Tài chính - Ngân hàng | 19/06/2023

NPL là gì? Vai trò của NPL với các tổ chức tài chính ra sao?

Nợ xấu là một trong những rủi ro tài chính mà các ngân hàng và tổ chức tài chính phải đối mặt khi cho vay. Việc quản lý nợ xấu hiệu quả là rất quan trọng để giảm thiểu thiệt hại tài chính và đảm bảo sự ổn định và phát triển của hệ thống tài chính. Trong đó, phân loại các loại nợ xấu là một bước quan trọng trong quá trình quản lý và giảm thiểu rủi ro tài chính. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại nợ xấu và cách thức quản lý chúng.

NPL là gì? Có những nhóm nợ xấu nào?
Tìm hiểu về NLP

NPL là gì?

NPL là viết tắt của Non-Performing Loan, tạm dịch là “nợ không thực hiện được hay nợ xấu”. Đây là khoản nợ mà người vay mà không thể hoặc không muốn thanh toán cho ngân hàng hay các tổ chức tài chính trong khoảng thời gian quy định.

Phân loại các loại nợ xấu

Nhóm nợ cần phải chú ý
Phân loại nhóm nợ xấu và các nhóm nợ cần phải chú ý

Việc phân loại các loại nợ xấu giúp ngân hàng hoặc tổ chức tài chính có thể xác định được mức độ rủi ro tài chính và có biện pháp giải quyết thích hợp để trả nợ. Có 5 nhóm nợ sau:

Nhóm dư nợ đủ tiêu chuẩn

Nhóm này bao gồm các khoản nợ đang trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn với thời gian không quá 10 ngày.

Nhóm nợ cần phải chú ý

Nhóm này bao gồm các khoản nợ đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng vẫn còn trong hạn, và các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 của Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn

Nhóm này bao gồm các khoản nợ đã quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ được gia hạn lần đầu nhưng vẫn còn trong hạn, và các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận.

Nhóm nợ nghi ngờ

Nhóm này bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại trong thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày trong thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

Nhóm nợ có khả năng mất vốn cho vay

Nhóm nợ có khả năng mất vốn cho vay là một trong các nhóm nợ xấu được phân loại theo các ngân hàng. Nhóm này bao gồm các khoản nợ có nguy cơ mất vốn cao và thời gian trả nợ chậm từ 180 ngày trở lên

Cách tính tỷ lệ nợ xấu

Công thức tính tỷ lệ nợ xấu là: 

Tỷ lệ nợ xấu = (Tổng nợ xấu / Tổng dư nợ) x 100%

Ví dụ: Nếu tổng giá trị các khoản nợ xấu là 50.000.000 VNĐ và tổng giá trị tổng nợ là 500.000.000 VNĐ, thì tỷ lệ nợ xấu sẽ là:

Tỷ lệ nợ xấu = (50.000.000 / 500.000.000) x 100% = 10%

Điều này có nghĩa là tỷ lệ nợ xấu trong danh sách nợ là 10%.

Vì sao NPL là chỉ số quan trọng của tổ chức tài chính

Vai trò của NPL đối với tổ chức tài chính là gì?
Vai trò của NPL đối với tổ chức tài chính là gì?

Các ngân hàng và tổ chức tài chính thường được đánh giá quá NPL, bởi nó có vai trò khá quan trọng như: 

Đo lường sức khỏe tài chính

Tỷ lệ NPL cho biết tổ chức tài chính có khả năng thu hồi khoản nợ của mình hay không. Nếu tỷ lệ này cao, tức là tổ chức đang gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ và có thể gặp rủi ro tài chính. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, lợi nhuận và sự ổn định của tổ chức.

Rủi ro tín dụng

Khi một tổ chức có nhiều khoản nợ không thực hiện được, có nguy cơ không thu được tiền lãi và vốn ban đầu. Điều này có thể dẫn đến thiệt hại tài chính và giảm khả năng cung cấp tín dụng cho khách hàng tiềm năng.

Hiệu quả quản lý tín dụng

Tỷ lệ NPL thấp thường cho thấy tổ chức có quy trình chặt chẽ trong việc đánh giá rủi ro tín dụng, thu hồi nợ và quản lý các khoản vay. Ngược lại, một tỷ lệ NPL cao có thể chỉ ra sự thiếu sót trong quản lý tín dụng và đưa ra cảnh báo về khả năng mất mát trong tương lai.

Tăng uy tín

Nợ xấu càng ít thì tổ chức tài chính càng an toàn và ổn định hơn. Điều này có thể thu hút sự quan tâm từ người đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Và trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới NPL và các nhóm nợ xấu. Mong rằng bài viết trên hữu ích cho việc khoản vay của bạn. Và đừng quên tiếp tục theo dõi DNSE để có thêm những kiến thức mới nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Dương Huyền My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan