Chứng khoán | 12/11/2022
Outright là gì? Những điều cần lưu ý khi giao dịch trái phiếu Outright!
Outright là gì? Đối với những nhà đầu tư lâu năm thì thuật ngữ ngày đã không còn quá xa lạ. Bởi Outright là thuật ngữ phổ biến ở thị trường chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được các quy định về giao dịch trái phiếu Outright. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về trái phiếu Outright nhé!
Quyền chọn Outright là gì?
Định nghĩa về Outright
Quyền chọn Outright (Outright Option) được gọi là quyền chọn dứt khoát hay quyền chọn hoàn toàn. Theo đó, đây là quyền chọn được mua và bán một cách hoàn toàn độc lập.
Outright Option được xem là một chiến lược giao dịch quyền chọn. Trong đó, các nhà giao dịch sẽ tiến hành mua hoặc bán các hợp đồng quyền chọn không được đảm bảo.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì quyền chọn Outright là việc nhà giao dịch quyền chọn sẽ mua/bán quyền chọn mua hoặc mua/bán quyền chọn bán mà không cần phải lập hợp đồng bù đắp thứ hai.
Đặc trưng
Trong giao dịch quyền chọn thì quyền chọn Outright được xem là hình thức cơ bản nhất. Bên cạnh đó, một số đặc trưng khác của quyền chọn Outright có thể kể tới như:
- Đối với nhà đầu tư tổ chức, các quyền chọn giúp phòng ngừa rủi ro trong danh mục đầu tư. Còn đối với các quỹ được quản lý thì có thể sử dụng các quyền chọn để làm mục tiêu đầu tư của mình.
- Đối với các nhà đầu tư cá nhân, quyền chọn được xem như một chiến lược nâng cao/thay thế. Bởi nếu so với việc đầu tư trực tiếp vào tài sản cơ sở thì việc sử dụng các quyền chọn có chi phí rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm đó thì quyền chọn Outright cũng có nhược điểm. Theo đó thì các giao dịch quyền chọn thường phức tạp hơn. Và để có thể giao dịch quyền chọn thì hầu hết tại các nền tảng môi giới đều yêu cầu một tài khoản ký quỹ. Ngoài ra thì nhà đầu tư cần gửi khoản tiền tối thiểu là 2.000 USD.
Trái phiếu Outright là gì?
Với trái phiếu được giao dịch theo phương thức giao dịch là Outright sẽ được gọi là trái phiếu Outright. Giao dịch Outright trái phiếu hay còn được gọi với cái tên khác là giao dịch mua bán thông thường.
Đặc điểm của giao dịch này là sẽ được áp dụng cho trái phiếu chính phủ. Giao dịch mua bán thông thường được định nghĩa là giao dịch trái phiếu chính phủ. Trong đó, bên bán sẽ chuyển giao quyền sở hữu trái phiếu chính phủ cho một bên khác và không kèm theo đó làm cam kết mua lại trái phiếu chính phủ.
Quy định về giao dịch trái phiếu Outright
Dưới đây là một số quy định về giao dịch trái phiếu Outright của sở giao dịch chứng khoán:
Thời gian giao dịch
Thời gian giao dịch trái phiếu outright cần tuân thủ theo quy định của sở giao dịch chứng khoán. Cụ thể, thời gian giao dịch trái phiếu Outright được chia ra thành 2 phiên:
- Phiên sáng: Từ 9h00 – 11h30
- Phiên chiều: Từ 13h – 14h15
Thời gian diễn ra giao dịch từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Trừ các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật Lao động. Và những ngày nghỉ giao dịch trái phiếu theo quy định của cơ quan quản lý.
Các loại hình trái phiếu được phép giao dịch
Các trái phiếu được giao dịch theo phương thức Outright là trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành và có kỳ hạn danh nghĩa trên 1 năm. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số sản phẩm khác được phép giao dịch theo phương thức này như:
- Tín phiếu kho bạc do nhà nước phát hành có kỳ hạn danh nghĩa không vượt quá thời gian 52 tuần;
- Trái phiếu được chính phủ bảo lãnh;
- Trái phiếu chính quyền địa phương.
Mệnh giá và đơn vị giao dịch
- Mệnh giá giao dịch: 100.000 Việt Nam Đồng
- Đơn vị yết giá: 01 Việt Nam Đồng
- Đơn vị giao dịch: 1 trái phiếu/1 tín phiếu
- Biên độ giao động giá: Không quy định về biên độ giao động giá.
Lệnh giao dịch
Có 3 lệnh giao dịch được áp dụng đối với giao dịch trái phiếu Outright gồm có:
- Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường: Là những lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn. Kể từ ngày được chào công khai ở trên hệ thống thì lệnh giao dịch này có hiệu lực.
- Lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn: Gồm có lệnh yêu cầu chào giá và lệnh chào mua/chào bán với cam kết chắc chắn.
- Lệnh yêu cầu chào giá: Thường được gửi tới cá nhân, một nhóm thành viên hoặc toàn thị trường. Lệnh yêu cầu chào giá chỉ mang tính chất quảng cáo. Và được sử dụng khi nhà đầu tư chưa xác định được đối tác giao dịch.
- Lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn: Lệnh này sẽ được gửi đích danh cho những thành viên đã gửi lệnh yêu cầu chào giá từ trước đó.
- Lệnh báo cáo giao dịch: Lệnh này được sử dụng với mục đích chính là để nhập giao dịch vào hệ thống. Trong trường hợp giao dịch đã được các bên thỏa thuận xong về các điều kiện giao dịch.
Khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch sẽ phụ thuộc vào phương thức giao dịch thỏa thuận. Có 2 phương thức giao dịch thỏa thuận được áp dụng hiện nay là giao dịch thỏa thuận điện tử và giao dịch thỏa thuận thông thường. Cụ thể khối lượng giao dịch mua bán thông thường Outright được quy định như sau:
- Đối với phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử: Khối lượng giao dịch tối thiểu là 100 trái phiếu chính phủ.
- Đối với phương thức giao dịch thỏa thuận thông thường: Khối lượng giao dịch tối thiểu là 10.000 trái phiếu chính phủ.
Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán của giao dịch trái phiếu outright theo quy định hiện nay là bù trừ đa phương. Với thời gian thanh toán cụ thể là T+1.
Sửa và hủy lệnh
Nhà đầu tư được phép sửa và hủy lệnh khi giao dịch trái phiếu Outright. Quy định của thị trường về sửa và hủy lệnh như sau:
- Nếu chưa thực hiện giao dịch thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể được phép hủy/sửa lệnh.
- Nếu giao dịch đang trong thời gian thực hiện thì nhà đầu tư cũng được phép thực hiện xin sửa lệnh.
- Trong trường hợp phát hiện lỗi đối với giao dịch đã thực hiện sau giờ giao dịch. Thì cần phải báo cáo bằng văn bản tới Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về giao dịch xảy ra lỗi. Thời gian gửi báo cáo cần làm ngay trong ngày thực hiện giao dịch. Việc sửa lỗi sau thời gian giao dịch được thực hiện theo quy định của Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Như vậy qua toàn bộ bài viết, DNSE đã giải đáp toàn bộ thông tin về Outright là gì? Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho nhà đầu tư thật nhiều thông tin bổ ích. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm những kiến thức về tài chính, chứng khoán mới nhất nhé!