Quản lý tài sản | 12/08/2023

Phần quan trọng nhất khi lập kế hoạch là gì?

Lập kế hoạch là một việc làm cơ bản mỗi khi bạn bắt đầu xử lý một công việc nào đó bằng việc phân tích, đánh giá thực trạng và xác định mục tiêu cần thiết. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất khi lập kế hoạch thì không phải ai cũng nắm rõ. Vậy đối với mỗi lần lập kế hoạch, điều gì cần phải quan tâm nhất?

Phần quan trọng nhất khi lập kế hoạch là gì?

Dự đoán được rủi ro và có kế hoạch dự phòng được coi như phần quan trọng nhất.
Dự đoán được rủi ro và có kế hoạch dự phòng được coi như phần quan trọng nhất.

Lập kế hoạch về cơ bản được coi như là một điều vô cùng cần thiết để đạt được mục tiêu. Trong đó, dự đoán được rủi ro và có kế hoạch dự phòng được coi như phần quan trọng nhất.

Có thể, nhiều bạn đọc đến đây sẽ thấy rất nực cười và vô lý. Thế nhưng, nếu bản kế hoạch ban đầu không diễn ra theo đúng với lộ trình đã được vẽ ra thì bạn sẽ phải làm gì?

Ngồi một chỗ, tìm hiểu lỗi sai, sửa lại bản kế hoạch theo định hướng mới? Vậy tại sao không lên một bản kế hoạch dự phòng khi kế hoạch cũ đã không theo kế hoạch? 

Chúng ta đề biết, việc tránh né những rủi ro là một điều không thể và bạn không thể lập kế hoạch cho điều mà bạn không thể tưởng tượng.

Nhưng, một điều khá đáng tiếc là mọi người thường bỏ qua việc chừa chỗ để sửa sai trong hầu như tất cả vấn đề liên quan đến tiền bạc.

Đến cả những nhà phân tích chứng khoán chuyên nghiệp cũng chỉ đưa ra mốc giá cho khách hàng chứ không phải khoảng giá. Các nhà dự báo kinh tế thường hay tiên đoán với những con số chính xác chứ không phải xác suất rộng lớn.

Max Bazerman – Nhà tâm lý học của trường Harvard đã từng chỉ ra được rằng khi phân tích những kế hoạch cải tạo nhà thì phần đông chi phí sửa chữa của mọi người thường bị đội hơn kế hoạch khoảng 20 – 50%. Còn đối với những người hay đưa phần dự phòng vào kế hoạch của họ thì lại đúng tiến độ và không vượt quá ngân sách.

Tại sao nên có kế hoạch dự phòng?

xây dựng một kế hoạch dự phòng là điều bạn cần làm để tiến lên phía trước

Xây dựng một kế hoạch dự phòng sẽ giúp bạn có khả năng chịu được được nhiều kết quả có khả năng xảy ra khác nhau. Sự chịu đựng này sẽ giúp bạn tồn tại đủ lâu để nhận về được những lợi ích từ kết quả có xác suất thấp.

Lấy một ví dụ đơn giản, Bill Gates khi mới bắt đầu xây dựng Microsoft đã nói rằng ông “đã nghĩ ra một cách tiếp cận bảo thủ đó là tôi muốn có đủ tiền trong ngân hàng để trả được một năm tiền lương ngay cả khi chúng tôi không kiếm được một đồng nào.

Với Warren Buffett, ông cũng bày tỏ suy nghĩ trong buổi họp với các cổ đông của Berkshire Hathaway vào năm 2008: “Tôi đã tuyên thệ – với các bạn, các cơ quan xếp hạng và bản thân tôi –  rằng sẽ luôn vận hành Berkshire với một khoản tiền mặt hơn mức dư dả… Khi bị buộc phải lựa chọn, tôi sẽ không đánh đổi ngay cả một giấc ngủ cho có cơ hội có thêm chút ít lợi nhuận.

Một ví dụ khác cơ bản hơn, là bạn sẽ thế nào khi tài sản giảm xuống 30%? Trên trang tính, có thể là có khi mà bạn sẽ chỉ phải chi trả hóa đơn và duy trì dòng tiền dương. Còn về tinh thần, việc sụt giảm 30% tỷ lệ tài sản sẽ giáng một đòn mạnh cho tâm lý của bạn và gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý. Lúc này, bạn có thể đứng lên, làm lại từ đầu hay sẽ từ bỏ vì quá mệt mỏi sau mất mát. 

Chính vì thế, việc chấp nhận rủi ro hay xây dựng một kế hoạch dự phòng là điều bạn cần làm để tiến lên phía trước. Nên nhớ, không có bất cứ một điểm an toàn nào có thể bù đắp cho rủi ro, tương tự với tiền bạc.

Điều gì khiến chúng thường bỏ qua kế hoạch dự phòng?

3 lý do khiến chúng ta thường bỏ quên việc lập kế hoạch dự phòng
3 lý do khiến chúng ta thường bỏ quên việc lập kế hoạch dự phòng

Có một số lý do khiến chúng ta thường bỏ quên việc lập kế hoạch dự phòng cho kế hoạch cũ.

  • Quá tập trung vào kế hoạch hiện tại và không nghĩ đến những gì có thể xảy ra nếu kế hoạch đó không thành công. Có thể bạn đã quá tập trung vào việc đạt được mục tiêu của mình đến mức không dành thời gian để suy nghĩ về những gì có thể xảy ra nếu chúng ta không thành công. Điều này có thể dẫn đến việc chúng ta không chuẩn bị cho những rủi ro tiềm ẩn và có thể dẫn đến thất bại.
  • Lập kế hoạch dự phòng có thể mất thời gian và công sức. Để lập kế hoạch dự phòng, chúng ta cần dành thời gian để suy nghĩ về những gì có thể xảy ra nếu kế hoạch hiện tại không thành công. Chúng ta cũng cần phải phát triển một kế hoạch để đối phó với những tình huống này. Điều này có thể mất thời gian và công sức, điều mà chúng ta có thể không muốn dành cho nó.
  • Chúng ta có thể không tin rằng chúng ta cần một kế hoạch dự phòng. Chúng ta có thể nghĩ rằng kế hoạch hiện tại của mình quá tốt để không thành công. Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng chúng ta có thể đối phó với những tình huống bất ngờ khi chúng xảy ra. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng mọi thứ đều có thể xảy ra và chúng ta nên chuẩn bị cho những điều bất ngờ.

Morgan Housel – Tác giả cuốn sách “The Psychology of Money” đã viết: “Phần quan trọng nhất của mọi kế hoạch là lên kế hoạch phòng khi kế hoạch của bản không diễn ra theo đúng kế hoạch.” Vì vậy, hy vọng rằng, với bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ tầm quan trọng của việc chuẩn bị kế hoạch dự phòng khi lập kế hoạch.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan