Kiến thức tổng quan | 24/11/2022

Operating margin là gì? Chỉ số Operating margin bao nhiêu là tốt?

Operating Margin có ý nghĩa quan trọng giúp đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chính vì vậy, chỉ số biên lợi nhuận này được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Vậy chỉ số Operating margin là gì? Theo dõi bài viết cùng DNSE để tìm hiểu chi tiết!

Operating margin là gì?
Operating margin là gì?

Operating Margin là gì?

Operating Margin có tên đầy đủ là Operating Profit Margin hay còn được gọi là biên lợi nhuận hoạt động. 

Đây là thông số dùng để đo lường mức lợi nhuận mà công ty kiếm được từ một đồng doanh thu sau khi đã trả đi các chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất ví dụ như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý,…

Ý nghĩa và giá trị của chỉ số

Operating Margin

Operating Margin là thước đo để đánh giá lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh. Chỉ số này là tỷ lệ giữa lợi nhuận hoạt động trên doanh thu của một công ty hoặc một bộ phận kinh doanh. Giá trị của biên lợi nhuận hoạt động được tính bằng đơn vị phần trăm.

Nếu như lợi nhuận hoạt động có biến động cao, đây chính là dấu hiệu cho thấy rủi ro kinh doanh của một công ty. Ngoài ra, để biết dự đoán được tình hình kinh doanh của công ty thì có thể nhìn vào dữ liệu biên lợi nhuận hoạt động quá khứ. 

Nhìn vào dữ liệu biên lợi nhuận hoạt động quá khứ để dự đoán tình hình kinh doanh của công ty là cách hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Vì giúp doanh nghiệp đánh giá được liệu sự cải thiện lớn về thu nhập của công ty hiện tại có thể kéo dài được hay không.   

Phương pháp tính Operating Margin

 

Cách tính Operating Margin được áp dụng theo công thức sau: 

Operating Margin = OI/ SR 

Trong đó: 

  • OI: Thu nhập hoạt động (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay)
  • SR: Doanh thu ròng

Thu nhập hoạt động (EBIT) là thu nhập còn lại trên báo cáo sau khi đã được trừ đi tất cả các chi phí hoạt động và chi phí chung. Ví dụ như chi phí bán hàng, chi phí quản lý và giá vốn hàng bán (COGS). Công thức tính thu nhập hoạt động của doanh nghiệp (EBIT) như sau:

EBIT = Tổng thu nhập − (OE + DA) 

Trong đó: 

  • OE: Chi phí hoạt động
  • DA: Khấu hao tài sản vô hình và hữu hình

Ví dụ: Tổng doanh thu doanh nghiệp A đạt được trong năm 2021 là 10 tỷ đồng. Trong đó, một số chi phí mà doanh nghiệp A phải bỏ ra như:

  • Giá vốn hàng bán: 4 tỷ đồng;
  • Chi phí vận chuyển hàng hóa từ kho công ty X về: 500 triệu đồng;
  • Chi phí thuê nhân viên: 700 triệu đồng;
  • Chi phí thuê kho bãi: 300 triệu đồng;
  • Chi phí vận chuyển hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng: 200 triệu đồng;
  • Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh: 100 triệu đồng
  • Chi phí quản lý: 300 triệu đồng.

Như vậy, tổng thu nhập hoạt động (EBIT) của công ty A năm 2021 là: 

EBIT = 10 tỷ – (4 tỷ – 500 triệu – 700 triệu – 300 triệu – 200 triệu – 100 triệu – 300 triệu) = 3,9 tỷ đồng

Biên lợi nhuận hoạt động của công ty A năm 2021 là:

Biên lợi nhuận hoạt động = (3,9/10) * 100 = 39%

Cách sử dụng chỉ số Operating Margin 

Operating Margin là chỉ số phổ biến hiện nay và được áp dụng ở hầu hết doanh nghiệp. Bởi đây là số liệu quan trọng được thể hiện trong báo cáo hằng năm của doanh nghiệp. 

Thay vì sử dụng gross margin, hầu hết các doanh nghiệp ngành bán lẻ sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, dịch vụ tài chính, bất động sản, y tế, công nghệ, viễn thông, du lịch, phân phối nước sạch và điện, giáo dục…đều sử dụng biên lợi nhuận hoạt động. 

Operating Margin bao nhiêu là tốt?

Không có một đáp án chính xác nào trả lời cho câu hỏi biên lợi nhuận hoạt động bao nhiêu là tốt. Bởi tùy thuộc vào đặc điểm, lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà biên lợi nhuận hoạt động sẽ có sự khác nhau. Để có cái nhìn khái quát nhất, bạn nên so sánh Operating Margin với các đối thủ cùng ngành. Những doanh nghiệp có Operating Margin cao vượt trội hơn trung bình ngành phần nào chứng tỏ họ đang có được lợi thế cạnh tranh rất lớn. 

Những điểm cộng và điểm trừ của chỉ số Operating Margin

Điểm cộng của biên lợi nhuận hoạt động

Khác với Gross margin (Biên lợi nhuận gộp) chỉ đề cập tới giá vốn hàng bán, biên lợi nhuận gộp cho thấy một cái nhìn toàn diện hơn. Cụ thể, chỉ số này còn tính tới các chi phí vận hành để tạo ra doanh thu.

Điểm hạn chế của Operating Margin

Hạn chế của Operating Margin là chỉ nên sử dụng để so sánh các công ty hoạt động cùng ngành. Bởi những công ty có mô hình kinh doanh khác nhau sẽ có lợi nhuận hoạt động khác nhau. 

Do đó, nếu so sánh lợi nhuận hoạt động của các công ty có mô hình kinh doanh khác nhau sẽ là điều vô nghĩa. Lý tưởng nhất là nên so sánh các công ty có mô hình kinh doanh và doanh thu hàng năm tương tự nhau. 

Một vài chú ý khi sử dụng Operating margin

Những lưu ý khi sử dụng Operating Margin
Những lưu ý khi sử dụng Operating Margin

Khi sử dụng biên lợi nhuận hoạt động, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau: 

  • Ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động tài chính: Tại thị trường Việt Nam, biên lợi nhuận hoạt động có tính cả kết quả hoạt động tài chính trong kỳ. Do đó, trong một số trường hợp mặc dù chỉ số này cao nhưng không đồng nghĩa với việc tốt hoàn toàn.
  • Không đề cập tới cơ cấu nguồn vốn: Cả 2 chỉ tiêu được sử dụng để tính biên lợi nhuận hoạt động đều nằm trong bảng kết quả kinh doanh. Vì vậy, Operating margin sẽ không bao gồm có cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
  • Để mang lại hiệu quả, nên kết hợp với các chỉ số tài chính khác Có 3 loại biên lợi nhuận đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, bao gồm: Biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận hoạt động. Tuy nhiên, không có chỉ số nào phản ánh đầy đủ toàn bộ bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để mang lại hiệu quả, nên kết hợp biên lợi nhuận hoạt động với chỉ số khác.

Trên đây là giải đáp toàn bộ thông tin về Operating margin là gì. DNSE hy vọng qua những chia sẻ về biên lợi nhuận hoạt động ở bài viết mang tới cho quý vị độc giả nhiều thông tin bổ ích!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan