Quản lý tài sản | 25/10/2021

Quỹ dự phòng tài chính cá nhân – Phao cứu sinh cho tương lai

Quỹ dự phòng tài chính cá nhân là gì? Tại sao chúng ta cần xây dựng quỹ dự phòng này? Và cách xây dựng quỹ dự phòng tài chính cá nhân cần bắt đầu từ đâu? Hãy cùng DNSE tìm hiểu những yếu tố quan trọng đó ngay trong bài dưới đây!

Tại sao mỗi người đều cần quỹ dự phòng tài chính cá nhân?

Quỹ dự phòng tài chính cá nhân là gì?

Đúng như tên gọi, quỹ dự phòng tài chính cá nhân là một khoản tiết kiệm cần thiết. Được trích từ một phần thu nhập của chủ sở hữu để ra một khoản riêng nhằm mục đích sử dụng trong các trường hợp xấu trong tương lai. Đây cũng có thể gọi là một khoản quỹ dự phòng rủi ro. 

Quỹ dự phòng này hoàn toàn khác biệt với quỹ tiết kiệm dùng để mua nhà, mua xe. Khoản quỹ sẽ giúp bạn chi trả các khoản phí phát sinh khi gặp sự cố, rủi ro, giúp trang trải cuộc sống và vượt qua khó khăn. 

2. Vai trò và tầm quan trọng của quỹ dự phòng tài chính cá nhân 

Đầu năm 2021, nền kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng trầm trọng bởi tình hình dịch bệnh. Các doanh nghiệp, nhà máy, công ty đóng cửa. Và theo đó là tình trạng thất nghiệp của người lao động tăng lên mức báo động. Mỗi ngày đài báo đưa tin có hàng trăm, hàng nghìn người lao động bỏ thành phố về quê. Bởi vì họ không còn thu nhập, không có những khoản tích lũy để dành vì vậy họ không thể tiếp tiếp tục duy trì cuộc sống trên thành phố.  

Chúng ta có thể thấy được sự diễn biến khôn lường của cuộc sống trong tương lai. Ngoài các vấn đề rủi ro chung, còn có nhiều biến cố cá nhân khác như: tai nạn, bệnh tật, gia đình gặp biến cố… Tất cả những điều đó, nếu bạn không có một khoản tài chính dự phòng sẽ rất dễ gặp phải tình huống lao đao, khó có thể vượt qua.

Quỹ dự phòng tài chính cá nhân được coi như một chiếc phao cứu sinh mà bạn dự trữ cho tương lai. Nếu bạn không cần dùng đến quỹ này trong tương lai, đó có thể coi là một số vốn lớn tích lũy cho tuổi già.

3. Lợi ích của quỹ dự phòng cá nhân mang lại

Quỹ dự phòng tài chính cá nhân mang lại cho bạn những lợi ích như:

  • Giúp bạn giải quyết khó khăn kịp thời, nhanh chóng, tránh được những vấn đề xấu hơn có thể tiếp diễn
  • Tự chủ động kinh tế, không cần vay mượn, nhờ cậy bạn bè hay người thân
  • Đảm bảo được tài chính của cá nhân không bị ảnh hưởng
  • Hình thành thói quen tiết kiệm 

Các vấn đề mà quỹ dự phòng cá nhân có thể giải quyết:

  • Sự cố khi gặp tai nạn 
  • Rủi ro thất nghiệp
  • Tài chính, kinh doanh gặp khó khăn
  • Gia đình gặp sự cố và nhiều biến động
  • Rủi ro về bệnh tật, sức khỏe

Tất cả những vấn đề trên sẽ được quỹ dự phòng của bạn giải quyết. Khi gặp trường hợp xấu, không cần phải đau đầu suy nghĩ giải quyết các vấn đề tài chính. Nếu bạn đã và đang gặp tình trạng trên, trong tương lai hãy xây dựng cho mình một quỹ dự trữ cá nhân bền vững.

4. Kế hoạch xây dựng tài chính cá nhân hiệu quả

Để xây dựng được một quỹ dự phòng tài chính cá nhân hiệu quả và lâu dài, bạn cần có kế hoạch. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo để lên được những cách tiết kiệm phù hợp với chính mình:

  • Trích khoảng 2 – 5% thu nhập hàng tháng đầu tư cho khoản hưu trí
  • Xây dựng quỹ tài chính khẩn cấp: khoản này sẽ giúp bạn bù đắp được ít nhất trong vòng 3 tháng sinh hoạt phí
  • Trích 5 – 10% thu nhập để đầu tư cho kiến thức
  • Tiết kiệm một khoản chi phí cho sở thích cá nhân như: du lịch, đi chơi cùng bạn bè, mua sắm…
  • Tuyệt đối không nên sử dụng các khoản nợ xấu: dùng thẻ tín dụng, vay nợ với các mức lãi suất trên 7%
  • 10% trích từ thu nhập để mở rộng các kênh đầu tư, có nguồn thu nhập cao hơn

Mỗi một tháng bạn chỉ cần trích ra một khoản nhỏ, sau thời gian 1 năm, 2 năm…. bạn sẽ thấy những khoản nhỏ đó đã tích được một khoản lớn. Từ đó mỗi một dự định, vấn đề bạn đều có khoản dự trữ để chi trả. Không bị rơi vào vòng xoáy khó khăn, nợ lần.

Các cách xây dựng quỹ dự phòng tài chính cá nhân 

Xây dựng quỹ khẩn cấp

Trong kế hoạch xây dựng tài chính cá nhân, điểm quan trọng chúng ta cần làm ngay đó chính là xây dựng một quỹ tài chính khẩn cấp. Đây chính là quỹ dự phòng tài chính cá nhân quan trọng mà chúng ta cần phải thiết lập.

Quỹ khẩn cấp của bạn cần có khoản tiền có thể giúp duy trì cuộc sống sinh hoạt cá nhân ít nhất từ 3 tháng – 6 tháng. Tổng số tiền tiết kiệm có thể hơn, tùy thời gian bạn gây quỹ. Và luôn nhớ, đây là quỹ dành cho trường hợp bệnh tật khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp. Không phải khoản tiết kiệm đầu tư hay mua sắm.

Ví dụ: Một tháng chi phí tất cả các khoản của bạn trung bình là 5 triệu. Vậy mức tiết kiệm ít nhất bạn cần có là 15 triệu/ chi tiêu cho 3 tháng. Khoản tiền này sẽ được tăng dần theo thời gian. Bạn cần kiên trì luyện cho việc đóng quỹ là thói quen mỗi tháng phải làm. 

Mua bảo hiểm nhân thọ

Mua bảo hiểm nhân thọ là cách xây dựng quỹ rủi ro được rất nhiều người sử dụng. Chúng ta sẽ mua các gói bảo hiểm theo nhu cầu của bản thân. Khi các biến cố xảy ra, bạn sẽ được bên bảo hiểm thanh toán theo đúng điều kiện hợp đồng đã thống nhất.

Bảo hiểm nhân thọ có rất nhiều loại và tính năng khác nhau, ví dụ như: bảo hiểm tử vong, bảo hiểm thai sản, bảo hiểm tương lai, bảo hiểm hưu trí… Tư vấn viên sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn những gói bảo hiểm tốt và phù hợp với bạn nhất. 

Tuy nhiên, cách thức này cũng có một mặt hạn chế hơn việc tự xây dựng quỹ khẩn cấp, chính là sự bền bỉ và duy trì lâu dài. Sẽ có thời gian cần đóng bảo hiểm trong vòng bao nhiêu lâu bạn mới được hưởng các chính sách hoặc được đáo hạn hợp đồng. Nếu người dùng bỏ dở giữa chừng, các chính sách bảo vệ cũng như tiền đã đóng có thể bị mất hoàn toàn.

Đầu tư tài chính

Thay vì để khoản tiền của mình nằm yên một chỗ không sinh lời, hiện nay có rất nhiều cách đầu tư an toàn và có lãi suất cao. Ngoài việc gửi tiết kiệm ngân hàng, chúng ta cũng có thể mua trái phiếu. Trái phiếu mang lại cho bạn lãi suất cao hơn rất nhiều so với cách gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, trái phiếu nhà nước hoàn toàn đảm bảo cho bạn được tính an toàn của nguồn tiền khi đầu tư, không gặp những rủi ro lớn như những khoản đầu tư kinh doanh khác. Xây dựng quỹ dự phòng cá nhân chưa bao giờ là muộn. Dù bây giờ bạn già hay trẻ, hãy bắt đầu tích lũy cho mình khoản quỹ quan trọng nhé. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về quỹ dự phòng tài chính cá nhân.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Minh Tuấn

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan