Chứng khoán | 28/11/2021
So sánh chứng quyền và phái sinh – Nên đầu tư sản phẩm nào?
Thị trường chứng khoán hiện nay đang thu hút được lượng lớn nhà đầu tư tham gia. Trong đó, chứng quyền và phái sinh là 2 cái tên đang làm mưa, làm gió trong thời gian gần đây. Với khả năng sinh lời tốt và những đặc tính thú vị riêng. Hai loại hình này được nhắc đến như những kênh làm giàu phải biết đến trong giới đầu tư tài chính. Vậy 2 loại hình đầu tư này là gì, khác biệt như thế nào?
Chứng quyền và phái sinh là gì?
Cũng như các loại tài sản khác, chứng quyền và phái sinh cũng có những định nghĩa và cách hoạt động riêng.
Chứng quyền là gì?
Chứng quyền là một loại chứng khoán được phát hành bởi doanh nghiệp. Nhà đầu tư có quyền mua (không bắt buộc) cổ phiếu của doanh nghiệp đó trong tương lai tại mức giá đã được xác định trước.
Chứng quyền có đảm bảo ra đời có khả năng sẽ tạo ra bước tiến lớn trong quá trình tái cấu trúc và cải thiện chất lượng hoạt động của công ty chứng khoán.
Ví dụ:
Công ty A phát hành chứng quyền XYZ với giá 1,000đ/chứng quyền, kỳ hạn 1 năm. Người sở hữu chứng quyền sẽ được mua cổ phiếu ABC của công ty A với giá 50,000đ/CP.
Đồng nghĩa, dù giá cổ phiếu ABC có biến động thì người sở hữu chứng quyền vẫn có quyền mua cổ phiếu với giá 50,000đ/CP.
Nếu cổ phiếu tăng giá, người sở hữu sẽ mua được cổ phiếu với giá rẻ hơn giá hiện tại. Ngược lại, nếu cổ phiếu giảm giá, chủ sở hữu sẽ chịu lỗ hoặc lựa chọn quyền không mua cổ phiếu.
Phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng bao gồm: Hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn. Hợp đồng này xác nhận quyền và nghĩa vụ của 2 bên mua và bán trong giao dịch và được xác định tại thời gian trong tương lai.
Tại Việt Nam, sản phẩm chứng khoán phái sinh được áp dụng là Hợp đồng tương lai (HĐTL) dựa trên chỉ số VN30 và HĐTL trên trái phiếu Chính phủ.
Điểm giống nhau giữa chứng quyền và phái sinh
2 loại hình này đều là sản phẩm chứng khoán nên sẽ có những điểm giống nhau như:
- Người sở hữu có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) mua cổ phiếu cơ sở hoặc chứng quyền với mức giá được xác định trước một thời điểm đã được ấn định.
- Loại tài sản sở hữu: Đều là cổ phiếu, chỉ số, chứng quyền đảm bảo.
- Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển qua tài sản cơ sở.
- Thời gian: Thời gian đáo hạn được xác định cụ thể.
Điểm khác nhau giữa chứng quyền và phái sinh
Ở Việt Nam, phái sinh được Nhà nước áp dụng là Hợp đồng Tương lai, bảng dưới đây sẽ so sánh điểm khác nhau giữa chứng quyền và HĐTL.
Chứng quyền đảm bảo | Hợp đồng tương lai | |
Tổ chức phát hành | Tổ chức tài chính | Sở Giao dịch Chứng khoán. |
Thị trường giao dịch | Thị trường cơ sở, sử dụng tài khoản chứng khoán cơ sở để thực hiện giao dịch. | Thị trường phái sinh, mở tài khoản giao dịch HĐTL để tham gia giao dịch. |
Điều khoản sản phẩm | Do bên phát hành đưa ra với quy định trên mỗi sản phẩm khác nhau. | Do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành và chuẩn hóa điều khoản. |
Khối lượng niêm yết | Số lượng phát hành được quy định trong thời gian cụ thể. | Số lượng hợp đồng phụ thuộc vào cung – cầu. |
Ký quỹ | Không cần ký quỹ. | Ký quỹ ban đầu và duy trì theo quy định |
Bán khống | Không được phép. | Có thể mở vị thế bán khống khi chưa nắm giữ. |
Rủi ro thanh toán | Không có trung tâm bù trừ, gặp rủi ro khi tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán. | Trung tâm bù trừ đảm bảo khả năng thanh toán. |
Rủi ro lợi nhuận | Người mua: Cố định tối đa lỗ bằng phí quyền mua. Người bán: Lỗ không giới hạn. |
Người mua và bán: Lỗ không giới hạn. |
Hiện nay phái sinh với Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đang được DNSE cung cấp qua Future X. Chứng khoán phái sinh cung cấp bởi DNSE đang có mức ký quỹ thấp nhất thị trường, đồng thời nhà đầu tư cũng được miễn phí giao dịch. Việc quản lý rủi ro cũng đơn giản hơn nhờ hệ thống tự động cảnh báo, tính toán lãi lỗ cho nhà đầu tư theo từng giao dịch.
Chứng quyền và phái sinh là một trong những loại sản phẩm phổ biến trong giới đầu tư hiện nay. Tuy nhiên, 2 loại sản phẩm chứng khoán này cũng có những điểm giống nhau và khác nhau. Hy vọng bài viết này giúp các bạn phân biệt được chứng quyền và chứng khoán. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định đầu tư nhé.