Tự do tài chính | 04/10/2022

Sức khỏe tài chính cá nhân là gì? Làm sao để cải thiện sức khỏe tài chính cá nhân?

Sức khoẻ tài chính cá nhân là thước đo quan trọng giúp bạn nhận thức được tình hình tài chính của bản thân. Vậy sức khỏe tài chính là gì? Nên cải thiện sức khoẻ tài chính cá nhân như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng DNSE với bài viết dưới đây nhé!

Sức khỏe tài chính cá nhân - Cải thiện sức khỏe tài chính cá nhân
Sức khỏe tài chính cá nhân – Cải thiện sức khỏe tài chính cá nhân

Sức khỏe tài chính cá nhân là gì?

Sức khỏe tài chính cá nhân là một chỉ số bao quát thể hiện tình hình tài chính của một cá nhân. Chỉ số này thể hiện qua tổng thu nhập của họ qua việc chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Sức khỏe tài chính của một cá nhân bị ảnh hưởng khi thu nhập của họ bị thay đổi; hoặc một lý do nào đó khiến các khoản tiết kiệm và đầu tư bị ảnh hưởng. 

Đôi khi bạn nghĩ tài chính của mình khá ổn cho đến khi có vấn đề xảy ra. Vì thế, sẽ tốt hơn nếu bạn thực hiện kiểm tra tình hình tài chính cá nhân thường xuyên và có cách điều chỉnh phù hợp.

Kiểm tra sức khoẻ tài chính cá nhân

Sức khỏe tài chính cá nhân có cần kiểm tra và kiểm tra như thế nào?
Sức khỏe tài chính cá nhân có cần kiểm tra và kiểm tra như thế nào?

Tại sao phải kiểm tra sức khoẻ tài chính cá nhân?

Để biết tình hình tài chính bản thân có ổn hay không, bạn cần thực hiện kiểm tra. Kiểm tra sức khỏe tài chính sẽ mang lại cho bạn những lợi ích tuyệt vời. Cụ thể:

  • Phòng ngừa tình huống bất ngờ: Không ai trong chúng ta có thể biết trước được bất trắc ập đến. Thiên tai, dịch bệnh hay có thể là hỏng xe, thuốc thang,…Khi những trường hợp trên xảy ra, nguồn thu nhập của bạn có thể bị gián đoạn hoặc mất đi; hoặc bạn phải chi tiêu một khoản bắt buộc mà không biết trước. Nếu không có sự tích lũy từ trước, bạn sẽ gặp khó khăn.
  • Thiết lập tiết kiệm: Kiểm tra sức khỏe tài chính sẽ cho bạn thấy chi tiêu của mình trong một khoảng thời gian. Từ đó bạn tự nhận xét rằng có quá lãng phí cho một số khoản hay không? Qua đó sẽ có thể thiết lập cho bản thân một khoản tiết kiệm.
  • Tự chủ tài chính: Khi bản thân có một sức khỏe tài chính tốt thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Chúng ta sẽ áp lực khi đối mặt với các hóa đơn thanh toán mà không có kế hoạch cho chúng. Khi lập kế hoạch cho mọi thứ có liên quan về tài chính bạn sẽ đạt độc lập về tài chính. 

Kiểm tra sức khoẻ tài chính cá nhân như thế nào?

Kiểm tra qua khả năng thanh toán tiền sinh hoạt phí

Khi thu nhập của bạn có thừa khả năng chi trả cho bản thân và gia đình. Các loại phí như ăn uống, đi lại, học phí mà bạn có thể đáp ứng. Khi đó, sức khỏe tài chính của bạn là khá tốt; và sẽ tốt hơn nữa nếu bạn có thể dư ra một khoản tiền nào đó mà không cần chi tiêu.

Ngược lại, nếu thu nhập của bạn không đủ để chi trả cho những khoản cơ bản như trên, rất có thể bạn đang gặp khó khăn về tài chính. Khi chi tiêu không đủ, bạn rất có thể sẽ mắc nợ, liên tiếp qua nhiều tháng, bạn sẽ gặp rắc rối lớn với những khoản nợ này.

Kiểm tra qua mục tiêu tài chính cá nhân

Các mục tiêu tài chính của bản thân cũng rất quan trọng; những mục tiêu trên thể hiện tình hình tài chính của bạn hiện tại có ổn hay không. Khi bạn đặt mục tiêu sở hữu một loại tài sản lớn, bạn phải tiết kiệm hàng tháng nhiều hơn; tương tự vậy khi muốn sở hữu một tài sản cỡ vừa, bạn sẽ phải tiết kiệm ít hơn. 

VD: Khi muốn sở hữu một chiếc xe hơi 5 tỷ, tình hình tài chính của bạn phải tốt để tiết kiệm cho hàng tháng là vài chục đến trăm triệu đồng. Còn nếu mục tiêu chỉ là một chiếc xe 1 tỷ đồng, bạn sẽ chỉ cần tiết kiệm ít hơn. 

Rõ ràng mục tiêu tài chính cũng thể hiện tình hình tài chính của bạn ở hiện tại.

Kiểm tra qua các khoản dự phòng, bảo hiểm

Khi bạn có thể tham gia mua bảo hiểm y tế, sức khỏe, tài sản,… việc này chứng tỏ bạn có một khoản tiền chi tiêu cho các khoản trên. Rõ ràng các khoản tiền trên là các khoản chi sau khi đã thực hiện các khoản bắt buộc. 

Nếu có thể tham gia cả bảo hiểm nhân thọ, vậy kế hoạch của bạn là khá tốt. Bảo hiểm nhân thọ sẽ là kế hoạch cũng như tích lũy lớn cho bản thân, nếu tham gia, bạn sẽ phải đóng một số tiền không nhỏ; việc này chứng minh nguồn thu nhập cũng như sức khỏe tài chính của bạn là tốt.

Kiểm tra qua khoản tiền tiết kiệm

Nếu hàng tháng sau khi chi tiêu các khoản cần thiết, sẽ là một dấu hiệu tốt nếu bạn còn một phần tiền tiết kiệm. Những khoản này có thể là kế hoạch cho việc mua tài sản nào đó; hoặc là khoản tiền bạn dự phòng. Có thể tiết kiệm trên 10% thu nhập sẽ là một điểm cộng cho sức khỏe tài chính của bạn.

Ngược lại nếu không thể tiết kiệm, bạn phải kiểm tra lại các khoản chi tiêu. Chính những khoản chi tiêu đó không hợp lý với thu nhập mới dẫn đến việc bạn không thể tiết kiệm. Sẽ đáng báo động nếu bạn để việc này kéo dài trong vài tháng.

Cải thiện sức khỏe tài chính cá nhân

Cải thiện sức khỏe tài chính cá nhân
Cải thiện sức khỏe tài chính cá nhân

Lập mục tiêu tài chính

Việc đặt mục tiêu tài chính cụ thể là rất quan trọng cho mỗi cá nhân. Một mục tiêu lớn và có kế hoạch rõ ràng sẽ thể hiện sức khỏe tài chính của bạn tốt; bởi vì tốt nên có thể tiết kiệm và đạt được mục tiêu đó.

Một mục tiêu tài chính có thể là sở hữu một căn nhà, chiếc xe hoặc tiết kiệm được một khoản tiền. Từ việc có kế hoạch sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tiết kiệm và chi tiêu hàng tháng. Nên việc đạt được mục tiêu đó sẽ củng cố sức khỏe tài chính của bạn rất nhiều. 

Theo dõi và điều chỉnh các khoản chi tiêu

Chi tiêu hợp lý sẽ mang đến cho bạn một tình hình tài chính tốt. Những khoản chi tiêu bắt buộc sẽ không thể “tránh né”. Đối với những khoản chi tiêu khác, hãy theo dõi thật sát sao để có điều chỉnh phù hợp. Một kế hoạch chi tiêu tốt sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong tương lai.

Ngược lại, khi bạn không thể ngừng lại việc chi tiêu cho những khoản “xa xỉ” và không bắt buộc, bạn dễ vướng phải tình trạng khó khăn về tài chính. Đây được xem là nguyên nhân thường gặp với những người sức khỏe tài chính “kém”; nguy cơ bạn phải làm việc vất vả trong tương lai khi không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng.

Trả các khoản nợ

Các khoản nợ từ thời gian trước sẽ “bám” theo bạn cho đến khi bạn kết thúc nó. Khi đã chi tiêu các khoản bắt buộc hàng tháng, hãy dành ra một phần thanh toán những khoản nợ. Việc thanh toán sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tài chính hiện tại và một số yếu tố khác.

Thanh toán nợ sẽ giúp bạn cải thiện nhiều về tâm lý, không còn cảm thấy áp lực nợ nần. Thêm vào đó, bạn sẽ không phải chịu sự “phiền hà” đến từ chủ nợ; xem như việc thanh toán nợ sẽ giúp bạn rất nhiều điều. Quan trọng nhất là việc này sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe tài chính hiện tại của bạn và trong tương lai; vì nếu không thanh toán nợ, bạn sẽ đối mặt với lãi suất ngày càng tăng; khủng khiếp hơn nếu bạn vay “tín dụng đen”.

Tạo lập và duy trì quỹ dự phòng, bảo hiểm

Việc tạo lập một quỹ dự phòng là rất quan trọng cho bản thân. Mọi biến cố có liên quan đến ví tiền của bạn đều không thể biết trước, vì vậy hãy để trong mọi tình huống, bạn đều có thể chi trả. 

Mua bảo hiểm cũng thể hiện bạn có sức khỏe tài chính tốt. Bởi sau khi chi tiêu các khoản bắt buộc, vừa phải tiết kiệm dự phòng, nếu có thể mua bảo hiểm thì sẽ là kế hoạch tích lũy rất tốt cho tương lai.

Tiết kiệm và đầu tư

Tiết kiệm và đầu tư nên đi chung với nhau. Bởi có tiết kiệm thì bạn mới có thể đầu tư. Cá nhân có thể đầu tư thể hiện họ có sức khỏe tài chính cực tốt. Không những thế còn thể hiện tư duy phân bổ dòng tiền vào các kênh đầu tư là rất tốt.

Hiện nay, có nhiều kênh đầu tư mà bạn có thể chọn như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, tiền mã hoá,… Sức khỏe tài chính của bạn trong tương lai cũng như các khoản chi tiêu sẽ thoải mái hơn nếu bạn đầu tư thành công.

Kết luận

Bài viết trên của DNSE hy vọng mang đến cho bạn nhiều kiến thức về sức khỏe tài chính cá nhân. Từ đó mong bạn hãy áp dụng vào chính bản thân để cải thiện cũng như gia tăng sức khỏe tài chính. Hãy thường xuyên cập nhật kiến thức trên DNSE nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan