Phân tích kỹ thuật | 11/11/2022

Pullback là gì? Áp dụng kỹ thuật Pullback trong chứng khoán

Pullback là thuật ngữ chỉ giai đoạn ch uyển động của nến giá đi ngược với xu hướng chung. Đây là giai đoạn giá mà nhà đầu tư nên nắm bắt để có chiến lược giao dịch riêng. Vậy cụ thể pullback là gì? Khi nào thì xảy ra giai đoạn này? Cách giao dịch với pullback trong chứng khoán sẽ có trong bài viết dưới đây.

Pullback là gì? Cách giao dịch với pullback
Pullback là gì? Cách giao dịch với pullback

Pullback là gì?

Pullback (nến chuyển động phi xu hướng chính) là giai đoạn đi ngược xu hướng chính của nến giá trong ngắn hạn. Đây là khoảng thời gian mà nến giá phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự để đi ngược lại xu hướng chính. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn tạm thời và tuân theo tâm lý nhà đầu tư.

Lý thuyết sóng Elliott có nhắc đến việc không một tài sản nào có thể tăng hoặc giảm giá mãi. Cảm xúc nhà đầu tư sẽ là yếu tố chi phối giai đoạn này của cổ phiếu. Một số nhà đầu tư hiểu rõ giai đoạn phi xu hướng có thể đưa ra các điểm giao dịch nhằm tối ưu lợi nhuận cho danh mục đầu tư của mình.

Khi đã hiểu pullback là gì, nhà đầu tư có thể đoán được hai loại của giai đoạn này trên biểu đồ:

Pullback xuất hiện trong xu hướng tăng (Pullback Bullish): Trong xu hướng tăng, giá cổ phiếu tăng mạnh nhưng sẽ xuất hiện giai đoạn ngược xu hướng ở điểm giá quá cao. Bởi tâm lý nhà đầu tư muốn chốt lời khi đã thỏa mãn lợi nhuận; lúc này, pullback xuất hiện và làm giá giảm. Tuy nhiên sau đó, nến giá tăng trở lại theo xu hướng tăng ban đầu. 

Pullback Bullish và Pullback Bearish
Pullback Bullish và Pullback Bearish

Pullback xuất hiện trong xu hướng giảm (Pullback Bearish): Trong giai đoạn giá giảm, giá cổ phiếu giảm mạnh, nhưng sau đó xuất hiện giai đoạn ngược xu hướng ở mỗi thời điểm giá quá thấp. Lúc này, định giá rẻ làm nguồn cầu tích cực mua và đến các mốc kháng cự, giá tiếp tục giảm. 

Khi nào Pullback xuất hiện?

Câu hỏi pullback xuất hiện khi nào cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Giai đoạn này sẽ đi ngược xu hướng chính trước đó; vậy nên, một số thời điểm sau đây sẽ xuất hiện:

  • Các thông tin kinh tế vĩ mô xuất hiện: Trong giai đoạn giá tăng, một số thông tin tiêu cực về vĩ mô hay doanh nghiệp sẽ tác động đến nến giá; tâm lý hoảng sợ sẽ khiến nhà đầu tư bán cổ phiếu chốt lời nên tạo ra pullback trong giai đoạn tăng. Ngược lại, trong giai đoạn giảm, các thông tin tích cực về định giá sẽ khiến cổ phiếu hồi phục và xuất hiện giai đoạn tăng giá. 
  • Đạt điểm quá mua và quá bán: Khi cổ phiếu đạt điểm quá mua (trên 75 với chỉ báo RSI), cổ phiếu sẽ xuất hiện pullback và giảm giá. Ngược lại, khi cổ phiếu đạt điểm quá bán (dưới 30 với chỉ báo RSI), cổ phiếu xuất hiện giai đoạn hồi phục. 

Sau khi nến giá đi ngược xu hướng trong giai đoạn tạm thời, cổ phiếu sẽ tiếp tục đi theo xu hướng chính trước đó. Người mua sẽ canh giai đoạn hồi phục và người bán sẽ canh pullback trong uptrend để chốt lời.

Điểm khác biệt giữa Pullback và xu hướng đảo chiều

Nhiều nhà đầu tư thường nhầm lẫn giữa Pullback và xu hướng đảo chiều của nến giá. Một số ý sau đây sẽ làm rõ sự khác biệt này.

Trước tiên ta phải hiểu rõ khái niệm: Xu hướng đảo chiều là khi một xu hướng kết thúc, một xu hướng mới sẽ xuất hiện và kéo dài. Đơn giản như giá cổ phiếu đã kết thúc chu kỳ tăng trưởng và bước vào giai đoạn downtrend, lúc này toàn thị trường bước vào xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

Khái niệm của pullback chúng ta đã tìm hiểu ở trên. Đây chính là giai đoạn mà nến giá chỉ đi ngược xu hướng chính của thị trường trong ngắn hạn và sẽ sớm quay trở lại xu hướng đó. 

Vậy điểm khác biệt ở đây là:

  • Pullback thì đảo chiều trong thời gian ngắn và sẽ sớm trở lại xu hướng chính.
  • Xu hướng đảo chiều sẽ đưa thị trường vào giai đoạn ngược lại hoàn toàn trước đókéo dài một khoảng thời gian nhất định.

Cách giao dịch khi xuất hiện Pullback

Kết hợp sử dụng MA

Pullback kết hợp với đường trung bình động (MA)
Pullback kết hợp với đường trung bình động (MA)

Việc kết hợp sử dụng MA khi xuất hiện giai đoạn ngược xu hướng chính như “song kiếm hợp bích”. Khi nến giá ở trên và giảm giá chạm vào MA20, 50, đây sẽ là điểm vào lệnh hợp lý cho nhà đầu tư. Đường MA 20 và 50 sẽ phù hợp giao dịch trong ngắn hạn.

Đối với trường hợp giá giảm sâu hơn, nhà đầu tư có thể cắt lỗ. Bởi khả năng giá sẽ tiếp tục giảm; khi giá chạm MA 100, 200 sẽ có những điểm mua thích hợp hơn cho nhà đầu tư.

Kết hợp sử dụng Fibonacci

Pullback kết hợp Fibonacci
Pullback kết hợp Fibonacci

Khi pullback xuất hiện trong giai đoạn giảm hoặc tăng, việc ứng dụng Fibonacci sẽ vô cùng hiệu quả. Fibonacci sẽ đưa ra các điểm cắt lỗ và chốt lời phù hợp. Khi xuất hiện các điểm Fibonacci thoái lui, các mốc 50%, 61,8% và 38,2% sẽ là điểm vào lệnh.

Tuy nhiên, nếu các mốc này bị phá trong thời gian ngắn, nhà đầu tư có thể cắt lỗ để an toàn hơn; kết hợp với việc chờ đợi các mốc Fibonacci mạnh hơn ở phía dưới.

Kết hợp sử dụng kháng cự hỗ trợ

Pullback kết hợp với đường hỗ trợ và kháng cự
Pullback kết hợp với đường hỗ trợ và kháng cự

Đường hỗ trợ và kháng cự sẽ là vùng mà nến giá đảo chiều tăng giảm. Khi sử dụng các vùng giá này có thể kết hợp với pullback để tối ưu quyết định. Khi giá chạm hỗ trợ và tăng giá, bạn có thể chốt lời khi gần đến mức kháng cự. Khi giá chạm kháng cự và trong giai đoạn ngược xu hướng, bạn nên bán cổ phiếu tránh nhịp giảm giá sâu. 

Kết hợp sử dụng trendline

Pullback kết hợp với đường xu hướng (trendline)
Pullback kết hợp với đường xu hướng (trendline)

Bên cạnh đó, đường xu hướng (trendline) sẽ rất hữu ích để kết hợp trong giai đoạn pullback. Trong giai đoạn tăng giá, các nhịp giảm giá và chạm trendline sẽ là điểm mua hợp lý; giai đoạn giảm giá là ngược xu hướng và nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận thêm từ nhịp này. Ngược lại, trong giai đoạn giảm giá, các nhịp hồi phục tăng và chạm trendline phía trên sẽ là điểm bán chốt lời; giai đoạn Pullback Bearish sẽ kết thúc và nến giá tiếp tục giảm theo xu hướng chính trước đó.

Kết

Việc hiểu Pullback là gì có thể giúp nhà đầu tư tận dụng cơ hội và kiếm lợi nhuận. Tùy thuộc vào kỹ năng và “độ nhạy” của nhà đầu tư có thể nhận biết pullback. Hãy thường xuyên cập nhật kiến thức đầu tư trên DNSE.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan