Chứng khoán | 30/01/2022

Quỹ tương hỗ là gì? Phân biệt quỹ tương hỗ và quỹ ETF

Ngoài cổ phiếu và trái phiếu, quỹ tương hỗ cũng là một loại sản phẩm tài chính được ưa chuộng trong giới đầu tư. Trong những năm gần đây, các quỹ tương hỗ dần thể hiện được vị thế của mình trên thị trường tài chính Việt Nam. Vậy, quỹ tương hỗ là gì, cách thức hoạt động như thế nào? Hãy cùng DNSE theo dõi bài viết hôm nay nhé.

Quỹ tương hỗ là gì?
Quỹ tương hỗ là gì?

Quỹ tương hỗ là gì?

Quỹ tương hỗ là hình thức góp vốn của nhiều nhà đầu tư, từ đó tạo nên một quỹ lớn chung. Các nhà vận hành sẽ dùng số tiền đó để đầu tư vào những loại tài sản như: Cổ phiếu, trái phiếu,…

Khi hoạt động của quỹ tương hỗ sinh ra lợi nhuận, những người góp vốn sẽ được chia đều số tiền lãi và cũng có thể là số tiền lỗ. Các quỹ tương hỗ đều được quản lý và vận hành bởi các chuyên gia tài chính có kinh nghiệm trong đầu tư và am hiểu thị trường.

Các loại quỹ tương hỗ hiện nay

Các loại quỹ tương hỗ trên thị trường hoạt động tương ứng với các loại chứng khoán mà quỹ xác định đầu tư. Các loại quỹ bao gồm:

Index Fund (Quỹ đầu tư theo chỉ số)

Đây là quỹ hoạt động dựa vào chỉ số chứng khoán. Để tham gia quỹ, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí thấp. Các nhà quản lý của quỹ này thường sẽ nhắm đến các cổ phiếu tương ứng với chỉ số của thị trường lớn hay các công ty có vốn hóa ở mức trung bình. Đây cũng chính là lý do mà index fund có phần mạo hiểm hơn các quỹ khác.

Ví dụ: Quỹ ETF FUEMAV30 phản ánh chỉ số VN30.

Fixed income (Quỹ thu nhập cố định)

  • Fixed income (Quỹ thu nhập cố định)

Đây là quỹ thu nhập cố định, dự án đầu tư của quỹ thường nhắm đến các hạng mục có lãi suất cố định như: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp,… Do đó, có thể nói đây là loại quỹ khá an toàn đối với nhà đầu tư.

Ví dụ: Trái phiếu Chính phủ Việt Nam.

Các loại quỹ tương hỗ khác

Ngoài 2 loại quỹ tương hỗ phổ biến được nêu trên, thị trường còn có những loại quỹ tương hỗ khác như: Sector funds (quỹ ngành), equity funds (quỹ cổ phần), balanced funds (quỹ cân bằng),…

Ví dụ: Quỹ cân bằng MAFBAL do Manulife phát hành.

Cách thức hoạt động của quỹ tương hỗ là gì?

Cách thức hoạt động của quỹ tương hỗ
Cách thức hoạt động của quỹ tương hỗ

Quỹ tương hỗ có quy trình hoạt động và những quy định riêng, các thành phần nằm trong bộ máy hoạt động của quỹ bao gồm:

Nhà đầu tư Là thành phần góp vốn và trả phí cho đội ngũ vận hành để quỹ hoạt động và sinh lời. Lợi nhuận thu được sẽ chia đều cho các nhà đầu tư.
Nhà quản lý quỹ Đây là đội ngũ có nghĩa vụ pháp lý cao nhất và phải đảm bảo được lợi ích cho nhà đầu tư.
Đội ngũ cố vấn Là những người có kinh nghiệm và am hiểu về thị trường tài chính. Họ có nhiệm vụ phân tích thị trường, giá cổ phiếu, giá tài sản nhằm bảo đảm lợi nhuận của cổ đông tham gia.
Bộ máy hoạt động của quỹ tương hỗ

Cách phân loại quỹ tương hỗ 

  • Hầu hết các quỹ tương hỗ đều được chia thành 3 nhóm dựa trên vốn hóa của quỹ, bao gồm: Nhóm có mức vốn nhỏ, mức vốn trung bình và mức vốn lớn.
  • Nếu là quỹ trái phiếu thì sẽ được phân chia theo kỳ hạn trái phiếu hoặc dự án đầu tư trái phiếu như: Trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ.

Lợi ích của quỹ tương hỗ là gì?

Nhà đầu tư tìm đến và tham gia góp vốn vào quỹ tương hỗ bở những lợi ích như:

  • Tính an toàn: Nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm về sự minh bạch, danh mục đầu tư của quỹ sẽ được công khai rõ ràng đến nhà đầu tư.
  • Đa dạng hóa danh mục: Dưới sự dẫn dắt hoạt động của các chuyên gia, nguồn vốn sẽ được phân bổ một cách hợp lý nhằm đa dạng danh mục. Điều này giúp hạn chế những rủi ro thua lỗ khi đầu tư.
  • Không cần quá am hiểu về thị trường: Các đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhiệm vai trò đầu tư thay cho người góp vốn. Do đó, nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm về mặt chuyên môn và kinh nghiệm.

Tuy nhiên, khi đầu tư quỹ tương hỗ, nhà đầu tư cũng cần phải chú ý đến các chi phí khi tham gia góp vốn. Với tính chất tiện lợi và an toàn nên các chi phí khi đầu tư vào quỹ thường rất cao.

Phân biệt quỹ tương hỗ và quỹ ETF

Sau khi hiểu hơn về khái niệm quỹ tương hỗ là gì thì hãy cùng DNSE phân biệt về quỹ tương hỗ và quỹ ETF để tránh nhầm lẫn.

Điểm giống nhau giữa quỹ tương hõ và quỹ ETF  

  • Giúp nhà đầu tưu đa dạng hóa danh mục đầu tư: cả 2 quỹ tương hỗ và ETF đều là hình thức đầu tư vào một rổ tài sản khác nhau. Điều này cho phép nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, quỹ cũng có thể tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.
  • Được quản lý bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm: cả quỹ tương hỗ và quỹ ETF đều được quản lý bởi các chuyên gia tài chính và nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo quỹ được điều hành một cách hiệu quả và tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Điểm khác nhau giữa quỹ tương hỗ và quỹ ETF

  • Tính thanh toán: So với quỹ tương hỗ, quỹ ETF có tính thanh khoản cao hơn vì chúng có thể được mua và bán như một cổ phiếu thông thường trên sàn giao dịch, trong khi quỹ tương hỗ chỉ có thể mua hoặc bán vào cuối ngày giao dịch với giá trị tài sản ròng (NAV)
  • Chi phí: chi phí của quỹ ETF thường thấp hơn so với quỹ tương hỗ, bởi vì nhà đầu tư không cần trả khoản phí giao dịch bên cạnh đó, chi phí vận hành cũng thấp hơn. Trong khi đó quỹ tương hỗ thường có nhiều khoản phí, bao gồm phí giao dịch và chỉ phí hành năm.
  • Khả năng đa dạng hóa: Quỹ ETF thường có khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách đầu tư vào một loạt các chứng khoán khác nhau. Quỹ tương hỗ có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách đầu tư bằng cách đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ và hàng hóa.-

Kết luận 

Quỹ tương hỗ là một trong những hình thức đầu tư an toàn và tiện lợi. Với sự điều hành bởi các chuyên gia trên thị trường tài chính, nhà đầu tư có thể yên tâm góp vốn và nhận tiền lời đều đặn. Tuy nhiên, hãy lưu ý đến các chi phí khi tham gia quỹ mở để có thể tối ưu được giá trị đầu tư của bản thân.

Hy vọng bài viết hôm nay giúp các bạn hiểu được quỹ tương hỗ là gì và cách hoạt động của nó. Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của DNSE để có thể biết thêm nhiều kiến thức tài chính bổ ích nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đoàn Triệu Minh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan