Doanh nghiệp | 26/01/2023

OPEX là gì? Làm gì để tối ưu chi phí hoạt động OPEX cho doanh nghiệp?

Để nâng cao doanh thu cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, người ta thường nhắc đến việc tối ưu OPEX. Vậy OPEX là gì và làm thế nào để tối ưu OPEX? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Những điều cần biết về chi phí hoạt động OPEX
Những điều cần biết về chi phí hoạt động OPEX

OPEX là gì?

OPEX (Operating Expenditure) là chi phí hoạt động/kinh doanh của một doanh nghiệp. Chi phí này giúp đảm bảo sự tồn tại và khả năng vận hành ổn định của doanh nghiệp đó hàng ngày, gồm có tiền thuê mặt bằng, thiết bị, lương nhân viên, chi phí bán hàng,… 

Ý nghĩa của OPEX là gì?

Đối với mỗi doanh nghiệp, OPEX có ý nghĩa như sau:

  • Giúp đảm bảo hệ thống và các bộ phận của doanh nghiệp duy trì hoạt động;
  • Xây dựng hình ảnh và tạo dựng uy tín cho công ty (thông qua hoạt động tiếp thị,..);
  • Phát triển kinh doanh, tiếp cận khách hàng (thông qua hoạt động R&D,…);
  • OPEX có thể được cắt giảm để tăng lợi nhuận, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Tuy vậy, khi OPEX bị cắt giảm quá mức, việc chất lượng, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, doanh nghiệp cần quản lý và kiểm soát OPEX sao cho vừa duy trì khả năng hoạt động của công ty vừa gia tăng năng lực cạnh tranh.

Các thành phần của OPEX

Cách xác định giá trị của OPEX
Cách xác định giá trị của OPEX

OPEX được xác định thông qua danh mục chi phí hoạt động của một doanh nghiệp, bao gồm:

  • Chi phí chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý: tiền lương, thưởng nhân viên, tiền thuê mặt bằng, chi phí quảng cáo, bảo hiểm, chi phí đi lại, giá vốn hàng bán, chi phí luật sư, giải quyết các sự kiện pháp lý, …
  • Thuế tài sản, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài,…
  • Chi phí tiện ích, giải trí.

Phân biệt OPEX và CAPEX

CAPEX là gì? CAPEX (Capital Expenditure) là chi phí vốn dùng để mua, nâng cấp và duy trì các tài sản cố định (như đất đai, máy móc thiết bị,…). Việc hiểu rõ sự khác nhau giữa OPEX và CAPEX sẽ giúp nhà đầu tư nắm được nguồn tiền phân bổ của một doanh nghiệp, phân tích được vấn đề nội tại của doanh nghiệp đó và định giá được cổ phiếu so với thị trường.

Phân biệt chi phí OPEX và CAPEX
Phân biệt chi phí OPEX và CAPEX

Dưới đây là bảng so sánh chi phí OPEX và CAPEX:

  OPEX  CAPEX 
Định nghĩa Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp, giúp đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Chi phí vốn dùng để mua mới, bảo trì, nâng cấp tài sản hữu hình như đất đai, nhà máy, công nghệ, hay máy móc thiết bị
Cấu tạo Chi phí chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý: tiền lương thưởng nhân viên, tiền thuê mặt bằng, quảng cáo, bảo hiểm, chi phí đi lại, giá vốn hàng bán, chi phí luật sư, giải quyết các sự kiện pháp lý, …
Thuế tài sản, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài 
Chi phí tiện ích, giải trí 
Danh mục chi phí vốn mà một công ty phải chịu có thể phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của công ty đó. Chi phí vốn có thể bao gồm các chi phí mua mới hay nâng cấp:
– Đất đai
– Cơ sở sản xuất và thiết bị
– Công cụ và phần cứng, bao gồm máy tính, trung tâm dữ liệu và thiết bị văn phòng
– Phần mềm
– Tài sản vô hình như giấy phép phần mềm, tài sản trí tuệ như bằng sáng chế,…
Ý nghĩa Duy trì trạng thái tồn tại và khả năng hoạt động của doanh nghiệp Mua hàng hóa có giá trị lớn được sử dụng trong tương lai để thực hiện các dự án hoặc đầu tư mới của doanh nghiệp
Kế toán và lập báo cáo tài chính Chi phí hoạt động OPEX được khấu trừ trong giai đoạn chúng phát sinh.OPEX được ghi nhận dưới dạng chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ chúng phát sinh. Chi phí vốn CAPEX chỉ có thể phục hồi theo thời gian thông qua khấu hao nên nó không được khấu trừ trong kỳ phát sinh mà được phân bổ trong các giai đoạn tài chính khác nhau.CAPEX được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của công ty dưới dạng Tài sản trong mục “Tài sản, nhà máy và thiết bị” và được ghi nhận trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong “hoạt động đầu tư”
Bảng so sánh chi phí OPEX và CAPEX

TOP 4 phương pháp tối ưu OPEX hiệu quả

Tiết kiệm chi phí hoạt động là giải pháp hàng đầu để gia tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu cắt giảm chi phí OPEX quá mức, khả năng hoạt động của doanh nghiệp sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Để tối ưu chi phí hoạt động mà vẫn đảm bảo được chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, đừng bỏ qua TOP 4 phương pháp tối ưu OPEX sau nhé.

TOP 4 phương pháp tối ưu OPEX hiệu quả
TOP 4 phương pháp tối ưu OPEX hiệu quả

Tiết kiệm chi phí văn phòng

Chi phí văn phòng gồm có chi phí cho thiết bị văn phòng, in ấn, văn phòng phẩm, năng lượng,… Những khoản này thường bị lầm tưởng là không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, xét về dài hạn, chúng lại một chiếm một khoản lớn chi phí của doanh nghiệp. Vì thế, để tối ưu chi phí hoạt động OPEX, hãy bắt đầu từ việc tiết kiệm chi phí văn phòng bằng cách:

  • Hạn chế việc in ấn khi không thực sự cần thiết. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên tăng cường sử dụng email hay gửi báo cáo qua các phần mềm quản lý trên Internet;
  • Tắt các thiết bị sử dụng điện như điều hòa, máy tính, máy móc in ấn,… khi không có nhu cầu sử dụng và nên bảo dưỡng thiết bị nội thất văn phòng định kỳ.

Xây dựng bộ máy doanh nghiệp tinh gọn, hiệu quả

Bộ phận quản lý và tuyển dụng cần đánh giá khối lượng và yêu cầu công việc của từng bộ phận trước khi tuyển dụng. Ngoài ra, cần hạn chế tuyển dụng ồ ạt, gây dư thừa không cần thiết để tránh khiến bộ máy doanh nghiệp vận hành không hiệu quả, làm chậm trễ thời gian, ứ đọng công việc. Điều này sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí tiền lương cho nhân viên cũng như đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến

Hiện tại, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc đầu tư vào ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí quản lý kinh doanh. Một số ứng dụng mà chúng ta có thể dễ dàng thấy như:

  • Thanh toán trực tuyến: giúp cắt giảm chi phí thanh toán, hoa hồng cho bên trung gian và công ty có thể thu về lợi ích kinh tế nhỏ (đối với thanh toán trực tuyến có hoàn tiền);
  • Phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm kế toán: đảm bảo độ chính xác của công việc cũng như giúp các bộ phận, phòng ban liên quan cập nhật, kiểm soát chặt chẽ các thông tin nội bộ.

Phát triển hệ thống khách hàng mới từ khách hàng cũ

Khách hàng là chìa khóa trong chiến lược nâng cao doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Đối tượng này được chia làm hai nhóm là nhóm khách hàng cũ và khách hàng mới. Nhiều công ty chỉ tập trung tìm kiếm khách hàng mới mà không bỏ quên nhóm khách hàng cũ. Họ không biết rằng đến 80% doanh số bán hàng đến từ 20% khách hàng cũ và trung thành. Trong khi, 80% khách hàng mới chỉ mang lại 20% doanh số. 

Điều này vừa khiến công ty mất đi lượng khách hàng cũ, trung thành vừa gây tốn kém chi phí cho các hoạt động quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách hàng khi doanh số không đạt yêu cầu hay lượng khách hàng sụt giảm nghiêm trọng. Vì thế, doanh nghiệp nên đầu tư hơn vào việc phát triển hệ thống khách hàng mới từ các mối quan hệ cũ.

Tạm kết

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ OPEX là gì, phân biệt được chi phí hoạt động OPEX với chi phí vốn CAPEX và nắm được một số giải pháp giúp tối ưu OPEX hiệu quả. Hãy theo dõi các bài viết khác trên DNSE để cập nhật thêm các thông tin hữu ích về đầu tư tài chính nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đặng Trà My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan