Kiến thức tổng quan | 19/07/2022

Rủi ro là gì? Cách đánh giá và dự phòng rủi ro trong chứng khoán

Mỗi người trong chúng ta đều phải đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Vậy những yếu tố này là gì? Làm thế nào để hạn chế hậu quả của các rủi ro?

Rủi ro là gì?

Rủi ro là gì?
Rủi ro là một sự kiện tiêu cực không thể đoán trước được về khả năng xảy ra, thời gian và vị trí cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó. 

Thực tế cho thấy rằng chúng ta đang sống trong một thế giới mà các mối đe dọa hoặc vấn đề có thể xảy ra ở bất kỳ đâu. Nền văn minh nhân loại càng phát triển, các hoạt động của con người càng phức tạp và đa dạng thì các mối đe dọa đối với con người cũng trở nên đa dạng hơn. Mỗi ngày, những hình thức nguy hiểm mới xuất hiện chưa từng thấy trước đây. Nghiên cứu rủi ro, xác định rủi ro sẽ giúp bạn quản lý, dự phòng cho rủi ro tốt hơn. 

Có những loại rủi ro nào?

Đối với kinh doanh và đầu tư, rủi ro có thể chia làm 2 loại: Rủi ro thị trường và rủi ro cụ thể.
• Rủi ro thị trường (còn gọi là rủi ro hệ thống) có thể đến từ những yếu tố như suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị, thay đổi lãi suất, thiên tai,… Những rủi ro này sẽ gây tác động đến toàn thị trường khi xảy ra.
• Rủi ro cụ thể (còn gọi là rủi ro phi hệ thống) là những nguy cơ chỉ xảy ra cá biệt ở một ngành hoặc một doanh nghiệp.

Mức độ rủi ro được đánh giá ra sao

Các mức độ rủi ro

Không phải mọi sự cố không mong muốn đều lặp lại giống nhau và gây ra thiệt hại như nhau. Do đó để đánh giá mức độ rủi ro, cần xét đến 2 yếu tố:

• Tần suất xuất hiện rủi ro: Thời gian trung bình giữa các lần xuất hiện nguy hiểm hoặc số lần rủi ro có thể xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Sự nguy hiểm tăng lên theo độ dài của thời gian xem xét.
• Mức độ nguy hiểm hoặc mức độ thiệt hại: Các đối tượng chịu ảnh hưởng của các mối nguy hiểm khác nhau và thiệt hại gây ra cũng khác nhau. Ví dụ một sản phẩm của doanh nghiệp khi gặp vấn đề có thể ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp đó. Như vậy ảnh hưởng này có thể là nặng nề với một doanh nghiệp cụ thể, nhưng nó lại không ảnh hưởng tới doanh nghiệp khác. 

Những cách phòng tránh rủi ro trong chứng khoán

Căn cứ vào đặc điểm và cách xác định rủi ro, nhà đầu tư chứng khoán có thể dễ dàng xác định những hậu quả của rủi ro có thể xảy ra với quá trình đầu tư của mình. Hầu hết các loại rủi ro đều mang đến hậu quả gây lỗ cho nhà đầu tư. Ngoài ra một số rủi ro có thể dẫn tới hậu quả đọng vốn do cổ phiếu không có thanh khoản, hoặc cổ phiếu bị cấm giao dịch. 

Để dự phòng trước cho các rủi ro này, nhà đầu tư có thể thực hiện một số chiến lược sau:

  • Đa dạng hóa danh mục: Nhà đầu tư có thể đầu tư vào nhiều mã thuộc nhiều ngành khác nhau. Điều này để giảm nguy cơ thiệt hại khi gặp rủi ro phi hệ thống, thường chỉ tác động đến một ngành. Nhiều doanh nghiệp trong nước nằm trong những ngành có nhu cầu khách hàng thay đổi theo chu kỳ. Khi vào chu kỳ đi xuống, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể giảm. Kéo theo tác động xấu đến giá cổ phiếu.
  • Đầu tư dài hạn: Giá cổ phiếu có thể biến động rất nhanh chỉ trong vài giờ. Trong khi thị trường chứng khoán tại Việt Nam có độ trễ T+2,5 ngày. Nếu chỉ quan sát thị trường theo giờ liên tục, nhà đầu tư có thể bị cảm xúc chi phối mỗi khi giá biến động. Do vậy thay vì theo dõi thị trường liên tục, một cách giảm rủi ro quyết định sai là chuyển hướng đầu tư dài hạn. Thời gian nắm giữ cổ phiếu có thể từ quý đến năm.
  • Áp dụng kỷ luật: Nhà đầu tư cần đặt ra mức chốt lời và cắt lỗ cụ thể, tuân thủ nghiêm những mức này. Điều này để hạn chế việc bán quá muộn hay chốt lời quá sớm.
  • Sử dụng công cụ dự phòng rủi ro: Đối với những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy, để tránh nguy cơ mã sử dụng margin gặp thua lỗ gây ảnh hưởng đến toàn bộ danh mục, nhà đầu tư nên sử dụng phương pháp quản lý giao dịch theo deal như Margin X. Khi một mã giảm giá đến mức cảnh báo, thay vì bán cả danh mục để duy trì tỷ lệ an toàn, Margin X chỉ xử lý deal bị thua lỗ. Đảm bảo hiệu quả của các mã khác trong danh mục.

    Bên cạnh đó nhà đầu tư còn có thể tham gia thị trường phái sinh như công cụ dự phòng cho chứng khoán cơ sở nhờ đặc điểm cho phép kiếm lời dù thị trường tăng hay giảm.

>> Xem thêm Tại sao phái sinh lại là dự phòng rủi ro cho chứng khoán cơ sở?

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan