Tài chính - Ngân hàng | 31/12/2021

Số dư khả dụng là gì? Phân biệt số dư tài khoản và số dư khả dụng

Trong quá trình sử dụng thẻ ngân hàng, nhiều người thường nhầm lẫn số dư khả dụng là số dư hiện có trong tài khoản. Điều này dẫn đến những tính toán sai lầm trong chi tiêu cá nhân. Vậy số dư khả dụng là gì? Số dư khả dụng khác gì với số dư tài khoản?

Số dư khả dụng là gì?

Số dư khả dụng (Available Balance) l
Số dư khả dụng (Available Balance)

Số dư khả dụng (Available Balance) là số tiền mà khách hàng được phép rút và sử dụng trong tài khoản tiền gửi. Số dư khả dụng thường thấp hơn số dư thực tế (số dư tài khoản). Đây là quy định chung của hầu hết các ngân hàng hiện nay. Các ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ căn cứ vào số dư này để xác định số dư thấu chi và chi phí phạt tương ứng khi khách hàng vượt quá số dư khả dụng cho phép.

Ví dụ: Nếu số dư hiện có trong tài khoản là 30 triệu thì số dư khả dụng sẽ nhỏ hơn 30 triệu. Khoảng cách giữa số dư hiện tại và khả dụng sẽ dựa vào cách tính của từng ngân hàng.

Phân biệt số dư khả dụng và số dư tài khoản

Số dư tài khoản: Đây là số tiền bạn thực có trong tài khoản của mình khi chưa trừ đi các khoản tiền phong tỏa hay số tiền tối thiểu để duy trì tài khoản.

Số dư khả dụng: Số tiền bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Khi bạn chi tiêu vượt quá số dư khả dụng, thậm chí chưa vượt quá số dư hiện tại, số dư thấu chi sẽ hình thành ( đối với trường hợp chủ thẻ được cấp hạn mức thấu chi, là số tiền tối đa được chi vượt quá số dư có trên tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam). Số dư khả dụng được cập nhật liên tục để hiển thị các giao dịch đang chờ xử lý.

Công thức tính số dư khả dụng là gì?

Sô dư khả dụng được tính theo công thức nào?
Sô dư khả dụng được tính theo công thức nào?

Trong trường hợp chủ thẻ được cấp hạn mức thấu chi thì số dư khả dụng tính theo công thức như sau:

Số dư khả dụng = Số dư thực tế + Hạn mức thấu chi (nếu có) – Số tiền phong toả (nếu có) – Số dư tối thiểu phải duy trì theo quy định của mỗi ngân hàng.

Trong đó:

Số dư tối thiểu là số tiền ngân hàng yêu cầu để duy trì tài khoản của khách hàng.

Số tiền phong tỏa là số tiền không thể sử dụng vì bị ngân hàng phong tỏa.

Số dư khả dụng ở các ngân hàng hiện nay có giống nhau không?

Số dư khả dụng sẽ tuân thủ theo quy định của từng ngân hàng. Nói cách khác, số tiền sẵn có trong tài khoản để sử dụng đối với các ngân hàng là khác nhau. Số dư khả dụng sẽ phụ thuộc vào số dư tối thiểu mà ngân hàng giữ lại trong thẻ. Số dư này là là số tiền tối thiểu khách hàng phải nộp lần đầu tiên khi mở tài khoản và duy trì trong suốt quá trình sử dụng tài khoản. Phổ biến nhất là 50.000 VNĐ. Một số ngân hàng sẽ có số tiền tối thiểu là 100.000 VNĐ hay thậm chí không có quy định số dư tối thiểu như Maritime Bank và Vietinbank. Điều này đồng nghĩa với số dư khả dụng có thể bằng số dư hiện tại.

Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ về quy định và chính sách của từng ngân hàng để chọn số dư tối thiểu thích hợp với nhu cầu sử dụng số tiền trong thẻ.

Có thể rút hết tiền ở số dư tài khoản ra không?

Nếu bạn vẫn đang sử dụng thẻ thì bạn không thể rút hết số dư thực khỏi tài khoản trừ trường hợp số dư khả dụng bằng số dư hiện tại.  Nếu số dư tài khoản bằng 0 và sau một khoảng thời gian quy định không có tiền gửi vào tài khoản thì ngân hàng sẽ tự động khóa tài khoản thanh toán của bạn. Đây là quy tắc bất di bất dịch của ngân hàng. Điều này đã được quy định cụ thể trong chính sách, bảng biểu và biểu phí của ngân hàng. Bạn chỉ được phép giao dịch trong giới hạn của số dư khả dụng.

Chủ thẻ được phép rút hết số dư thực chỉ khi có nhu cầu đóng thẻ ngân hàng. Khi đó, bạn không thể thực hiện việc này bằng ATM hay các dịch vụ trực tuyến khác mà phải trực tiếp đến quầy giao dịch. Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ và thanh toán số dư trong thẻ cho bạn sau khi trừ các mức phí phải đóng.

Chuyển số dư tài khoản sang số dư khả dụng

Cách chuyển số dư tài khoản sang số dư khả dụng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa hai số dư này.

  • Nếu nguyên ngân là do các khoản tiền phong tỏa: Bạn cần chờ cho đến khi các khoản tiền phong tỏa được giải tỏa.
  • Nếu nguyên ngân là do các khoản tiền phong tỏa: Bạn cần nạp thêm tiền vào tài khoản cho đến khi số dư tài khoản lớn hơn số tiền tối thiểu.
  • Nếu nguyên nhân là do các khoản nợ chưa thanh toán: Bạn cần thanh toán các khoản nợ này.

Trong trường hợp bạn cần sử dụng số tiền ngay lập tức mà số dư khả dụng của bạn không đủ, bạn có thể sử dụng dịch vụ thấu chi của ngân hàng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng dịch vụ thấu chi thường có lãi suất cao.

Dưới đây là một số cách cụ thể để chuyển số dư tài khoản sang só dư khả dụng:

  • Nạp tiền vào tài khoản: Đây là cách đơn giản nhất để chuyển số dư tài khoản sang số dư khả dụng. Bạn có thể nạp tiền vào tài khoản bằng cách chuyển khoản từ tài khoản khác, nộp tiền mặt tại quầy giao dịch ngân hàng hoặc sử dụng các dịch vụ nạp tiền điện tử.
  • Thanh toán các khoản nợ: Nếu số dư tài khoản của bạn thấp do các khoản nợ chưa thanh toán, bạn cần thanh toán các khoản nợ này để tăng số dư khả dụng. Bạn có thể thanh toán các khoản nợ bằng cách chuyển khoản, nộp tiền mặt tài quầy giao dịch ngân hàng hoặc sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến.
  • Sử dụng dịch vụ thấu chi: Nếu bạn cần sử dụng số tiền ngay lập tức mà số dư khả dụng của bạn không đủ, bạn có thể sử dụng dịch vụ thấu chi của ngân hàng. Dịch vụ thấu chi cho phép bạn rút tiền vượt quá số dư khả dụng của mình, nhưng bạn sẽ phải trả lãi suất cho số tiền thấu chi này.

Lưu ý:

  • Thời gian giải tỏa các khoản tiền phong tỏa thường là 2-3 ngày làm việc.
  • Mức phí nạp tiền vào tài khoản có thể sẽ thay đổi tùy theo ngân hàng
  • Mức lãi suất thấu chi cũng có thể thay đổi tùy theo ngân hàng và hạn mức thấu chi.

5 cách kiểm tra số dư khả dụng đơn giản nhất 

Các phương thức kiểm tra số dư khả dụng tại các ngân hàng giống nhau. Những cách này tương đối nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm công sức. Dưới đây là 5 cách truy vấn số dư khả dụng phổ biến hiện nay.

Kiểm tra qua Internet Banking

Bạn có thể truy vấn số dư khả dụng thông qua Internet Banking mọi lúc mọi nơi. Đây được xem là cách kiểm tra đơn giản nhất đối với mọi đối tượng. Chỉ bằng một vài thao tác trên máy điện thoại được kết nối với Internet, bạn đã có được đáp án để cân đối chi tiêu của bản thân một cách hợp lý.

Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng

Bạn có thể tới ngân hàng để kiểm tra trực tiếp số dư
Bạn có thể tới ngân hàng để kiểm tra trực tiếp số dư

Nếu không thành thạo dịch vụ ngân hàng thông minh, bạn có thể đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng phát hành thẻ để kiểm tra số dư. Hình thức này hiện nay được ít người sử dụng. Theo đó, bạn cần xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của giao dịch viên. Sau đó, nhân viên ngân hàng sẽ giúp bạn thực hiện việc kiểm tra số dư khả dụng hiện tại.

Kiểm tra số dư khả dụng tại cây ATM

Khi kiểm tra số dư khả dụng tại các cây ATM, bạn thực hiện một số thao tác như sau:

  • Cho thẻ vào khe quy định rồi nhập mật khẩu để vào màn hình chính
  • Lựa chọn vấn tin tài khoản.
  • Kiểm tra số dư khả dụng của thẻ.

Kiểm tra trên biên lai rút tiền

Trên biên lai sẽ có các thông tin giao dịch bao gồm cả số dư khả dụng
Trên biên lai sẽ có các thông tin giao dịch bao gồm cả số dư khả dụng

Khi bạn thực hiện giao dịch tại các cây ATM, bạn sẽ nhận được một tờ biên lai. Trên biên lai sẽ có các thông tin giao dịch bao gồm cả số dư khả dụng. Dựa vào những thông tin này, bạn có thể nắm bắt được tình hình tài khoản hiện tại của mình.

Kiểm tra qua SMS Banking

Hình thức này đã tồn tại khá lâu. Tuy nhiên, đây vẫn là một cách hiệu quả để tra cứu số dư tài khoản. Theo đó, bạn soạn tin nhắn gửi cho tổng đài ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có cú pháp nhắn tin và cước phí khác nhau. Mức phí phổ biến là 550 VNĐ/tin nhắn.

Kết luận

Với các thông tin trên đây, DNSE mong rằng bạn đã nắm rõ Số dư khả dụng là gì và phân biệt được số dư khả dụng và số dư tài khoản. Khi xác định được số dư khả dụng hiện tại của mình, bạn có thể quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả và có những phương án chi tiêu phù hợp. Bạn cũng nên lưu ý bảo mật thông tin tuyệt đối trong quá trình sử dụng thẻ ngân hàng hay dịch vụ Internet Banking để tránh những rủi ro không mong muốn.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đặng Trà My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan