cao)
- Không thể phân tách: NFT có một đặc tính đặc biệt đó là không thể chia thành nhiều phần. Cũng giống như một bức tranh không thể gọi là hoàn thiện khi t chia ra thành nhiều mảnh.
- Tính đảm bảo bản quyền: Blockchain cho phép truy xuất nguồn gốc. Điều này giúp NFT đảm bảo được quyền sở hữu tài sản và dễ dàng chống gian lận khi chuyển nhượng.
Ứng dụng của NFT
Nhờ những tính chất đặc biệt nêu trên mà NFT được áp dụng vào nhiều lĩnh vực như:
- Nghệ thuật: Với tính chất đảm bảo về bản quyền, NFT giúp các nghệ sĩ rất nhiều về vấn đề bảo vệ bản quyền.
- Trò chơi điện tử: Khi ứng dụng NFT vào trò chơi, người chơi có thể sở hữu thực sự các nhân vật và vật phẩm. Do đó, việc mua bán trở nên ít rủi ro hơn.
Nguy cơ của NFT là gì?
Tuy có nhiều điểm nổi bật và mới lạ, nhưng NFT vẫn ẩn chứa những nguy cơ không thể không nói đến như:
Tạo ra nhiều Token vô giá trị
Vấn đề ở chỗ bất kỳ ai cũng có thể tạo NFT từ bất cứ thứ gì. Điều này tạo nên rất nhiều Token vô giá trị trên mạng. Người chơi NFT có thể bị thua lỗ nặng khi NFT hạ nhiệt. Bở lẽ, sự khan hiếm không thể đảm bảo cho giá trị của tài sản.
Không có cơ chế định giá tài sản
Thị trường NFT vẫn chưa được nhiều quốc gia công nhận là vì không có bất kỳ một cơ chế nào để định giá và đảm bảo tài sản. Trên một thị trường đầy rủi ro như vậy, việc giả danh để lừa đảo là hoàn toàn có thể xảy ra.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường sống khi vận hành NFT
Để duy trì một hệ thống Blockchain cần có một lượng lớn hệ thống máy chủ hoạt động xuyên suốt 24/24. Đồng nghĩa với lượng tiêu thụ của máy chủ này là rất khủng khiếp.
Nguy cơ tội phạm rửa tiền qua NFT
Bản chất của NFT là “ảo” và “vô danh”. Đối với những thương vụ lớn, người giao dịch phải đăng ký thương vụ với cơ quan chuyên trách. Nhưng NFT được trao đổi với bí danh. Vì thế, khi xảy ra rửa tiền, cảnh sát chỉ có thể biết được tiền đến những đâu nhưng không thể biết được đích danh người nhận tiền.
“NFT là gì?” đang là một chủ đề nóng hổi với các nhà đầu tư. Bởi lẽ NFT được truyền miệng rộng rãi là do những tính chất và ứng dụng mới lạ trong việc kiếm tiền. Tuy nhiên, những rủi ro là không hề nhỏ. Với bản chất là “ảo” và “vô danh”, NFT rất dễ bị tội phạm lợi dụng để lừa đảo và trục lợi. Do đó, chính phủ Việt Nam vẫn chưa thể công nhận loại hình đầu tư này bởi những rủi ro quá lớn.
Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu được về bản chất của NFT và những rủi ro vô cùng lớn của loại hình này. Hãy là nhà đầu tư thông minh và thật cẩn trọng nếu tham gia những loại hình chưa được cấp phép nhé.